Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ hối hận vì chọn cách giải quyết 'dĩ hòa vi quý' khi con bị bạo lực học đường

Chủ nhật, 16:41 23/04/2023 | Nuôi dạy con

Lúc đó, tôi suy nghĩ rằng 'bớt một chuyện còn hơn thêm một chuyện' nên hối con xin lỗi cho nhanh.

Chị Lý (Lệ Giang, Trung Quốc) hiện có con gái đang đi du học. Nhìn con hiện tại có cuộc sống mơ ước, đạt được nhiều thành tích trong học tập, chị không khỏi xúc động và cả ân hận. Ân hận là bởi trong quá khứ, con gái của chị từng trải qua những sự việc kinh hoàng do bị bắt nạt học đường. Nhưng là một người mẹ, chị Lý đã không có sự hỗ trợ, bao bọc kịp thời và đúng đắn cho con.

Sau rất nhiều đắn đo, chị Lý quyết định chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội để cảnh tỉnh tất cả các bậc cha mẹ khác. Câu chuyện của chị Lý như sau:

Tôi đã chọn cách giải quyết thỏa hiệp, "dĩ hòa vi quý" không đúng lúc

Đến bây giờ, tôi vẫn hối hận vì khi con gái bị bắt nạt ở trường học, với tư cách là nơi trú ẩn an toàn cuối cùng con, tôi đã nói những điều không nên, khiến con không còn biết hy vọng vào ai nữa. Con bé vì vậy đã dấn thân vào một con đường không thể quay trở lại.

Khi con gái tôi học tiểu học, thành tích học tập của cháu luôn rất tốt. Cháu cũng tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Những giải thưởng lớn nhỏ mà cháu nhận được hàng năm không còn đủ chỗ treo lên tường nhà. Khỏi phải nói, tôi rất tự hào về cháu.

Năm 2014, hoàn cảnh gia đình tôi thay đổi. Tôi và chồng ly hôn, con gái dù không nói gì nhưng có vẻ nhạy cảm và có chút trầm mặc. Khi đó, cháu học năm nhất THCS, đã bước vào tuổi dậy thì và ở thời điểm tâm hồn nhạy cảm nhất.

Một lần cả nhà cùng đi ăn cơm, con gái tôi gọi một bạn nữ cùng lớp đến. Con giới thiệu đó là bạn Tiểu Mai, tổ trưởng môn Toán ở lớp, giúp đỡ con rất nhiều trong việc học. Mặc dù tôi cảm thấy Tiểu Mai không phải đứa trẻ thân thiện, hồn nhiên như những đứa trẻ khác nhưng có vẻ rất chu đáo, và trưởng thành hơn so với tuổi. Lúc ấy, tôi không nghĩ quá nhiều.

Mẹ hối hận vì chọn cách giải quyết "dĩ hòa vi quý" khi con bị bạo lực học đường - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Một buổi sáng sau đó không lâu, tôi đang đi làm thì bất ngờ nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm, nói rằng con gái tôi bị đánh ở trường và đã được đưa đến bệnh viện. Sự việc như sét đánh ngang tai, con gái tôi đang đi học sao lại bị đánh? Tôi vội chạy đến bệnh viện, may mắn là con chỉ bị thương nhẹ do bị đá.

Con gái tôi tâm hồn trong sáng từ nhỏ, chưa bao giờ chọc giận người khác, vậy ai đã đánh nó?

Sau khi xuất viện, tôi đưa con đi ăn cơm, trong lòng không khỏi suy nghĩ. Con gái nói với tôi, người đánh nó là Tiểu Mai và một nữ sinh khác. Lúc này, con mới khai thật việc Tiểu Mai không phải tổ trưởng môn Toán mà là đứa học kém và nghịch nhất lớp. Con gái tôi mới học năm 1 THCS, không có nhiều bạn bè, bố mẹ lại ly hôn, khi thấy bố mẹ Tiểu Mai cũng ly hôn, liền cảm thấy có nhiều điểm chung nên đã chơi cùng.

Bởi vì tôi thường yêu cầu con nên chơi với những bạn năng động, học tốt nên con mới nói dối về Tiểu Mai.

Khi nghe con kể lại, tôi đã nói một câu khiến bản thân phải ân hận cả đời: "Sao trong trường nhiều học sinh thế, nó không đánh ai khác mà lại đánh con?". Tôi nhớ, sau khi tôi nói câu này, con gái chỉ nhìn tôi thật lâu, rồi không nói thêm câu gì nữa.

Sau bữa tối, cô giáo gọi và yêu cầu chúng tôi quay lại trường để giải quyết vấn đề. Khi đến trường, cô chủ nhiệm đã ngồi đợi sẵn, cùng với Tiểu Mai và nữ sinh còn lại. Điều chúng tôi không ngờ là trong lúc con tôi đi viện thì sự việc đã hoàn toàn xoay chuyển. 2 kẻ bắt nạt cùng nhau nói rằng, chính con tôi là kẻ ra tay đánh trước. Cô chủ nhiệm thấy 2 nữ sinh kia có lời khai thống nhất thì không hỏi gì thêm mà đã yêu cầu con gái tôi phải xin lỗi.

Lúc đó, con gái tôi liên tục nói: "Con không đánh chúng nó. Chúng nó đánh con" và quay sang cầu cứu mẹ. Tôi hiểu con gái mình nên tin con sẽ không đánh ai. Nhưng lúc đó, tôi lại suy nghĩ rằng "bớt một chuyện còn hơn thêm một chuyện" nên hối con xin lỗi cho nhanh.

Thấy thái độ của mẹ, con gái tôi tối sầm mặt mũi, rơm rớm nước mắt xin lỗi 2 bạn cùng lớp. Trên đường đi về, con mặc kệ tôi, một mình cầm cặp sách đi trước, vừa đi vừa khóc: "Con rõ ràng không đánh chúng nó. Con bị đánh, sao con lại phải chịu oan?". Đến khi về nhà, con nhốt mình trong phòng, mẹ gọi kiểu gì cũng không nghe.

Mẹ hối hận vì chọn cách giải quyết "dĩ hòa vi quý" khi con bị bạo lực học đường - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Sau đó, con gái tôi đi học và tan học như bình thường. Nhưng khi về đến nhà, cháu không muốn nói một lời nào với mẹ nữa. Khi con còn học cấp 1, cứ về nhà là sẽ huyên thuyên đủ mọi chuyện với mẹ, nhưng giờ thì khác hẳn. Dù cảm thấy khó chịu nhưng tôi cứ nghĩ mọi chuyện như vậy đã kết thúc. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bắt đầu.

Ba bốn ngày sau khi sự việc xảy ra, một hôm con gái tôi chạy về nhà khóc lóc, Gặng hỏi mãi, cháu mới kể mẹ của nữ sinh đánh cháu hôm đó đã đến trường và nói lời dọa nạt. Quá phẫn nộ và thấy sự việc lần này thật sự không ổn, vượt ngoài phạm vi chịu đựng nên tôi đã gọi điện phản ánh với giáo viên chủ nhiệm;. Tuy nhiên cô chỉ nói vỏn vẹn: "Chị có thể đến trước cửa lớp đón con khi tan học".

Lời nói này khiến tôi cạn lời và rất bất lực. Vì vậy tôi chỉ có thể nhiều lần yêu cầu khuyên con sau này không được khiêu khích những học sinh kia, tự mình chăm chỉ học tập và đừng lo lắng về bất cứ điều gì.

"Con không khiêu khích gì bọn nó cả. Con trốn còn không kịp", con gái tôi nhốt mình trong phòng, nói vọng ra.

Chỉ một tuần sau, tôi vẫn nhớ rõ đó là thứ Tư. Tôi đến đón con ở cổng trường như thường lệ. Tan học lâu không thấy con ra, đang lúc lo lắng thì tôi nhận được điện thoại của con gái nói có người chặn con ở cửa lớp, không cho về nhà.

Tôi vội chạy vào lớp thì thấy một nam một nữ đang chặn cửa lớp. Con gái tôi và Tiểu Mai đang ở trong lớp, giằng co nhau. Tôi vội bước vào và gọi cho cô chủ nhiệm nhưng cô nói mình có việc không thể đến, bảo chúng tôi cứ về trước và hôm sau sẽ giải quyết vụ việc.

Cô chủ nhiệm không đến được nên Tiểu Mai càng ngạo mạn, coi thường cả phụ huynh. Bất đắc dĩ, tôi phải gọi cho mẹ của Tiểu Mai, yêu cầu cô ta để ý lại việc dạy con, không được để con mình bắt nạt bạn bè. Ai ngờ mẹ của Tiểu Mai rất vô văn hóa, quát tháo trong điện thoại rằng gia đình tôi phiền phức.

"Tôi còn phải đi làm, không có thời gian giải quyết mấy chuyện vớ vẩn đó", mẹ Tiểu Mai gào lên. Tôi cũng rất uất ức đáp trả: "Chỉ cần chỉ xếp được thời gian dạy con thì tôi sẽ trả bù tiền lương cho chị".

Sau đó tôi cúp điện thoại và đưa con đi về. Hôm đó, con gái tôi lần đầu tiên tươi cười trở lại kể từ khi bị bạn học đánh. "Mẹ, mặc dù hôm nay con vẫn bị bắt nạt, nhưng cuối cùng mẹ cũng biết cách chống lại, bảo vệ con. Lúc mẹ gọi điện cho mẹ của Tiểu Mai và nói như vậy, quá là ngầu".

Khi con gái nói điều này, tôi mới nhận ra rằng trước đây mình thực sự quá nghiêm túc và cả nhu nhược, chỉ biết nhẫn nhịn, cuối cùng là khiến con mình bị chèn ép.

Nhưng sau hôm đó, con gái tôi thỉnh thoảng về nhà vẫn khóc, hỏi gì cũng không nói. Cuối cùng cháu đâm ra sợ đi học, thỉnh thoảng lại viện cớ để nghỉ.

Chuyện này cứ tiếp diễn một thời gian, cho đến học kỳ 2 của năm thứ 2 THCS, con gái tôi không nói gì đến việc đi học, chỉ ở nhà, thỉnh thoảng đi đâu cũng không nói. Sau khi tôi và bố cháu ly hôn, anh ấy đã sớm tái hôn và có thêm một đứa con, không quan tâm gì đến con gái chung với vợ cũ.

Gánh nặng nuôi nấng dạy dỗ con gái đổ lên vai tôi. Từ đó ngày nào tôi cũng kè kè bên con, nơm nớp lo sợ con có chuyện gì xảy ra. Nhìn những đứa trẻ khác ngày ngày cắp sách đến trường, còn con gái mìnhh lúc nào cũng mỏi mệt, rã rời, tôi đau lòng vô cùng.

Nếu khi ấy, tôi chọn đứng về phía con, có lẽ mọi việc đã khác

Sau năm thứ ba trung học cơ sở, dưới sự thuyết phục của tôi, con gái đã tham gia kỳ thi tuyển sinh cấp 3. Dù đã lâu không đi học nhưng cháu vẫn đạt hơn 400 điểm trong kỳ thi tuyển sinh nhờ có nền tảng kiến thức tốt. Với điểm số này, cháu có thể vào một trường tư thục ở Lệ Giang. Tôi hỏi con dự định như nào, con nói rằng Tiểu Mai và những nữ sinh khác cũng sẽ học trường tư thục đó nên con sẽ không vào trường này học. Cuối cùng, con đến Côn Minh để học cấp 3.

Trường trung học mà con gái tôi theo học cách trung tâm thành phố Côn Minh hơn hai giờ lái xe và có 4 ngày nghỉ mỗi tháng. Để làm cho con gái tôi cảm thấy ấm áp và vì sự an toàn, tôi đã bắt chuyến tàu cao tốc từ Lệ Giang đến Côn Minh vào một ngày trước kỳ nghỉ, sau đó bắt xe buýt đón con từ trường đến Lệ Giang, rồi gửi con trở lại Côn Minh học tập sau bốn ngày nghỉ lễ.

May mắn là trong thời gian học cấp ba, con gái tôi đã gặp được nhiều giáo viên và bạn học tốt. Đặc biệt một người bạn cùng lớp đã sưởi ấm trái tim mong manh của con bằng tình yêu thương, khiến con trở nên tươi tắn hơn mỗi ngày. Việc học và cuộc sống của con dần được cải thiện. Cuối cùng, trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm ngoái, con đã thi đỗ vào ngôi trường mỹ thuật mơ ước.

Rất nhiều năm sau khi vụ bắt nạt xảy ra, con tôi mới kể lại lý do tại sao con muốn nghỉ học hồi cấp 2.

Hóa ra sau khi chơi với Tiểu Mai một thời gian, con gái tôi nhận thấy Tiểu Mai hoàn toàn không quan tâm đến việc học, chỉ thích yêu đương và đi săm soi người khác. Hễ thấy ai không vừa mắt, Tiểu Mai và đồng bọn sẽ kéo vào nhà vệ sinh cũ gần sân vận động của trường để đánh.

Những hành vi này của Tiểu Mai khiến con gái tôi cảm thấy sợ hãi và bắt đầu xa cách dần. Điều này làm Tiểu Mai khó chịu và quay sang bắt nạt con gái tôi. Hễ nhìn thấy con gái tôi ở đâu mà là khu khuất tầm mắt giáo viên thì chúng sẽ chặn đường, đấm đá hoặc tát vài cái vào mặt.

Suốt thời gian bị bắt nạt, con nhịn không đi vệ sinh, không dám đến chỗ ít người, lúc nào cũng vội vàng bám theo đám đông để được an toàn. Không bao giờ con bé dám ở một mình. Khi nghe con kể lại, tim tôi đau nhói. Thì ra con đã phải chịu đựng nhiều điều kinh khủng như vậy.

"Vậy tại sao con không nói với mẹ và cô giáo những chuyện này?" - "Con muốn nói với mẹ, nhưng khi con bị đánh lần đầu, cô giáo đã tin chúng nó mà không nghe lời bào chữa của con, còn mẹ thì chất vấn "sao chúng nó không đánh người khác mà lại đánh con? Chúng nó đánh con ở nơi ít người qua lại, cố ý đánh không để lại dấu vết? Vậy con lấy đâu ra bằng chứng để tố cáo?".

Câu trả lời của con khiến tôi xấu hổ. Đúng vậy, đứa trẻ bị đánh đập và ngược đãi ở trường, và nhà là bến đỗ lớn nhất cho tâm hồn trẻ. Nhưng tôi thì sao, khi con cần tôi nhất, tôi lại không tin tưởng con, lại chọn cách giải quyết yếu đuối và thỏa hiệp.

Khi đó, nếu cô chủ nhiệm không độc đoán như vậy, nếu tôi không "dĩ hòa vi quý" như vậy, liệu kết quả có khác không? Chỉ khi đó tôi mới hiểu rằng "công lý" tự cho mình là đúng và sự thỏa hiệp thiếu hiểu biết của tôi thực sự là sự tàn ác lớn nhất đối với con gái. Chính sai lầm của tôi đã khiến con lựa chọn không tin tưởng bất kỳ ai nữa, khiến con chọn lựa đóng cửa trái tim mình và âm thầm chịu đựng tất cả.

Nhìn lại câu chuyện của con gái mình, tôi chỉ muốn nhắn nhủ với các bậc cha mẹ rằng: Khi những đứa trẻ đang lơ lửng ở ngã ba đường, là cha mẹ, chúng ta phải tiếp thêm sức mạnh cho chúng. Khi trẻ bị xúc phạm, bắt nạt, hãy đứng về phía chúng. Đồng thời, tôi cũng mong rằng mỗi nhà trường, mỗi giáo viên sẽ quan tâm hơn nữa đến tâm lý học sinh, thay vì chỉ quan tâm đến điểm số của các em.

Thời gian có thể làm mờ đi những vết sẹo trên cơ thể, nhưng không thể làm mờ đi những vết sẹo trong tâm hồn...

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An

Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An

Nuôi dạy con - 8 giờ trước

Mặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Đôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.

7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương

7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.

5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.

Top