Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mặt nạ... buồn

Chủ nhật, 08:38 27/09/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Trời mùa thu oi nồng khác lạ. Gió lướt thoáng qua không đủ làm lay động dù một nhành hoa giấy ngoài hiên. Trong bóng râm ít ỏi nhờ mái tôn nhô ra trên tầng thượng của ngôi nhà hình ống trong lòng phố cổ, ông Nguyễn Văn Hòa, 55 tuổi, vẫn ngồi miệt mài vẽ mặt nạ, vẻ cần mẫn và đam mê hiện lên trên nét mặt...

Niêu cơm cuộc đời
 

Ông Hoa tỷ mẩn từng chi tiết cho tác phẩm.


Từng chiếc, từng chiếc một hoàn thành, ông Hòa cẩn thận xếp sang bên cạnh. Khoảng mươi phút, áng chừng lớp sơn đã se mặt, ông mang ra nắng phơi cho khô hẳn. Đã gần 30 năm nay, những chiếc mặt nạ “trò trẻ con” này là cứu cánh, là “sự nghiệp” của cuộc đời ông. “Nhờ làm mặt nạ, tôi nuôi sống được cả gia đình, con cái được ăn học tử tế” -  ông Hòa cười, nói, đôi bàn tay lấm lem sơn xanh, sơn đỏ vẫn đều đặn phết từng lớp sơn mỏng lên mặt Tôn Ngộ Không – “nhưng quan trọng hơn cả, chúng giúp tôi xoa dịu những vết thương trong lòng, những ký ức buồn đau...”.

Ông Hòa ra nhập quân đội vào đúng lúc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Bắc lên đỉnh điểm khắc nghiệt- năm 1972. Giặc Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc, phố xá xác xơ, chết chóc, ly tán là chuyện thường. Năm 1980, ông may mắn trở về lành lặn, làm đám cưới với cô gái Hà thành xinh đẹp Đặng Hương Lan và nối nghiệp bố vợ làm nghề sản xuất mặt nạ thủ công. Để rồi trải qua gần 30 năm, những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh của ông đem lại không ít niềm vui cho bao thế hệ trẻ con thành phố và thậm chí, cả những du khách nước ngoài.

“Ở Hà Nội, giờ chỉ còn gia đình tôi làm nghề mặt nạ giấy”- ông Hòa nói chắc như đinh đóng cột. Mỗi mùa Trung thu, khoảng 2.000 chiếc mặt nạ của ông Hòa được rao buôn khắp các cửa hàng trên phố Hàng Mã. Từ khoảng mươi mẫu mặt nạ truyền thống như Quan Công, Chí Phèo, Thị Nở, Tôn Ngộ Không... được “thừa kế”, ông Hòa sáng tạo thêm hơn chục mẫu mới để đáp ứng nhu cầu của trẻ con thời hiện đại như: mặt nạ “Nin-ja”, “Siêu nhân người nhện”... Này đây những Quan công mặt đỏ râu dài, Trương Phi mặt đen dũng cảm, nàng công chúa xinh đẹp, bà hoàng hậu nhân từ, Tôn Ngộ Không thông minh nghịch ngợm, Ngưu Ma Vương hung dữ... được bầy la liệt khắp nơi, trong nhà, ngoài hiên, trên mặt bể nước... trong ngôi nhà nhỏ chật chội ngõ 73 phố Hàng Than.
 

Một số loại mặt nạ ông Hoa làm.


“Mặt nạ giấy trông đơn giản, nhưng làm sao để chúng trở nên bắt mắt và có hồn không phải chuyện dễ” -  ông Hòa cho biết - “nhiều người đã bắt chước chúng tôi làm, nhưng đều không thành công, mặt nạ của họ xấu lắm, không bán được”. Đầu tiên, bìa các- tông và giấy báo, mà phải là bìa và báo cũ, được mua về, xé ra từng mẩu nhỏ bằng tay, cũng không được dùng kéo cắt, sẽ tạo ra những nếp sắc trên mặt mặt nạ, không đẹp. Lớp giấy trắng được đặt đầu tiên vào khuôn xi-măng, phết lớp hồ dày bằng bột sắn, rồi lần lượt là bìa, giấy báo... các miếng bìa, giấy nhỏ phải được xếp sao cho đều, hồ quết cũng vậy, tránh chỗ dày, chỗ mỏng, nếu không mặt nạ sẽ bị biến dạng hoặc không được sắc nét. Ông Hòa mất khoảng 4 giờ lao động liên tục để hoàn thành một chiếc mắt nạ, không kể công phơi. Mà có khi, quá trình này phải kéo dài tới vài ngày.

Bìa các- tông, giấy báo mua về đem phơi. Mặt nạ sau khi dỡ ra khỏi khuôn, phơi cho khô hồ quết, từng phần của mặt nạ được vẽ xong cũng đem phơi cho khô để còn vẽ đè lên một lớp sơn khác. Cứ thế, tẩn mẩn quanh năm, suốt tháng, ông Hòa cũng túc tắc kiếm được trung bình 2 triệu đồng/ tháng.

Mai một cùng thời gian
 

Mọi chỗ trống đều được tận dụng để phơi mặt nạ.


“Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn và tủi thân lắm!” -  ông Hòa than thở - “cái anh mặt nạ nhựa mỏng tèo của Trung Quốc ấy, lại được chuộng hơn mới lạ!”. Cũng phải, cái thời trẻ con khoái ăn ‘fast-food’ (đồ ăn nhanh), uống Coca- Cola, loại mặt nạ làm bằng nhựa, nhẹ và bắt mắt khiến trẻ con mê mẩn hơn vẻ xù xì, thô kệch của mặt nạ truyền thống không phải là điều khó hiểu. Những cụm từ như “hàng ngoại lấn át hàng nội”, “hiện đại lấn át truyền thống” vẫn được báo, đài nhắc đến đều đặn. “Nhìn ngay trên phố Hàng Mã thì biết, mỏi mắt đi tìm mới thấy được một hàng bán đồ chơi truyền thống!” -  ông Hòa đưa ra dẫn chứng cụ thể.

Những thứ đồ chơi giản dị, một thời là “niềm mơ ước” và “hãnh diện” của con trẻ như: Thỏ đánh trống, Tầu thủy sắt, Đèn kéo quân hay Mâm ngũ quả làm bằng đất nung... ngày càng khó kiếm. Trong khi đó, loại đèn lồng nhựa dùng pin được nhập về nhiều, có khắp các phố, chẳng còn mấy loại đèn lồng, đèn ông sao gia công làm bằng giấy bóng kính. Đèn lồng Trung Quốc có tới hơn 30 kiểu dáng khác nhau, màu sắc sặc sỡ, chỉ cần nhấn nút là nhấp nháy đủ màu, giá bán giao động chỉ từ 15 - 30 nghìn đồng/chiếc. Nhiều cơ sở gia công đèn lồng ở các làng nghề phải “rút lui” vì không thể cạnh tranh với đèn lồng ngoại. Và như vậy, theo nhận xét một cách chủ quan của người viết, thì những nghệ nhân dân gian như ông Hòa ngày càng trở thành “của hiếm” và đáng được tôn vinh lắm thay...

“Mùa hè là mùa cực khổ nhất của nghề giấy” -  bà Hương Lan chen lời chồng, đưa câu chuyện trở về chủ đề chính -  “hai vợ chồng vừa phơi hết được cốt (mặt nạ thô, chưa vẽ) ra, thì trời lại đổ mưa sầm sập, chạy không nhanh, hỏng hết như chơi”. Mỗi năm, vợ chồng ông Hòa lại tự cho phép mình nghỉ ngơi khoảng 2 tháng trong thời gian trước và sau Tết âm lịch, lúc tiết trời ẩm ướt, nhiều mưa, ít nắng. Bởi “mỗi cốt mặt nạ khi dỡ ra khỏi khuôn phải được phơi khô ngay, hễ gặp mưa là mềm sụn, mốc meo” - bà Hương Lan giải thích. Một chiếc mặt nạ thành phẩm được coi là đảm bảo chất lượng khi đạt độ cứng tốt, màu sắc bắt mắt, nhân vật linh hoạt, có hồn... và có giá bán buôn khoảng 11.000 đồng/ chiếc và tăng giảm tùy thời điểm. Nhờ sự cần mẫn của vợ chồng ông, sản phẩm của gia đình bao giờ cũng được đón nhận, các đơn đặt hàng tới tấp bay tới khoảng 3 tháng trước khi vào vụ.
Cứ đến ngày mùng 6 đến 15 tháng Tám âm lịch, vợ chồng ông Hòa lại mang những chiếc mặt nạ ưng ý nhất, đem bày bán trên phố Hàng Lược. “Có nhiều khách, năm ngoái mua rồi, năm sau quay lại đúng hàng của chúng tôi để mua tiếp cho con em họ” -  ông Hòa hồ hởi khoe -  “Khách tây cũng thích lắm, có người mua tới cả chục chiếc”.

Ông Hòa chỉ băn khoăn mỗi một điều, từ lâu lắm rồi, năm nào ông cũng chỉ bán được tròm trèm 2.000 cái mặt nạ, dù dân số đã tăng thêm nhiều... Điều đó cũng đồng nghĩa mặt nạ giấy truyền thống chẳng được mấy “người hiện đại” ưa thích... Cả hai người con của ông, không ai biết làm mặt nạ, cũng chưa từng có ý định học làm... Và mươi năm nữa, khi mắt không đủ tinh, chân tay không còn nhanh nhẹn, ai sẽ làm mặt nạ giấy thay ông?
 
Thùy Dương
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Pháp luật - 1 giờ trước

Đóng giả là khách vào quán cà phê “nhạy cảm”, đối tượng ra tay tàn độc với nữ nhân viên để cướp tài sản. Trong quá trình trốn chạy, hắn đã bị hơn 1.000 cảnh sát vây bắt trong khu rừng 50ha.

Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, khu vực miền Bắc tiếp tục xuất hiện mưa rào và dông có thể kèm theo sấm sét, lốc xoáy và gió giật mạnh. Dự báo hiện tượng thời tiết cực đoan còn kéo dài trong những ngày tới.

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - "Mấy ngày nay, ông ấy tỉ mẩn ngồi đính những huân huy chương được tặng lên chiếc áo trắng mới nhất rồi treo ngay ngắn trong phòng. Những bài hát, vần thơ những ngày "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" ở chiến dịch Điện Biên Phủ được ông ngân nga suốt ngày. Cả nhà như sống lại những tháng ngày hào hùng của dân tộc" – vợ cựu binh Võ Nguộc (chiến sĩ Điện Biên Phủ) tâm sự.

Hiện trường sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 3 công nhân tử vong, 4 người bị thương

Hiện trường sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 3 công nhân tử vong, 4 người bị thương

Thời sự - 3 giờ trước

Khu vực xảy ra sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 7 công nhân thương vong có địa hình đồi núi. Nhóm công nhân đặt lán cách trụ móng thi công đường điện 500kV khoảng 100m.

Tin sáng 7/5: Midu tổ chức lễ cưới với chồng doanh nhân tại Đà Lạt chiều nay, khách mời có quy định đặc biệt; Miền Bắc sắp mưa lớn diện rộng

Tin sáng 7/5: Midu tổ chức lễ cưới với chồng doanh nhân tại Đà Lạt chiều nay, khách mời có quy định đặc biệt; Miền Bắc sắp mưa lớn diện rộng

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Nguồn tin thân cận diễn viên Midu cho biết cô và doanh nhân Minh Đạt làm đám cưới riêng tư tại một resort ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng vào chiều 7/5.

Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - 3 giờ trước

Đúng 7h45 phút, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức diễn ra tại mảnh đất Điện Biên lịch sử.

Gen Z ở Huế giành giải thưởng tiền tỷ nhờ hùng biện tiếng Anh về di sản

Gen Z ở Huế giành giải thưởng tiền tỷ nhờ hùng biện tiếng Anh về di sản

Giáo dục - 3 giờ trước

Tham gia cuộc thi "Hue Z - Gen Z cùng di sản văn hóa Huế", học sinh, sinh viên tại Huế được nhận giải thưởng cao nhất có trị giá lên đến 9 tỷ đồng.

Nhân chứng kể giây phút đất đá sạt lở khiến 3 người tử vong ở Hà Tĩnh

Nhân chứng kể giây phút đất đá sạt lở khiến 3 người tử vong ở Hà Tĩnh

Thời sự - 3 giờ trước

Nhân chứng kể lại, khoảng 15 phút sau khi 18 công nhân vào lán trại trú mưa, đất đá sạt lở bất ngờ ập xuống. Mọi người tháo chạy tán loạn, nhưng 3 công nhân không kịp thoát ra, bị đất đá vùi lấp dẫn tới tử vong.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà chiến lược lỗi lạc

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà chiến lược lỗi lạc

Thời sự - 3 giờ trước

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 6/5, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina cho biết các chuyên gia quân sự khắp thế giới tái khẳng định trước thềm lễ kỷ niệm 70 năm trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 nhà chiến lược lỗi lạc nhất mọi thời đại.

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Top