Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ mù chữ, bán cá ở chợ, nhưng dạy tôi những bài học vô giá

Thứ sáu, 08:06 16/05/2025 | Nuôi dạy con

Mẹ tôi bán cá ở chợ và mù chữ. Tính bà cộc cằn, thô lỗ, đôi lúc còn nói tục. Dù không thể dạy con cái chữ nghĩa nhưng bà truyền cho tôi cảm hứng làm một người mẹ tốt.

Tôi là con gái của một người mẹ bán cá ở chợ. Lúc nhỏ, mỗi khi có người nhắc đến việc mẹ tôi bán cá ở chợ, tôi rất xấu hổ. Phần lớn người quen biết đều chê mẹ tôi không biết chữ, không được học hành, thô lỗ, quần áo luôn ám mùi tanh hôi.

Lúc đó, tôi chưa hiểu chuyện nên trách mẹ như vết nhơ của cuộc đời mình. Tôi quá nhỏ, không đủ hiểu biết để tự trả lời câu hỏi tại sao mẹ mình không làm cô giáo, bác sĩ, công an…

Mẹ tôi cũng cảm nhận được ánh mắt chê cười của mọi người. Thế nên, bà thường đun nước lá bưởi, bồ kết… gội đầu và tắm cho tôi. Bà nói: “Tắm như vậy để mùi cá tanh nồng của mẹ không ám lên người con”.

Mẹ mù chữ, bán cá ở chợ, nhưng dạy tôi những bài học vô giá - Ảnh 1.

Mẹ tôi bán cá ở chợ và mù chữ nhưng bà dạy tôi biết quý trọng từng đồng tiền kiếm được, biết san sẻ với người nghèo khó hơn mình. Ảnh minh họa: X.N

Những hành động đó như cách mẹ cố gắng gột rửa cho con gái trước những lời khinh khi “con bà bán cá”.

Nhưng, tôi nào có hiểu những dằn vặt, khổ tâm của mẹ. Tôi luôn hằn học, trách móc, thậm chí không cho mẹ đến rước mình ở trường. Tôi sợ ánh mắt, nụ cười chế giễu của mấy đứa bạn chung trường.

Mãi đến năm 15 tuổi, tôi mới dần hiểu và thương yêu mẹ nhiều hơn. Khi ai hỏi về nghề nghiệp của mẹ, tôi lại cảm thấy tự hào kể mẹ mình bán cá ở chợ. Quầy hàng của mẹ đã nuôi 4 anh em tôi khôn lớn, học hành đàng hoàng.

Tôi không ngại kể cho bạn bè chuyện mẹ tôi không biết chữ nhưng tính toán, buôn bán không ai bằng. Ở chợ, mẹ lớn tiếng, cộc cằn nhưng về đến nhà, giọng nói sang sảng, bàn tay thô ráp và mùi tôm cá ấy lại trở nên dịu dàng, thân thuộc.

Mẹ tôi không dịu dàng như trong sách vở. Bà không biết kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ kèm tôi học bài. Ngày tôi vào lớp 1, mẹ chỉ biết dặn dò: “Con nhớ nghe lời cô giáo, học cho đàng hoàng. Học dốt là đi bán cá giống mẹ đó”.

Mẹ không thể dạy tôi viết chữ, cũng không thể giải thích cho tôi một phép toán khó. Nhưng, mẹ dạy tôi những điều lớn lao hơn thế rất nhiều. Mẹ dạy tôi cách dành trọn vẹn tình cảm cho gia đình , hy sinh hết thảy cho con cái qua từng hành động.

Tôi nhớ, lúc trước, nhà tôi nghèo lắm, cha mẹ chưa mua được xe máy. Vì vậy, mẹ phải thức dậy từ 2h sáng, đạp xe hàng chục cây số đến chợ đầu mối lấy hàng. Sau đó, mẹ bán đến tận trưa. Ngày nào ế ẩm, mẹ ngồi đến tối muộn mới trở về nhà.

Dáng mẹ thấp bé nhưng lúc nào cũng hừng hực khí thế, một mình loay hoay với cơ man hàng hóa. Về đến nhà, mẹ cầm chổi quét nhà, rồi lại vội vào bếp nấu cơm. Món ăn chế biến từ những con cá bán ế nhưng ngon đến lạ.

Mưa dầm hay nắng cháy, mẹ tôi vẫn chăm chỉ ra chợ. Mỗi lần ốm mệt, mẹ tôi chỉ thở dài, chứ chưa khi nào rơi nước mắt.

Mẹ tôi nói chuyện thường to tiếng, ai chưa quen sẽ nghĩ mẹ nóng tính hay thô lỗ. Nhưng tôi biết, bên trong cái vỏ ngoài cứng cỏi ấy là một trái tim dạt dào tình cảm.

Mẹ không biết nói những lời hoa mỹ, cũng chẳng bao giờ ôm tôi vào lòng thủ thỉ nhưng tôi cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện của mẹ qua từng bữa cơm, qua từng bộ quần áo mẹ dành dụm mua cho tôi.

Mẹ không biết an ủi, động viên tôi giống như sách vở mà chỉ có que kem, cái kẹo thay lời muốn nói. Dù không đọc qua bất cứ quyển sách nào nhưng mẹ dạy tôi phải biết nhận lỗi và sửa sai, sống tử tế, nhất là không được tham lam.

Mẹ dạy tôi biết quý trọng từng đồng tiền kiếm được, biết san sẻ với người nghèo khó hơn mình, biết sống chân thành và không bao giờ lừa gạt, nói dối với bất kỳ ai.

Giờ đây, tôi đã làm mẹ, có thể tự nuôi sống mình và con cái. Mẹ tôi đã già, không thể ra chợ buôn bán. Thành công, thuận lợi mà tôi có được hôm nay đều có bóng dáng tảo tần của mẹ phía sau.

Nếu được chọn lại, tôi vẫn muốn là con gái của mẹ, muốn hít hà mùi tôm cá quyện với những giọt mồ hôi của người phụ nữ bán cá ở chợ.

Độc giả Ngọc Anh

Sở hữu 5 "con át chủ bài" này, về già mới có thể sống tự tin, thoải mái, không cần nhìn thái độ của aiSở hữu 5 'con át chủ bài' này, về già mới có thể sống tự tin, thoải mái, không cần nhìn thái độ của ai

GĐXH - Dù bạn từng rực rỡ đến đâu trong nửa đầu cuộc đời, khi về già, tất cả gần như trở lại vạch xuất phát.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

Vợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Nhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Gia đình - 1 tuần trước

GĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Chúng ta không thể cứ đợi đến khi con cái rời khỏi nhà rồi mới mong chúng đột nhiên biết cách quản lý tiền.

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Trẻ con giống như những chiếc camera di động, ghi lại chính xác từng lời nói, hành động của những người xung quanh, rồi khắc sâu những khuôn mẫu cuộc sống đầu tiên vào tận xương tủy.

Bí mật sau đứa trẻ luôn “nhường nhịn, lễ phép, học giỏi”: Câu chuyện thật của một gia đình danh giá

Bí mật sau đứa trẻ luôn “nhường nhịn, lễ phép, học giỏi”: Câu chuyện thật của một gia đình danh giá

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Kiểu trẻ này tưởng chín chắn, hóa ra lại là cái bẫy âm thầm.

Top