Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lớp học dành cho những đứa trẻ “không bao giờ lớn”

Thứ sáu, 11:33 06/11/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Hơn 4 năm qua, tại Trường tiểu học Nghi Tân, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An có một lớp học “đặc biệt”. Ở đó có cô giáo và 13 học trò - những em khuyết tật, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ... Ngày ngày, cô giáo chủ nhiệm cần mẫn dạy những đứa trẻ “không bao giờ lớn” những kỹ năng cơ bản nhất trong sinh hoạt, làm quen với từng con số, chữ cái.

 

Lớp học đặc biệt tại Trường tiểu học Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Ảnh: HH
Lớp học đặc biệt tại Trường tiểu học Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Ảnh: HH

 

Gian nan “mời” trẻ đi học

Lớp học “đặc biệt” này có 13 em, độ tuổi từ 10 - 19. Hơn 4 năm nay, phòng học nhỏ này đã trở nên quen thuộc, gắn bó với các em, chứng kiến từng sự đổi thay rất nhỏ, nhưng lại là niềm hạnh phúc, phấn khởi vô cùng của thầy cô và phụ huynh. Đấy chính là lớp học tình thương dành cho những đứa trẻ khuyết tật, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ tại Trường tiểu học Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An.

Thầy Minh, Hiệu trưởng cho biết: “Vào giữa năm học 2011 – 2012, Trường tiểu học Nghi Tân quyết định mở 1 lớp học tình thương dành cho trẻ em khuyết tật, chậm phát triển, thiểu năng… và hoàn toàn miễn phí. Mục đích để các em được đến trường, có bạn bè, có thầy cô giáo như những đứa trẻ khác, đưa đến sự thay đổi tích cực về trí tuệ, thể chất cho các em. Đồng thời, cũng giải tỏa tâm lý cho phụ huynh các em”.

Tuy nhiên, với một trường học vốn dành cho những đứa trẻ bình thường, chứ không phải là trường chuyên biệt, việc tìm giáo viên, soạn giáo án, đưa ra lộ trình, phương pháp giảng dạy cho các em khuyết tật rất khó khăn. Giáo viên đứng lớp, phải trải qua khóa đào tạo giáo dục đặc biệt, có tâm huyết, chịu khó và cả dũng cảm nữa để có thể đối mặt với những “tai nạn nghề nghiệp”, tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Sau khi có kế hoạch thành lập lớp học tình thương cho trẻ em khuyết tật, Trường tiểu học Nghi Tân đã dành 1 phòng học, và cử cô giáo Nguyễn Thị Liên, một giáo viên có kinh nghiệm và từng dạy tại lớp giáo dục đặc biệt của Thị xã Cửa Lò đứng lớp chủ nhiệm.

Những ngày đầu vô cùng gian nan vất vả, cô Liên phải thống kê danh sách gia đình có con, em khuyết tật, để vận động, thuyết phục bố mẹ cho các em đến trường. Có phụ huynh đồng tình, nhưng hầu hết đều tỏ ra e dè. Bởi con cái họ không có những kỹ năng tối thiểu nhất, tâm sinh lý bất thường. “Ở nhà bố mẹ, ông bà tập trung vào chăm sóc, để mắt trông chừng mà không quản nổi, thì một mình cô giáo làm sao dạy được cháu - bố mẹ các em nói với tôi như vậy”, cô Liên kể. Nhưng rồi, sau thời gian vận động, thuyết phục, nhiều phụ huynh đã đồng ý cho con mình đến lớp để “học thử”. Lớp học bắt đầu với 13 em. Sỹ số lớp duy trì như thế suốt 4 năm qua, một số em đã biết đọc, biết viết và nhiều tuổi đã “tốt nghiệp”, một số em khác lại chuyển vào.

Cô Liên tâm sự: “Những em theo học ở đây, có em mắc chứng câm điếc, có em thiểu năng trí tuệ, em thì mắc chứng tự kỷ. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề thành tích học tập mà chủ yếu dạy cho các em kỹ năng sống, để các em có được giao tiếp tối thiểu với xã hội”.

Cô giáo kiêm…vệ sinh viên!

Nhớ lại ngày đầu đứng lớp, cô Nguyễn Thị Liên xoay như chong chóng giữa hơn chục đứa học trò, mỗi đứa một tính cách và chẳng đứa nào thèm nghe cô nói! Cô vừa quay sang cầm tay tập viết cho em này, thì em kia đã chạy lung tung trong lớp, và chạy sang cả lớp bên cạnh. Các em cũng không phân biệt giờ học, giờ chơi, cứ cô vào lớp thì trò theo vào, cô ra khỏi lớp, trò cũng ra theo. Có em chưa biết những kỹ năng tối thiểu như vệ sinh cá nhân, cô Liên lại phải kiêm thêm chức danh “bảo mẫu”.

Các em rất hiếu động, nghịch ngợm, nhưng không ý thức được việc mình làm. Có những em sau khi tan học, không chịu về nhà mình mà lang thang, rồi về nhà ông bà nội. Trưa 12h bố mẹ không thấy con đi học về, gọi điện hỏi cô giáo. Thế là cả cô, cả phụ huynh hốt hoảng đi tìm. Lại có em sáng sớm sắp xếp sách vở đi học, nhưng lại không đến lớp, mà giữa đường chạy lên đồi chơi, cô giáo lại phải hỏi thăm rồi đi tìm khắp nơi, mới thấy em đang ngồi trốn dưới gốc cây.

Cô Liên lưu số điện thoại của các phụ huynh để thường xuyên liên lạc. Mỗi lần có thông báo gì, cô lại ghi vào mảnh giấy, dặn dò các em về đưa cho bố mẹ, nhưng sau đó vẫn phải gọi điện để xác minh xem các em có truyền đạt đúng những gì cô dặn hay không. “Dạy các em, là dạy bằng tình yêu thương, bằng cái tâm, nếu không thì không thể nào trụ nổi. Các em vốn đã chịu số phận thiệt thòi, nhiều em hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nên mình luôn tâm niệm sẽ giúp đỡ các em hết lòng” - cô Liên trải lòng. Em Nguyễn Đình Phúc (10 tuổi), ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc là thành viên nhỏ tuổi nhất lớp. Em mới được bố mẹ xin cho vào học tại Trường tiểu học Nghi Tân sau thời gian học tại trường nhà không tiến bộ và “không biết cái gì cả”. Tham gia lớp học tình thương này một thời gian, em đã biết được chữ cái, con số, và đang tập đánh vần. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại ở cách xa trường hơn 20km, bố mẹ Phúc lại phải đi làm sớm. Thế là hằng ngày, bố mẹ Phúc lại chở em đến nhà cô Liên để cô đưa đi học, cuối buổi lại đến nhà cô đón về.

Mầm hạnh phúc vươn cao

Bây giờ ở lớp học này, có những em khá thì đã biết viết, biết đánh vần và tính toán cộng trừ trong phạm vi 10. Những em còn lại thì tập tô, tập nhớ con số. Các em đã biết ngồi yên trong giờ học, nhớ hết các thành viên trong lớp, mỗi khi có ai nghỉ học là hỏi cô giáo tại sao bạn không đi học, bạn có bị ốm không?

Để khuyến khích cô giáo bao giờ cũng cho các em điểm 9, điểm 10. “Nếu cho điểm thấp, các em sẽ thấy chán, và không chịu đi học nữa. Thỉnh thoảng, cô giáo lại mua kẹo, vở, bút, thước kẻ hoặc đồ chơi làm phần thưởng cho các em, để tạo niềm vui, khuyến khích các em đến lớp”, cô Liên chia sẻ.

Các bậc phụ huynh cũng rất phấn khởi với những chuyển biến tuy chậm nhưng tích cực ở con em mình. Em Phùng Thị Hằng năm nay 19 tuổi, theo lớp học tình thương này đã 4 năm. Sau giờ học trên lớp, về nhà em đã biết giúp bố mẹ việc nhà, dọn dẹp, giặt giũ quần áo. “Cháu nó thích đi học lắm, gia đình tôi thực sự rất cảm ơn nhà trường đã giúp đỡ các em khuyết tật như cháu”, chị Hoàng Thị Phan, mẹ em Hằng xúc động nói.

 

Chị Võ Thị Giang, mẹ của em Sơn Trung Kha (13 tuổi), cho biết: “Tôi cho cháu đi học tại lớp học đặc biệt của Trường tiểu học Nghi Tân đã được 2 năm nay. May mà có lớp học này, nếu không con tôi cũng chỉ có ở nhà mà không được đến lớp. Cháu bị tự kỷ, rất bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai cả. Cả bố mẹ, ông bà tập trung hết sức để dạy bảo cháu mà chỉ biết “đầu hàng”. Sau 2 năm đi học, bây giờ, cháu đã biết hết bảng chữ cái, các con số, học đánh vần, nhớ được số điện thoại của bố mẹ. Cháu có nhận thức hơn, sáng dậy sớm đi học, thích giao tiếp hòa nhập với mọi người. Năm ngoái, tôi đưa đón cháu đi học, nhưng năm nay cháu đã có thể tự đến trường bằng xe đạp”.

Hồ Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm thấy thi thể 5 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ

Tìm thấy thi thể 5 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ

Đời sống - 1 giờ trước

Chiều 17/5, lực lượng cứu hộ tỉnh Lai Châu đã hoàn tất công tác tìm kiếm và đưa ra khỏi hiện trường thi thể của 5 nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ.

8 trường hợp này sẽ được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

8 trường hợp này sẽ được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan đến các trường hợp được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất mời bạn đọc tham khảo.

Tin sáng 18/5: Những khu vực mưa lớn xối xả ở miền Bắc hôm nay; nam sinh bị đánh hội đồng gãy xương sườn ngay tại trường

Tin sáng 18/5: Những khu vực mưa lớn xối xả ở miền Bắc hôm nay; nam sinh bị đánh hội đồng gãy xương sườn ngay tại trường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết 18/5/2025, miền Bắc và Thanh Hóa cao điểm mưa lớn nhất đợt với lượng mưa có nơi trên 150mm; Video một nam sinh lớp 8 Trường THCS Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) bị đánh hội đồng ngay tại trường học gây xôn xao dư luận...

Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực gọi điện, nhắn tin để lừa đảo

Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực gọi điện, nhắn tin để lừa đảo

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản, không nhấn vào đường link lạ, không thanh toán tiền điện cho người lạ để tránh bị lừa đảo...

Tài xế trong vụ nổ súng ở Vĩnh Long bị liệt nửa người, còn mảnh vỏ đạn trong não

Tài xế trong vụ nổ súng ở Vĩnh Long bị liệt nửa người, còn mảnh vỏ đạn trong não

Xã hội - 13 giờ trước

Liên quan đến tài xế Nguyễn Văn Bảo Trung - người lái xe tải tông tử vong nữ sinh, sau đó bị cha của nạn nhân bắn, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị liệt hoàn toàn nửa người, còn nhiều mảnh vỏ đạn li ti trong não.

'Biển' người đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam chiêm bái xá lợi Đức Phật

'Biển' người đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam chiêm bái xá lợi Đức Phật

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Chiều ngày 17/5, đông đảo người dân, du khách thập phương và các phật tử đã có mặt tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ.

Ngành Thuế tạm dừng loạt dịch vụ điện tử: Hàng triệu người nộp thuế cần biết ngay

Ngành Thuế tạm dừng loạt dịch vụ điện tử: Hàng triệu người nộp thuế cần biết ngay

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 23/5 đến 15/6/2025, một số hệ thống công nghệ thông tin của ngành Thuế sẽ tạm dừng hoạt động để phục vụ quá trình chuyển đổi Trung tâm dữ liệu chính, nhằm đảm bảo an toàn và vận hành hiệu quả lâu dài.

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất

Giáo dục - 14 giờ trước

Nhiều chủ trương, quy định mới được đề xuất thay đổi theo hướng tích cực với ngành giáo dục trong thời gian tới đây, được các giáo viên háo hức, mong đợi.

Điểm danh những con giáp nghênh đón Thần Tài, vận đỏ như son từ tháng 6

Điểm danh những con giáp nghênh đón Thần Tài, vận đỏ như son từ tháng 6

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Từ tháng 6 chính là cơ hội vàng để những con giáp này gom tiền đầy túi.

Phát hiện điểm bất thường từ cuộc gọi lạ, cụ bà 80 tuổi thoát vụ lừa đảo hơn 3 tỉ đồng

Phát hiện điểm bất thường từ cuộc gọi lạ, cụ bà 80 tuổi thoát vụ lừa đảo hơn 3 tỉ đồng

Xã hội - 17 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc điện thoại từ đối tượng lạ xưng là thiếu úy công an, yêu cầu hoàn trả số tiền 3 tỉ 240 triệu đồng đang nợ Công ty viễn thông Viettel, cụ bà gần 80 tuổi không khỏi hoang mang. Sau hồi trấn tĩnh, nhận thấy có nhiều điểm bất thường, cụ D. đã đến công an phường trình báo.

Top