Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lời nhắn nhủ của cha nghèo vắt kiệt sức để nuôi con ăn học: ‘Chỉ có kiến thức mới thay đổi được số phận, mới cho con quyền lựa chọn cuộc sống của chính mình!’

Thứ bảy, 12:49 24/02/2024 | Nuôi dạy con

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mình thiệt thòi vì thất học, vì vậy khi có con, dù vất vả tới mấy, họ cũng luôn cố gắng tạo mọi điều kiện cho con được học hành tử tế. Họ thà tự mình chịu vất vả, cũng phải làm đòn bẩy, giúp con có cơ hội giành lấy cuộc sống mà mình mong ước.

Anh trai của cô gái Lưu Hâm Vũ, Thiên Tân, Trung Quốc, mắc phải căn bệnh "ty thể" hiếm gặp khi mới 10 tuổi và rất khó tự chăm sóc bản thân. Nhưng bệnh tật và áp lực cuộc sống chưa bao giờ đánh bại gia đình này.

Thượng đế ban thưởng cho những người làm việc chăm chỉ, cô bé dũng cảm Lưu Hâm Vũ đã được nhận vào trường đại học lý tưởng với kết quả xuất sắc. Bố cô bận lái taxi để kiếm tiền nuôi gia đình, thời gian rảnh rỗi ông phải chăm sóc hai đứa con. Khoảnh khắc con gái bước vào trường đại học, một nụ cười đã lâu không thấy hiện lên trên khuôn mặt có phần mệt mỏi của ông.

Vì muốn con cái có được nền giáo dục tốt nhất ở đất nước cạnh tranh hàng đầu thế giới như Trung Quốc, cha mẹ của đất nước tỷ dân có thể “liều” tới mức nào? - Ảnh 1.

Lưu Hâm Vũ hiện thực hóa ước mơ vào đại học của cả nhà

Ước mơ của hai thế hệ đã trở thành hiện thực, niềm vui, vinh quang của mùa tựu trường không chỉ thuộc về các bạn sinh viên, mà còn thuộc về cha mẹ các bạn, thuộc về cả gia đình.

Nhiều cư dân mạng cũng mừng cho họ.

Một bình luận ủng hộ cho biết: "Thật tuyệt vời, một tương lai mới cho một gia đình đã bắt đầu".

Đôi khi hạnh phúc chỉ đơn giản như vậy: có đồ để ăn, sách để đọc và điều gì đó để mong chờ. Với sự khao khát và yêu thương một cuộc sống tốt đẹp hơn, một chút ngọt ngào có thể làm tan đi những cay đắng của quá khứ và mang đến cho con người sự ấm áp và sức mạnh.

Với Lưu Hâm Vũ, từ trước tới nay luôn là cha chăm sóc và chịu trách nhiệm cho cả gia đình. Hiện tại cô đã lớn, cô đã thực hiện được ước mơ thi vào đại học, đây chính là lời thổ lộ chân thành nhất với bố mẹ và anh trai cô:

"Con lớn rồi, để con chăm sóc cho cả nhà mình."

Các bậc cha mẹ thực ra suy nghĩ rất đơn giản: chỉ cần con cái được đi học, để chúng có thể thay đổi vận mệnh vốn có của mình, lựa chọn cuộc sống mà chúng mong muốn, quyết định chúng muốn trở thành một người ra sao... Có như vậy thì dù có vất vả hay mệt mỏi đến mấy, đều không phải là vấn đề.

Giáo dục là kế thừa, tiếp nhận giáo dục là tiếp thu kiến thức, có một góc độ nhận thức thế giới và góc nhìn nhận sự vật cởi mở hơn; giáo dục là thay đổi, tiếp nhận giáo dục là đón nhận sự thay đổi, thế hệ sau có thể đứng trên vai người đi trước, bay cao hơn và nhìn ra xa hơn.

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mình thiệt thòi vì thất học, vì vậy khi có con, dù vất vả tới mấy, họ cũng luôn cố gắng tạo mọi điều kiện cho con được học hành tử tế. Họ thà tự mình chịu vất vả, cũng phải làm đòn bẩy, giúp con có cơ hội giành lấy cuộc sống mà mình mong ước.

Người ta thường nói: "Có bán nhà đi cũng phải cho con ăn học đàng hoàng."

Khi còn trẻ, nhiều người trong chúng ta thường không hiểu, cảm thấy phiền, thậm chí còn coi thường câu nói này.

Khi lớn lên, ta mới nhận ra giá trị của ba bữa một ngày, hiểu được nỗi vất vả chăm sóc một gia đình của cha mẹ và cảm nhận được sức nặng của câu nói này.

Cha mẹ gánh lấy trách nhiệm tiến về phía trước, lưng còng đỡ cả bầu trời cho con.

Người cha này đã vận chuyển một khối lượng lớn gạch mỗi ngày trong suốt 20 năm để nuôi hai cô con gái của mình vào đại học.

Vì muốn con cái có được nền giáo dục tốt nhất ở đất nước cạnh tranh hàng đầu thế giới như Trung Quốc, cha mẹ của đất nước tỷ dân có thể “liều” tới mức nào? - Ảnh 2.

Cha mẹ rất khắt khe với bản thân nhưng họ không ngần ngại cho bạn từng xu họ tiết kiệm được.

Người cha này bắt tàu đi làm để nuôi gia đình và chỉ mang theo 30 chiếc bánh bao, thậm chí không chịu mua cho mình một tô mì ăn liền. Anh nói tiết kiệm được bao nhiêu sẽ tiết kiệm để dành tiền cho con đi học.

Vì muốn con cái có được nền giáo dục tốt nhất ở đất nước cạnh tranh hàng đầu thế giới như Trung Quốc, cha mẹ của đất nước tỷ dân có thể “liều” tới mức nào? - Ảnh 3.

Con gái của cô ấy chưa đầy 4 tuổi đã được chẩn đoán bị viêm tủy cấp tính dẫn đến liệt hai chi dưới và phải ngồi xe lăn từ đó đến nay. Trên đường đưa con đến bệnh viện, chồng cô không may qua đời trong một vụ tai nạn ô tô. Những vận rủi nối tiếp nhau ập đến, gánh nặng của cả gia đình một mình đè lên vai cô.

Người ngoài khuyên cô nên từ bỏ. Nhưng cô nói gia đình có khó khăn đến đâu thì cô vẫn mong muốn con gái được học hành, đến trường như những đứa trẻ bình thường. Từ tiểu học đến cấp 3, 12 năm dù nắng hay mưa, mẹ luôn là phương tiện đi lại của con.

Vì muốn con cái có được nền giáo dục tốt nhất ở đất nước cạnh tranh hàng đầu thế giới như Trung Quốc, cha mẹ của đất nước tỷ dân có thể “liều” tới mức nào? - Ảnh 4.

Mỗi bậc cha mẹ bình thường đều là những anh hùng vĩ đại trên hành trình giáo dục con cái.

Giáo dục, tại sao lại quan trọng đến thế?

Giáo dục không chỉ là kiến thức, trò chuyện và trau dồi bản thân; được giáo dục không chỉ có nghĩa là thu nhập cao hơn, được tôn trọng hơn và địa vị tốt hơn.

Giáo dục là một quyền lợi, là lẽ tự nhiên cho ta cơ hội để hiểu biết thế giới và phán đoán đúng sai; được giáo dục có nghĩa là con người có thể lựa chọn cuộc sống mà mình mong muốn một cách dũng cảm, chân thành và tự tin.

Giáo dục mang lại cho con người dũng khí và sự tự tin để đối mặt với những ước mơ khó khăn nhất, rằng: "Thì ra tôi cũng có thể có được cuộc sống như vậy."

Con cái theo đuổi ước mơ, cha mẹ dành dụm từng đồng xu đổi lấy từng hạt gạo, từng bữa ăn để đưa các con đến gần hơn với ước mơ của mình.

Tại sao cha mẹ lại nỗ lực vì giáo dục của con cái tới như vậy?

Mỗi một người có cho mình một câu trả lời riêng.

Một số người nói rằng giáo dục là nền tảng cho kiến thức.

Vương Trí Dũng từng là người chăn gia súc trên thảo nguyên, con trai anh, Vương Húc thi đỗ vào một ngôi trường đại học trên thành phố.

Anh quyết định không muốn chăn cừu, anh bỏ lại tất cả, cùng con lên thành phố, chăm lo cho con học đại học.

Vì muốn con cái có được nền giáo dục tốt nhất ở đất nước cạnh tranh hàng đầu thế giới như Trung Quốc, cha mẹ của đất nước tỷ dân có thể “liều” tới mức nào? - Ảnh 5.

Điều hạnh phúc nhất hiện tại là hai cha con cùng nhau ăn cơm sau giờ làm và nghe con chia sẻ về những kiến thức mới

Khoảng thời gian hạnh phúc nhất nhiều năm trước là khi hai cha con chơi kèn harmonica trên thảo nguyên.

Điều hạnh phúc nhất hiện tại là cùng nhau ăn cơm sau giờ làm và nghe con chia sẻ về những kiến thức mới.

Vương Chí Dũng rất hào hứng nói: "May mắn là con được đi học, nếu không ba con mình sẽ không bao giờ có thể biết về những thứ này."

Kiến thức, nhiều tiền tới mấy cũng chẳng thể mua được.

Cũng có người nói giáo dục đem lại cho con người ta sức mạnh.

Khi dịch bệnh COVID-19 ập đến năm 2020, gia đình Lôi Linh ở Vũ Hán, Trung Quốc, cũng bước vào chiến trường chống dịch theo cách riêng của mình.

Hoàng Trung Đạt, cậu con trai 18 tuổi của gia đình, đã tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học năm đó. Đối mặt với dịch bệnh khốc liệt, Hoàng Trung Đạt quyết định ra tuyến đầu chống dịch và trở thành tình nguyện viên.

Đối mặt với chuyến đi "giáo dục" đặc biệt này, Lôi Linh đã đồng ý. Cô rất ủng hộ suy nghĩ này của con mình.

Vì muốn con cái có được nền giáo dục tốt nhất ở đất nước cạnh tranh hàng đầu thế giới như Trung Quốc, cha mẹ của đất nước tỷ dân có thể “liều” tới mức nào? - Ảnh 6.

Biết quan tâm tới cộng đồng, dũng cảm nhận trách nhiệm và sẵn sàng cống hiến cũng là trải nghiệm giáo dục khó quên trong đời

Theo Lôi Linh, biết quan tâm tới cộng đồng, dũng cảm nhận trách nhiệm và sẵn sàng cống hiến cũng là trải nghiệm giáo dục khó quên trong đời. Nó giúp con trẻ nuôi dưỡng một thái độ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác cũng như hình thành tính cách của trẻ khi đối mặt với khó khăn.

Từ thứ Hai đến thứ Bảy, Hoàng Trung Đạt học các lớp học trực tuyến, chủ nhật đến giúp đo nhiệt độ, đăng ký và giao đồ dùng cho người dân trong khu vực mình sinh sống...

Giáo dục có thể mang lại cho con người sức mạnh: tình yêu, lòng nhân hậu, tình bạn, sự chân thành và lòng dũng cảm; giáo dục có thể cho con người đủ tự do để lựa chọn những giá trị sống và trách nhiệm đạo đức của mình.

Cũng có người nói rằng giáo dục có thể thay đổi số phận.

Uông Bình, sống ở Quý Châu, Trung Quốc, có ba con gái và hai con trai.

Ngay từ khi con gái còn nhỏ, đã luôn có người có ý định kết thông gia với gia đình anh.

Bà mối liên tục đến cầu hôn và tẩy não bọn trẻ: "Con gái dù sao cũng phải lấy chồng".

Những người này đều bị vợ chồng Uông Bình đuổi đi.

Hai vợ chồng đều chỉ có bằng tốt nghiệp cấp 2 và cấp 1, họ cảm thấy mình phải chịu thiệt thòi vì thất học, vì vậy quyết tâm không để con cái phải chịu thiệt thòi về kiến thức.

Riêng chuyện học hành, "đứa nào cũng phải được đi học".

Vì muốn con cái có được nền giáo dục tốt nhất ở đất nước cạnh tranh hàng đầu thế giới như Trung Quốc, cha mẹ của đất nước tỷ dân có thể “liều” tới mức nào? - Ảnh 7.

Riêng chuyện học hành, "đứa nào cũng phải được đi học".

Hai người, bốn tay, cặp đôi tin rằng chỉ cần gia đình ở bên nhau thì mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp hơn. Cuộc sống dần tốt hơn. Con cái cũng rất chăm chỉ và lần lượt vào đại học. Điều khiến mọi người vui mừng là sau này hai vợ chồng đã xây được một tòa nhà mới 4 tầng ở quê nhà, và mỗi đứa con đều có phòng riêng.

Uông Bình nói rằng anh chỉ muốn cho bọn trẻ biết rằng thế giới không chỉ là những cánh đồng ngô rộng lớn và những ngọn núi xanh trước cửa, thế giới ngoài kia rất rộng lớn. Anh làm việc chăm chỉ để các con yên tâm học tập, không phải vì bằng cấp học vấn mà vì "quyền được lựa chọn cuộc sống của mình".

Đằng sau thành tích đó là sự tự hoàn thiện bản thân của các con, nhưng quan trọng không kém là sự kiên cường và không bao giờ bỏ cuộc của các ông bố, bà mẹ. 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Nuôi dạy con - 18 giờ trước

Không quát nạt, cách làm của cô giáo khi thấy học sinh mẫu giáo có cử chỉ thân mật khiến phụ huynh hết lời khen ngợi.

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Trung bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ đang dọn sẵn sự thất bại cho con nếu vẫn đang nuôi dạy con theo cách này.

Sinh ra 'ngậm thìa vàng' nhưng hai con gái của Quyền Linh không hề kiêu ngạo mà đều ngoan ngoãn, học giỏi, biết chia sẻ. Vậy bí kíp của nam MC là gì?

Sinh ra 'ngậm thìa vàng' nhưng hai con gái của Quyền Linh không hề kiêu ngạo mà đều ngoan ngoãn, học giỏi, biết chia sẻ. Vậy bí kíp của nam MC là gì?

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù bận rộn với dự án nghệ thuật nhưng Quyền Linh luôn đặt việc chăm sóc, giáo dục con cái lên hàng đầu với những phương pháp, triết lý riêng...

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Nuôi dạy con - 6 ngày trước

GĐXH - Không chỉ hai bé đầu Richard và Chloe, ngay cả cậu con trai út Mason cũng được vợ chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà rèn một thói quen tốt ngay từ bé.

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

Nuôi dạy con - 6 ngày trước

GĐXH - Những hành động này cha mẹ tưởng tốt nhưng lại ngăn họ gần gũi con.

Muốn trẻ lớn lên giao tiếp thành công thì có 10 phép lịch sự tối thiểu bạn phải dạy con

Muốn trẻ lớn lên giao tiếp thành công thì có 10 phép lịch sự tối thiểu bạn phải dạy con

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Một người lịch sự luôn nhận được cái nhìn thiện cảm, sự trân trọng của mọi người. Vì vậy, trẻ em cần được giáo dục về phép lịch sự và những hành vi đẹp khi giao tiếp với người khác.

Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Mỹ nhân Vbiz đã đặt ra những tiêu chí dạy con gái sớm nắm bắt hạnh phúc cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Top