Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nạn cờ bạc, chặt chém ở lễ hội đầu Xuân: Đến hẹn lại lên

Thứ bảy, 13:15 19/02/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Đến các lễ hội văn hóa nổi tiếng như Cổ Loa, chợ Viềng... nhiều du khách thấy cảnh cờ bạc, chặt chém mà ngao ngán.

Tại Lễ hội Loa Thành (Đông Anh – Hà Nội), bên cạnh những cây đu, sới vật, hội thi bắn nỏ... đậm nét văn hoá , là những trò “cua cá”, “cắt chỉ ăn tiền” và những hàng quán đua nhau “chặt đau chém đẹp”. Đến chợ Viềng (Nam Định), lại là những màn diễn tương tự, thấy mà ngao ngán…
 
Không ít trò đỏ đen xuất hiện tại các lễ hội dưới hình thức “vui chơi
có thưởng”. Ảnh: TL
 
“Chặt chém” ở Loa Thành
 
Lễ hội Đền Cổ Loa tưởng nhớ An Dương Vương chính hội từ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Năm nay, tiết trời ấm áp, nên trước ngày chính lễ từ sáng ngày 7/2 (tức 5 tháng Giêng) hàng vạn du khách đã náo nức tìm về lễ hội.
 
7 giờ 30 sáng 8/2 (tức 6 tháng Giêng), lễ hội Cổ Loa bắt đầu bằng lễ rước kiệu, bài vị và hương án của “bát xã” (Cổ Loa, Thư Cưu, Mạch Tràng, Cầu Cả, Sằn, Đài Bi, Văn Thượng, Ngoại Sát), hướng về sân rồng của đền Thượng dâng hương tế lễ tưởng nhớ vua An Dương Vương theo phong tục cổ truyền. Ngoài đền, từ mọi nẻo đường, hàng nghìn người đã chen chân để tiến vào khu vực lễ hội.
 
Ngoài chuyện chặt chém, du khách còn bị “móc ví” bằng đủ loại hình thức cờ bạc trá hình. Dù lực lượng an ninh lễ hội liên tục đi tuần tra, hệ thống loa phát thanh liên tục nhắc nhở cấm đánh bạc nhưng những sới bạc di động vẫn ngang nhiên tung hoành.
 
Du khách về tham dự lễ hội Cổ Loa liên tục bị chèo kéo bởi các “cò mồi” của các dịch vụ cua cá, cắt chỉ ăn tiền...
Trong dòng người đang ùn ùn tiến vào khu hành lễ, chị Hoàng Thị Lan (Mê Linh – Hà Nội) dắt theo đứa con nhỏ cho biết, vợ chồng chị năm nào cũng đi hành lễ. Năm nay, gia đình chị tiếp tục chọn lễ hội đền Cổ Loa để du xuân đầu năm.
 
Đứa con trai đầu lòng thường xuyên bắt mẹ đọc truyện cây nỏ thần, nay rất háo hức trước những di chỉ của Loa Thành cổ kính. Sân cỏ trước đình Ngự triều di quy là nơi diễn ra các trò chơi dân gian thu hút đông đảo khách thập phương. Cây đu xuống thấp, lên cao trong âm thanh reo hò của hàng trăm nam thanh nữ tú. Thú chơi đậm chất dân gian Bắc Bộ từ bao đời nay vẫn giữ được nét thanh nhã truyền thống. Cạnh đó, trên sới vật, các đô vật địa phương đang tranh tài với thanh niên vùng lân cận. Sân vận động trung tâm xã Cổ Loa là nơi biểu diễn văn nghệ và các dịch vụ dành cho thiếu nhi với các trò chơi: nhà Bạch Tuyết, tàu lửa, đu quay... Dọc đường dẫn vào khu di tích Cổ Loa quán ăn và các hàng dịch vụ mọc lên đáp ứng nhu cầu của du khách thập phương. Những dãy hàng tạp hóa, hàng nước, cơm phở, cây cảnh, chim cảnh... khiến cho lễ hội thêm phần đông đúc.
 
Để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, Ban tổ chức lễ hội Cổ Loa đã cấm ô tô và xe máy lưu thông trong khu vực tổ chức lễ hội. Nhưng vô hình chung đây lại là thời cơ cho các điểm giữ xe tự phát mọc lên như nấm. Giá trông xe máy tăng vọt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng tùy địa điểm, cao gấp 5 lần ngày thường. Giá đồ lễ và các dịch vụ khác cũng thừa cơ leo thang, dịch vụ đổi tiền lẻ cho du khách vào đền khá hút khách. Du khách đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ mệnh giá các loại 500 đồng, 1.000 đồng phải trả theo “tỷ giá” 10 “ăn” 8. Đổi tiền 200 đồng, áp mức 10 “ăn” 7. Một bát phở lõng bõng, lèo tèo vài nhát thịt mỏng dính được chủ quán hét giá 35.000 đồng.
 
 
Khu vực Giếng Ngọc, chủ quán giải khát thản nhiên “phán” giá giải khát cao ngất ngưởng: Nước mía 10.000 đồng/cốc; C2, trà xanh 15.000 đồng/chai, xúc xích 10.000đ/cái... Không chỉ hàng ăn, các trò chơi dịp lễ cũng nằm trong vòng quay “đội giá”. Trò đu quay, tàu điện được chủ hàng mời chào với giá: 5.000 đồng/phút, hoặc 10.000đ/lượt.
 
Chị Nguyễn Thị Xuân (Từ Liêm – Hà Nội) cho biết, để chiều lòng hai đứa con nhỏ chị đã phải móc ví 100.000 đồng cho các chủ hàng nhà bóng và tàu điện. Trong dịp này, các nghệ nhân tò he từ Xuân La cũng về “tụ hội”. Ngày thường, giá một con tò he chỉ 4.000 – 5.000 đồng thôi, ngày hội du khách phải trả giá gấp ba bốn lần. Trước sự thích thú của con trẻ và các nam thanh nữ tú, các bậc phụ huynh đều không tiếc tiền. Nhiều người tặc lưỡi: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi mà!”.
 
Ngoài chuyện chặt chém, du khách còn bị “móc ví” bằng đủ loại hình thức cờ bạc trá hình. Dù lực lượng an ninh lễ hội liên tục đi tuần tra, hệ thống loa phát thanh liên tục nhắc nhở cấm đánh bạc nhưng những sới bạc di động vẫn ngang nhiên tung hoành. Du khách về tham dự lễ hội Cổ Loa liên tục bị chèo kéo bởi các “cò mồi” của các dịch vụ cua cá, cắt chỉ ăn tiền... Ngay cả quán nước bên đường cũng mở trò rút thăm trúng thưởng bằng hình thức rút đũa. Đặc biệt khi phần lễ kết thúc, lực lượng an ninh rút bớt, các “chiếu bạc” càng trở nên công khai. Những kiốt của trò chơi quay số ăn tiền bên cạnh khu vui chơi của thiếu nhi đóng cửa suốt sáng nay cũng mở cửa và hoạt động công khai thu hút khá đông thanh niên và trẻ em tham gia.
 
Bác Hoàng Văn Sơn, một du khách từ Thái Nguyên về tham dự lễ hội cho biết: “Lễ hội Loa thành là một lễ hội truyền thống và có ý nghĩa lịch sử, tuy nhiên kiểu làm ăn chộp giật của những người buôn bán và tình trạng cờ bạc trá hình bằng hình thức xóc đĩa tôm cua cá và quay nón ăn tiền diễn ra công khai làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lễ hội Cổ Loa”.
 
Khổ như đi chợ Viềng
 
Chợ “Âm phủ” (tên gọi khác của chợ Viềng) phiên chợ chỉ họp mỗi năm một lần, “bán điều rủi, mua sự may” đã trở thành nét văn hóa đẹp của vùng Sơn Nam Hạ (Nam Định). Do điều kiện thời tiết nắng ấm, ngay từ chiều ngày 9/2 (tức ngày 7 tháng Giêng), hàng ngàn ô tô, xe máy lũ lượt từ Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội... nườm nượp kéo nhau về chợ Viềng Vụ Bản (bên quần thể Phủ Dầy), tỉnh Nam Định mua vật phẩm cầu may.
 
Hai bên con đường hàng trăm bãi xe tự phát, quầy thịt bê đua nhau mọc ra mời khách. Hàng trăm gian hàng cây cảnh ken nhau dày đặc. Bất chấp sự có mặt của lực lượng cảnh sát điều khiển giao thông và lực lượng an ninh bảo vệ, nhiều du khách vẫn phải mất hàng giờ đi bộ để đi từ ngã ba Phủ Dầy vào chợ Viềng, nhiều du khách phải gửi xe cách chợ 5km, chấp nhận bỏ thêm tiền thuê xe ôm đi lối tắt trong làng đến chợ.
 
Trong ánh sáng tù mù của những bóng đèn điện, hàng vạn người len lỏi trong khu chợ tràn ngập cây cảnh, thịt bò cho đến các loại nông cụ như dao, cuốc xẻng, trái cây do người dân tự trồng, những đồng bạc để đánh gió, chuột bạch. Mỗi người đi ra khỏi chợ cũng xách theo một vài sản phẩm lấy may cho cả năm. Khác với chợ xưa, khi người ta thường không mặc cả khi mua bán thì chợ nay du khách thoải mái mặc cả, ngã giá.
 

Du khách đến chợ Viềng - Phủ Dầy không chỉ để mua bán mà còn để đi lễ phủ, cầu may, cầu lộc đầu xuân. Ảnh: Trung Kiên

 
Phiên chợ “bán điều rủi, mua sự may” từng trở thành nét đẹp của vùng Sơn Nam Hạ (Nam Định), nhưng giờ đây không còn nguyên sự “hồn nhiên” như trước kia, người bán không còn sợ “dông” vì ế, cứ thoải mái nói thách, người mua cũng chẳng hề kiêng đi chợ về tay không. Không nhiều người tin rằng phải mua cho được một món đồ ngay trong những phút đầu tiên khai chợ vào ngày mùng 8 Tết mới may mắn. Người người cho rằng đi chợ Viềng chủ yếu để cúng bái cầu may; việc mua may - bán rủi qua mua - bán vật dụng là phụ, có cũng được, không có cũng chẳng sao.
 
Khi cảnh chợ đã vãn cũng là lúc các hàng quán bên đường trở nên tấp nập hơn, sau vài giờ lang thang trong chợ, ai cũng muốn được nghỉ chân lấy lại sức trước khi trở về.
 
Tuy nhiên, đây cũng là dịp để tiểu thương phục vụ ăn uống và giải khát “chém đẹp” các “thượng đế”…
Từ xưa, du khách đến chợ Viềng để mua bán cầu may và cũng là để săn tìm những hàng độc. Song chợ Viềng xuân năm nay lại thiếu hẳn những món hàng ấy. “Hội chợ” năm nay còn ưu tiên một phần các gian hàng cho các công ty, doanh nghiệp lớn quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Phiên chợ từng nổi tiếng với những cây cảnh đắt giá thì năm nay hàng hoá “nghèo nàn” hơn năm trước. Cây cối mang đến chợ ít hơn và chất lượng cũng không được vừa lòng du khách trong khi giá cả luôn được người bán hét lên tận trời.
 
Nếu năm ngoái, các trò cờ bạc bịp kiểu như Tôm – Cua – Cá; Chiếc nón kỳ diệu (không phải là trò chơi truyền hình) tưởng như đã nhiều thì năm nay lại còn nhiều hơn. La liệt các sới bạc di động mọc lên xen lẫn giữa những hàng cây cảnh, thịt bò, người chơi thì ít nhưng cò mồi lại không đếm xuể. Nhiều nhà cái dùng micro rao oang oang các kiểu khuyến mại, như trò Tôm – Cua – Cá bỏ 10 nghìn ăn 400 nghìn, có nhà cái còn cao tay hơn khi chơi 20 nghìn ăn 1 triệu. Cách chơi thật dễ, người chơi có thể đặt tiền ở cả 6 cửa kim chỉ vào cửa đặt của mình là thu tiền về. Tuy nhiên khi khách đặt thì tiền toàn về tay nhà cái.
 
Về sáng, khi cảnh chợ đã vãn cũng là lúc các hàng quán bên đường trở nên tấp nập hơn, sau vài giờ lang thang trong chợ, ai cũng muốn được nghỉ chân lấy lại sức trước khi trở về. Tuy nhiên, đây cũng là dịp để tiểu thương phục vụ ăn uống và giải khát “chém đẹp” các “thượng đế”. Anh Hữu ở Nho Quan – Ninh Bình cho biết nhóm bạn anh gọi 6 bát phở bò, bát phở lõng bõng nước chỉ có vài miếng thịt nhưng lúc thanh toán hết 350.000đ, chị Vân một người trong nhóm đi cùng anh Hữu cũng tỏ ra bức xúc trước đó chị đã móc ví ra 50.000đ để trả tiền cho hai lon nước ngọt. Ngoài hàng dịch vụ ăn uống và giải khát, dịch vụ kiếm lời không kém trong phiên chợ “Âm phủ” chính là những điểm trông xe tự phát bởi mỗi bãi đều có hàng trăm xe, trong khi giá cả mỗi xe máy là 20.000đ, đối với ô tô giao động từ 70.000 đến 150.000đ. Với dịch vụ chạy xe ôm, chỉ một đoạn đường chưa đầy 3km từ ngã ba Phủ Dầy vào chợ, du khách cũng phải bỏ ra từ 30-50.000đ cho đoạn đường mình đi.
 
Du khách đến chợ Viềng Phủ Dầy không chỉ để mua bán mà còn để đi lễ phủ, cầu may, cầu lộc đầu xuân. Ngay từ đền Trình, Chùa Tiên Hương, Đền thờ Chầu Bà Đệ Tứ khâm sai, Phủ chính... những điểm lễ trong khu di tích Phủ Dầy đã nghi ngút khói hương, người người vào dâng lễ, xin lộc đầu năm. Để phục vụ du khách vào lễ đền lễ phủ luôn có sẵn những hàng quán phục vụ đồ lễ dọc lối vào. Trước cửa mỗi Đền, Phủ đều có hàng chục người làm dịch vụ đổi tiền lẻ cho du khách, tuy nhiên giá cả ở đây cũng rất đắt, thậm chí đắt hơn nhiều so với phố đổi tiền Đinh Lễ, Văn Miếu... ở Thủ đô Hà Nội mỗi dịp lễ tết bởi nếu muốn đổi 50.000 tiền lẻ 500đ, du khách phải bỏ ra tới 80.000đ. Đối với tiền lẻ mệnh giá 200 số tiền du khách bỏ ra còn nhiều hơn.
 
Trung Kiên
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Pháp luật - 5 phút trước

GĐXH - Do tranh giành địa bàn và khách tại ga tàu hỏa Hải Phòng, tài xế xe ôm ở ga và tài xế xe ôm công nghệ đã nảy sinh mâu thuẫn, xô xát. Trong lúc không giữ được bình tĩnh, tài xế xe ôm công nghệ đã dùng kéo đâm tài xế xe ôm tử vong.

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Pháp luật - 32 phút trước

GĐXH - Khi thấy thị trường hoa lan đột biến có dấu hiệu "sốt" lại, Hiếu nhanh chóng lập một facebook ảo rồi đăng bán loại hoa này với mục đích lừa đảo.

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Pháp luật - 59 phút trước

GĐXH - Tại nhà trọ, C. đã dùng dao đâm vợ trọng thương. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, nạn nhân đã tử vong.

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 6 – 12/5/2024): Hàng loạt tuyến phố, khu dân cư nằm trong diện mất điện liên tục

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 6 – 12/5/2024): Hàng loạt tuyến phố, khu dân cư nằm trong diện mất điện liên tục

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Phòng, trong tuần sẽ có nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không có điện để dùng.

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Tài xế xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn, điều khiển phương tiện di chuyển không đúng phần đường sau đó lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong.

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 6/5 – 12/5/2024): Đầu hè hàng loạt khu vực dân cư sáng sớm không có điện để dùng

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 6/5 – 12/5/2024): Đầu hè hàng loạt khu vực dân cư sáng sớm không có điện để dùng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Nam Định, trong tuần một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Nam Định, huyện Vụ Bản, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực…

4 tàu cá ở Quảng Bình chìm do dông lốc, nhiều ngư dân mất tích trên biển

4 tàu cá ở Quảng Bình chìm do dông lốc, nhiều ngư dân mất tích trên biển

Thời sự - 2 giờ trước

Do gặp dông lốc bất ngờ trên biển, 4 tàu cá của Quảng Bình bị chìm. Nhiều ngư dân được cứu sống nhưng vẫn còn 11 người mất tích.

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm

Giáo dục - 2 giờ trước

Bộ GD&ĐT quy định, các trường đại học không yêu cầu, thoả thuận với thí sinh cam kết hoặc xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào.

TP HCM: Bắt chủ nhà hàng và nhiều nhân viên lột đồ của khách giữa quận 1

TP HCM: Bắt chủ nhà hàng và nhiều nhân viên lột đồ của khách giữa quận 1

Pháp luật - 3 giờ trước

Do khách không đồng ý trả tiền, nhân viên nhà hàng Nari Bar đã khống chế, cởi quần áo khách rồi quay video.

Tử vi tuần mới 6/5 – 12/5/2024: 4 con giáp mở cửa đón quý nhân, tài chính gặp may

Tử vi tuần mới 6/5 – 12/5/2024: 4 con giáp mở cửa đón quý nhân, tài chính gặp may

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo tử vi tuần mới từ ngày 6/5 - 12/5 hứa hẹn sẽ là quãng thời gian đầy hứng khởi và may mắn đối với 4 con giáp may mắn này.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top