Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mưu sinh trên dòng Thạch Hãn

Thứ sáu, 09:00 12/10/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Hết ngày đến đêm vật lộn với sóng nước để mưu sinh, cuộc đời họ từ khi sinh ra và lớn lên gắn liền với chài lưới, với sông nước.

Mưu sinh trên dòng Thạch Hãn. Ảnh: Q.T

Dựng vợ, gả chồng, sinh con, đẻ cái cũng trên sông nước. Đó là câu chuyện về cuộc đời những người ở xóm chài Tân Đức, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Dòng sông Thạch Hãn, xưa là chiến địa ác liệt, giờ là nguồn sống của biết bao nhiêu con người lam lũ.

Lam lũ

Chúng tôi tới bến sông thăm gia đình anh Nguyễn Hùng khi trời đã gần trưa, anh Hùng vẫn chưa về. Anh đang đánh vật với mớ lưới còn chưa kéo ngoài sông. Trên dòng sông Thạch Hãn lịch sử này chỉ riêng đoạn chảy qua thị xã Quảng Trị đã có đến 50 hộ gia đình mưu sinh trên sông nước.

Ở xóm chài Tân Đức, anh Hùng được người dân gọi đùa là “người không phổi” vì anh làm quần quật cả ngày thậm chí cả đêm để đánh bắt tôm cá. Ngoài công việc giăng lưới mưu sinh, Hùng còn kiêm luôn việc chèo đò giúp khách vượt sông Thạch Hãn để kiếm thêm đôi đồng. Gặp anh ở ngoài bãi sông, Hùng giải thích cái sự về muộn của mình: "Có hai người là chị em ruột từ Hà Tĩnh vào thành cổ Quảng Trị thắp hương cho anh trai là liệt sỹ, họ muốn sang sông bằng đò nên tôi giúp". Mùa này nước lên, nhìn sang bên kia bờ xa tít tắp, ấy vậy mà mỗi lần đưa khách qua sông, Hùng chỉ lấy tiền công... tùy tâm. Có khách trả cho anh dăm chục, cũng có người chỉ đưa anh vài ba chục nghìn đồng. Hùng đều vui vẻ nhận mà không kỳ kèo. Mỗi năm vào dịp tháng 7 tri ân, cũng là lúc anh kiếm thêm kha khá nhờ vào việc chèo đò đưa khách sang sông thắp hương.

Anh kể: "Năm 1972, lúc đó tôi mới lên mười, đi theo bố vào Huế sinh sống. Sau trận chiến khốc liệt đó vài năm, cha con chúng tôi mới trở lại nơi này sinh sống". Bố anh cũng làm nghề chài lưới, anh trai là Nguyễn Hoàng cũng sống bằng nghề này. Như vậy cả nhà anh đều gắn bó với dòng Thạch Hãn.

Đã là những ngày cuối thu nhưng nước dòng Thạch Hãn vẫn trong vắt và có vị mằn mặn. Hùng cười rằng đó là do nước biển dâng lên. "Nước bây giờ trong xanh có thể nhìn thấy đáy thế này chứ ít hôm nữa mùa mưa lũ về nước lại đục ngầu chảy xiết ngay ấy mà", Hùng nói. Như vậy, dòng nước Thạch Hãn mỗi năm có hai màu nước và cũng đồng nghĩa với việc có hai quần thể sinh vật sống ở dưới dòng nước này.

Nguyễn Hùng dáng người nhỏ thó, đen sạm nhưng người anh trai Nguyễn Hoàng còn nhỏ hơn. Anh Hoàng kể: "Chúng tôi làm việc chẳng có giờ giấc cụ thể, mùa nước nổi có khi dậy từ 1 giờ sáng đi giăng lưới. Đến khoảng 3 giờ sáng giăng lưới xong về nhà ngủ, chợp mặt một lúc lại đi kéo lưới bắt cá cho kịp vợ đi chợ buổi sáng". Lặn lội trong đêm tối vất vả là thế nhưng họ cũng chỉ kiếm được 30.000 - 40.000 đồng chợ sáng.
 

Phút nghỉ ngơi của anh em Nguyễn Hùng (áo xanh), Nguyễn Hoàng.

Anh em họ Nguyễn đều đã qua tuổi 50, cả cuộc đời trai trẻ gắn bó với sông nước. Anh Hoàng cho biết ở xóm chài này, đa số là những người lứa tuổi như các anh. Lớn lên làm nghề chài lưới, lấy vợ rồi cả vợ chồng cùng làm chung nghề. Anh Hoàng tâm sự: "Nhà tôi mới góp tiền mua được chiếc thuyền máy, mất vài chục triệu đồng. Đi lại trên sông khỏe và nhanh ra bao nhiêu. Việc đánh bắt cũng thuận lợi hơn nhiều". Để có được chiếc thuyền máy, vợ chồng anh đã phải dành dụm trong nhiều năm liền. "Có thuyền máy rồi, nhưng mỗi ngày con tôm con cá cũng ít đi. Chúng tôi lại phải đi xa hơn. Suốt ngày lênh đênh trên sông nước, nhiều lúc chẳng biết xã hội thay đổi như thế nào. Cứ mỗi lần vào thị xã lại thấy nhà đẹp mọc lên mỗi lần một khác. Chẳng bù cho cái xóm chài này, bao đời nay vẫn nghèo", anh Hoàng nói như thở dài bên mâm cơm trưa. Bữa cơm trưa chỉ có hai vợ chồng anh. Cơm và món canh chua đạm bạc.

Ước mơ đời thường

Buổi cơm trưa với vợ chồng anh Hùng thường chỉ có như vậy. Ở vùng sông nước này, những người làm nghề chài lưới hầu hết đều khó khăn về mặt kinh tế. Có gia đình đã sống nhờ con tôm con cá hết đời cha rồi lại truyền cho đời con nối nghiệp. Như gia đình của anh Tín, hàng xóm của anh Hoàng, ngày xưa bố mẹ cưới nhau trên thuyền, rồi sinh ra anh cũng trên chiếc thuyền nhỏ, cả tuổi thơ của anh cũng nhấp nhô theo dòng nước- phương tiện mưu sinh của cả nhà. Anh Tín cười tít mắt nói: "Đã 34 tuổi, cũng là 34 năm tôi sống gắn liền với sông nước xứ này. Cực nhưng mà quen rồi. Mùi rong rêu, mùi tanh của cá như đã ngấm vào máu thịt mình từ thuở nhỏ".

Tuy nhiên theo Tín thì trên đoạn sông chảy qua thị xã Quảng Trị đã không còn nhiều thuyền bè như trước đây. Theo anh Tín, một số người trẻ của xóm chài đã không chịu được vất vả của nghề chài lưới, không chấp nhận cuộc sống thiếu thốn vật chất, đã không ở lại quê nối nghiệp cha mà lên đường vào Nam làm ăn. "Người đi vào các nhà máy xí nghiệp, người làm thuê cho các chủ thầu xây dựng. Họ đi biền biệt, cả năm may được dịp Tết mới thấy quay về sum họp đôi ba bữa"- Anh Tín kể. Thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp những chiếc thuyền chở cá tấp vào một bến chợ một lúc rồi cũng lui bến. Theo những chiếc thuyền lênh đênh ấy là những người ngày đêm phải bươn chải kiếm sống. Tâm sự với chúng tôi, họ có thật nhiều mơ ước, có những ước mơ lớn lao, nhưng cũng có những mơ ước giản đơn vậy mà suốt năm này qua năm khác vẫn chưa thực hiện được.

Đối với những người đánh cá trên sông, tuy họ biết công việc lặn hụp theo dòng nước vất vả, đôi khi nguy hiểm nhưng vì cuộc sống nên phải gồng mình mưu sinh. Mong muốn của Tín thật đời thường, anh tâm sự: "Người ta bỏ thuyền lên bờ xa quê tìm cuộc sống mới, tôi không bỏ nghề sông nước. Chỉ mong tìm được người mình thương cưới làm vợ, cơm cháo nuôi nhau, miễn sao người ta không chê mình nghèo là được". Đã ngoài 30 nhưng Tín vẫn chưa có một mối tình vắt vai. Cũng dễ hiểu thôi, công việc đã ngốn đi gần như cả thời gian của anh, cộng với cái tính nhút nhát đi làm về lại lăn ra ngủ thì cơ hội tìm vợ chưa đến với anh cũng là điều dễ hiểu.
 

Cuối thu, nước sông Thạch Hãn trong thấy đáy.

Với Tín, anh chỉ mong sao mình luôn luôn khỏe mạnh, bản tính đã cần cù chịu khó thì chẳng sợ đói nghèo. Đối với những người lớn tuổi hơn Tín một chút như anh Hoàng lại có mong ước khác: "Đời người lênh đênh trên sông nước rất ảnh hưởng đến chuyện học hành cho con em, thứ nhất chúng tôi ít có điều kiện, thứ hai ý thức bà con cho con em đến trường cũng chưa cao. Một số con em trong xóm mới lên chín lên mười đã phải theo cha mẹ phụ việc chài lưới kiếm sống. Do vậy dù có được đi học, chúng cũng không đủ tập trung hoàn toàn cho việc học hành. Trong khi càng ngày người lao động càng cần phải có trình độ, có cái nghề. Mong cho con cháu sau này, chúng không còn phải vất vả như bố mẹ".

Gần trọn cả cuộc đời đánh bắt trên đoạn sông mà 40 năm trở về trước là chiến trường ác liệt của cuộc chiến bảo vệ Quảng Trị anh hùng. Anh Hoàng kể: "Thời đó, tôi còn nhỏ nhưng cũng được biết dòng Thạch Hãn đã có biết bao nhiêu bộ đội ta hy sinh. Nhưng cũng chỉ sau cuộc chiến ấy có vài năm chúng tôi từ Huế về Thạch Hãn, cho đến nay đêm cũng như ngày lúc đông đúc cũng như lúc quãng vắng, chẳng ai một lần bị tai nạn gì cả". Anh tin rằng, chính những người lính năm xưa đã nằm lại dưới đáy sông vẫn ngày đêm phù hộ độ trì cho cái xóm chài luôn luôn bình an vô sự.

Quang Thành

baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đăng ký giải chạy trên mạng, người phụ nữ mất hơn 550 triệu đồng

Đăng ký giải chạy trên mạng, người phụ nữ mất hơn 550 triệu đồng

Pháp luật - 25 phút trước

GĐXH - Lên mạng đăng ký giải chạy Marathon cho cháu, người phụ nữ nhiều lần bị yêu cầu nộp tiền vào tài khoản. Theo đó, số tiền bị lừa lên đến hơn nửa tỉ đồng.

Hà Nội cấm các trường vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập

Hà Nội cấm các trường vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập

Giáo dục - 28 phút trước

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.

Thông tin ai cũng muốn biết: Tiền lương của công chức, viên chức được bao nhiêu sau cải cách tiền lương?

Thông tin ai cũng muốn biết: Tiền lương của công chức, viên chức được bao nhiêu sau cải cách tiền lương?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2024, thực hiện tổng thể cải cách tiền lương, lương của công chức, viên chức tăng lên đáng kể. Vậy mức tăng sẽ như thế nào?

Cận cảnh hiện trường cháy rụi 40 xe điện du lịch ở Hội An

Cận cảnh hiện trường cháy rụi 40 xe điện du lịch ở Hội An

Thời sự - 2 giờ trước

Rạng sáng nay 8/5, một vụ hỏa hoạn bất ngờ xảy ra tại khuôn viên trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung, tại thành phố Hội An, Quảng Nam, khiến 40 xe điện chở khách du lịch bị thiêu rụi.

Tin vui cho những người làm hộ chiếu, loại passport mới mang cả loạt lợi ích khi đi máy bay

Tin vui cho những người làm hộ chiếu, loại passport mới mang cả loạt lợi ích khi đi máy bay

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Loại hộ chiếu (passport) mới này mang nhiều tính năng nổi trội, người dân được hưởng cả tá quyền lợi nếu sở hữu chúng.

Nhóm thanh thiếu niên mang hung khí, thấy ai ‘ngứa mắt’ là đuổi đánh

Nhóm thanh thiếu niên mang hung khí, thấy ai ‘ngứa mắt’ là đuổi đánh

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Nhóm đối tượng khoảng 20 người mang theo hung khí để giải quyết mâu thuẫn với đối thủ. Không gặp được, chúng quyết định “lang thang” trên đường, thấy ai nghi ngờ là đánh.

Cháy rụi 40 xe điện trong khuôn viên Trường CĐ Điện lực Miền Trung

Cháy rụi 40 xe điện trong khuôn viên Trường CĐ Điện lực Miền Trung

Thời sự - 6 giờ trước

40 xe điện du lịch bị thiêu rụi khi đang đỗ trong khuôn viên Trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung ở TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Làm rõ vụ ẩu đả giữa nhóm thanh niên với người đàn ông ở Huế

Làm rõ vụ ẩu đả giữa nhóm thanh niên với người đàn ông ở Huế

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) đang xác minh, làm rõ vụ ẩu đã giữa nhóm thanh niên với người đàn ông xảy ra trên địa bàn.

Đến nhà bạn uống rượu, gặp bé gái 8 tuổi liền nảy sinh ý đồ đồi bại

Đến nhà bạn uống rượu, gặp bé gái 8 tuổi liền nảy sinh ý đồ đồi bại

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi đã uống rượu, Thật nảy sinh ý định thực hiện hành vi phạm tội.

Tiết lộ bất ngờ về người quản lý trang web đồi trụy 'Thiên địa'

Tiết lộ bất ngờ về người quản lý trang web đồi trụy 'Thiên địa'

Pháp luật - 7 giờ trước

Người điều hành trang "Thiên địa" với cáo buộc phát tán 19 triệu nội dung đồi trụy là đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc diện khuyết tật nặng.

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Xã hội

GĐXH - "Trước khi vào lễ, trời đổ mưa, tôi và các anh em trong đội nhìn các khối bị dầm mưa nhưng vẫn nghiêm trang đứng đó. Chúng tôi đã khóc..."; Từ rạng sáng nay, không khí lạnh yếu bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng núi có mưa to đến rất to.

Top