Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một số vị thuốc nam tốt cho người đau lưng

Thứ hai, 08:25 14/10/2024 | Sống khỏe

Để khắc phục triệt để bệnh đau lưng, cần phải tìm và giải quyết nguyên nhân căn bản bằng nhiều biện pháp khác nhau… Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số vị thuốc nam để hỗ trợ điều trị và phòng chống tích cực chứng trạng này.

Đau lưng là một triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý nội và ngoại khoa như loãng xương, gai đôi, viêm cột sống dính khớp, hư xương sụn cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, bệnh thận và tiết niệu, bệnh lý phụ khoa...

Về nguyên tắc, để khắc phục triệt để bệnh đau lưng, cần phải tìm và giải quyết nguyên nhân căn bản bằng nhiều biện pháp khác nhau… Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số vị thuốc nam dưới đây để hỗ trợ điều trị và phòng chống tích cực chứng trạng này.

1.Đỗ trọng, vị thuốc nam tốt cho người đau lưng

Đỗ trọng là vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt kinh điển. Tác dụng chữa bệnh của đỗ trọng được ghi lại sớm nhất trong "Thần Nông bản thảo kinh" - bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y học, thành thư cách nay đã hơn 2000 năm đã viết : "Đỗ trọng chủ yếu cốt thống, bổ trung ích tinh khí, kiện cân cốt".

Theo Đông y, đỗ trọng: Tính bình, vị ngọt hơi cay, có công dụng bổ can thận, cường gân cốt, bổ lưng gối. Kinh nghiệm dân gian khuyên những người đau lưng nên dùng 50g đỗ trọng hầm với thận lợn ăn hàng ngày. Cách dùng như sau:

Canh đỗ trọng: Đỗ trọng 40g, ngưu tất 30g, gừng tươi 3 lát, thận lợn 1 đôi; nấu thành canh ăn.

Một số vị thuốc nam tốt cho người đau lưng- Ảnh 1.

Vị thuốc đỗ trọng.

Rượu đỗ trọng:

  • Dùng độc vị đỗ trọng: Đỗ trọng 100g, tán thô, ngâm trong 1200ml rượu trắng, thỉnh thoảng lắc bình; ngâm khoảng 1 tháng là có thể chiết rượu thuốc ra dùng; mỗi ngày có thể uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15 - 20ml.
  • Phối hợp với các vị thuốc khác: Đỗ trọng 240g, can địa hoàng (củ sinh địa khô) 120g, đương quy 60g, xuyên khung 60g, nhục quế 60g, ngâm với 2500ml rượu trắng; sau 1 tháng có thể sử dụng, nhưng tốt nhất sau 100 ngày. Mỗi ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml.

Tuy nhiên, y thư Đông y cho rằng, đỗ trọng là vị thuốc ôn bổ, nên người "Âm hư hỏa vượng" sử dụng cần thận trọng (Người "Âm hư hỏa vượng" thường có những biểu hiện như họng khô, miệng háo, khát nước, sốt cơn về buổi chiều, gò má đỏ ửng, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…).

2. Nhục thung dung

Nhục thung dung là vị thuốc đã được sử dụng trong Đông y từ 2000 năm trước. Sách Bản thảo chính nghĩa viết: "Yêu giả thận chi phủ, thận hư tắc yêu thống, nhục dung bổ thận, thị dĩ trị chi" (lưng là phủ của thận, thận hư tất đau lưng, nhục dung có công dụng bổ thận, nên được dùng để trị đau lưng).

Theo Đông y, nhục thung dung tính ấm, vị chua ngọt hơi mặn, có công dụng bổ thận ích tinh, dùng rất tốt cho những người bị đau lưng. Cách dùng như sau:

Cháo nhục thung dung: Nhục thung dung 35g, gạo tẻ 100g; thêm nước, cho vào nồi, nấu to lửa cho sôi, sau nấu nhỏ lửa cho đến khi cháo chín nhừ, thêm gia vị, chia ra ăn 2 lần (sáng sớm và buổi tối).

Rượu nhục thung dung: Nhục thung dung 60g, dâm dương hoắc 100g, rượu trắng 1000ml; ngâm ít nhất 1 tuần, hàng ngày lắc bình; ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15 - 20ml.

Người âm hư hoặc bí đại tiện do thực nhiệt không nên dùng.

Một số vị thuốc nam tốt cho người đau lưng- Ảnh 2.

Vị thuốc nhục thung dung.

3. Hà thủ ô

Có công dụng bổ can thận, dưỡng tinh huyết. Sách Bản thảo cương mục viết: "Hà thủ ô năng dưỡng huyết ích can, cố tinh ích thận, cường cân cốt, ô long phát, vi tư bổ thực dược" ( hà thủ ô dưỡng huyết bổ can, cố tinh ích thận, làm mạnh gân cốt, làm đen râu tóc, đúng là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng vậy). Cách dùng như sau:

Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô chín (đã qua quá trình chế biến) 15g, gạo tẻ 60g. Cho hà thủ ô vào ấm thuốc, ninh nhừ, bỏ bã lấy nước nấu cháo ăn.

Rượu hà thủ ô: Hà thủ ô 60g, đương quy 30g, sinh địa 40g, rượu trắng 1000ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15ml vào buổi sáng.

4. Đông trùng hạ thảo

Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ hư tổn, ích tinh khí. Sách Dược tính khảo viết: " Đông trùng hạ thảo bí tinh ích khí, chuyên bổ mệnh môn. Những người bị đau lưng nên dùng đông trùng hạ thảo 3 - 5g hầm cách thủy với gà trống ăn 1 lần trong tuần.

5. Tỏa dương

Tỏa dương : Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ thận tráng dương , làm mạnh gân cốt. Sách Nội mông cổ trung thảo dược viết: "Tỏa dương trị dương nuy di tinh, lưng đau gối mỏi". Những người đau lưng nên nấu cháo tỏa dương ăn hàng ngày.


ThS Hoàng Khánh Toàn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 27 phút trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 4 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 23 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Top