Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao nhận thức về sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Thứ năm, 15:09 10/11/2011 | Chất lượng cuộc sống

GiadinhNet - Đề án sàng lọc trước và sau sinh đang triển khai ở Phú Yên đã giúp cho việc phát hiện, can thiệp sớm khá nhiều bệnh tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Đặc biệt, đã làm thay đổi nhận thức của người dân về việc tham gia các quá trình sàng lọc.

 
Thay đổi nhận thức, hạn chế dị tật

Lâu nay, phần lớn phụ nữ mang thai ở Phú Yên mỗi khi đi khám, siêu âm thai chỉ quan tâm đến giới tính, cân nặng của con chứ ít ai nhờ bác sĩ đo độ mờ da gáy, kiểm tra nhiễm sắc thể (NST) di truyền (gọi là sàng lọc) để xem thai nhi có bị dị tật bẩm sinh, bị tim bẩm sinh hay không.

Điều này vô cùng quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai con em sau này. Bởi vì, nếu được sàng lọc trong quá trình mang thai sẽ có khá nhiều khuyết tật có thể được phát hiện. Nhiều trường hợp được các bác sĩ tư vấn đình chỉ thai kịp thời hoặc một số bệnh có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hay chế độ ăn uống của bà mẹ...

Còn sàng lọc sơ sinh là sàng lọc trên những trẻ hoàn toàn bình thường về mặt hình thái nên cảm nhận ban đầu của gia đình không nghĩ là con mình bị bệnh. Vì vậy, nhiều người không muốn ai động đến con mình dù là chích một giọt máu ở gót chân để xét nghiệm. Nếu ngay sau khi đứa trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh, sẽ phát hiện một số bệnh về rối loạn chuyển hóa cơ bản cũng như rối loạn về gen, rối loạn NST. Từ đó, các bác sĩ có thể điều trị và can thiệp sớm.

TS. Võ Văn Đức - Trung tâm SLTS và SS, Đại học Y Huế - cho biết: Thời gian lấy mẫu máu gót chân của trẻ lý tưởng nhất là từ 24 – 36 tiếng sau sinh, tối đa là 48 tiếng. Khi sản phụ có tiền sử gia đình khuyết tật, cần làm một số xét nghiệm tầm soát. Khi các xét nghiệm tầm soát chỉ ra nguy cơ, các xét nghiệm chẩn đoán sẽ được tiến hành để xác định tình trạng bệnh tật. Nếu các kết quả của xét nghiệm tầm soát chỉ ra rằng người phụ nữ có nguy cơ cao dẫn đến khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi, bà mẹ sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm chẩn đoán.

Xét nghiệm chẩn đoán bao gồm: Siêu âm thai nhi chi tiết trên siêu âm ba chiều, sinh thiết mẫu gai rau thai, chọc dò nước ối và xét nghiệm máu cuống rốn của thai. Những yếu tố nguy cơ tương đối rõ ràng bao gồm: Mẹ trên 35 tuổi khi sinh con; bố trên 50 tuổi khi sinh con; tiền sử cá nhân hay gia đình có khuyết tật bẩm sinh; có con trước bị khuyết tật bẩm sinh; sử dụng một số loại thuốc vào thời điểm mang thai; đái tháo đường khi mang thai, tiền sử tiếp xúc với một số hóa chất độc hại.

Sau khi có kết quả cụ thể, các bác sĩ tiến hành tư vấn với từng trường hợp cụ thể và cả gia đình, người chồng; đưa ra tất cả các khả năng có thể xảy ra. Việc tiếp tục giữ thai hay ngừng thai hoàn toàn do gia đình lựa chọn, quyết định.

Tuy nhiên, trước thông tin về tình hình dị tật của thai nhi, thái độ của các sản phụ rất khác nhau. Từ chỗ  họ cảm thấy bất ngờ đến việc nhiệt tình tham gia vì những đứa con khỏe mạnh. Nhờ triển khai đề án, nhiều sản phụ và người nhà từ chỗ chưa mấy mặn mà với việc làm này đã thay đổi nhận thức vì nó đem lại lợi ích thiết thực cho sức khỏe và sự phát triển của con cháu sau này.

Chị Lê Thị Hồng Hương (ở Hòa Quang Bắc, Phú Hòa) cho biết: “Trước đây tôi không hiểu sàng lọc là như thế nào nhưng từ ngày tham gia chương trình sàng lọc của đề án tôi thấy rất yên tâm. Mặc dù gia đình không có tiền sử về khuyết tật nhưng khi được bác sĩ yêu cầu làm các bước kiểm tra, xét nghiệm tôi đã tình nguyện tham gia”.

Còn chị Nguyễn Thị Thanh Hiền (xã Hòa Tâm, Đông Hòa) chia sẻ: “Đi kiểm tra đo độ mờ da gáy, NST được bác sĩ kết luận con khỏe mạnh thấy rất yên tâm. Những chương trình sàng lọc như thế sẽ tạo ra những em bé an toàn, giúp cho người dân hưởng lợi rất nhiều thì tại sao không tham gia và kêu gọi mọi người cùng tham gia”.
 

Các bác sĩ thực hành đo độ mờ da gáy cho một thai phụ.

 
Tăng cường truyền thông
 

Hiện nay, Phú Yên đang triển khai trên 61 xã, phường của sáu huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tất cả cán bộ dân số, bác sĩ siêu âm đã được tập huấn tư vấn sàng lọc, kiến thức, kỹ thuật lấy mẫu máu trẻ sơ sinh…

Theo kế hoạch, trong năm 2012 đề án này sẽ nhân rộng ra toàn tỉnh. Với trình độ chuyên môn hiện nay, những thao tác sàng lọc đơn giản như: lấy máu gót chân, đo độ mờ da gáy… ở tuyến cơ sở đều đã thực hiện được.

Nhằm tạo điều kiện cho các cấp lãnh đạo địa phương và người dân hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của đề án, Chi cục DS-KHHGĐ Phú Yên đã tổ chức tư vấn cộng đồng, truyền thông giáo dục sức khỏe về tầm quan trọng và lợi ích của chương trình SLTS và SS, tư vấn và theo dõi các trường hợp có nguy cơ cao.

Bà Đỗ Thị Như Mai - Phó chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Phú Yên - cho biết: “Trình độ và sự nhận thức của người mẹ là yếu tố quan trọng quyết định đến thái độ và hiểu biết về mức độ, nguy cơ của thai nhi bị dị tật. Có những trường hợp dù được bác sĩ tư vấn rất nhiều lần nhưng vẫn không chịu thay đổi hành vi.

Điều quan trọng nhất là các sản phụ cần có kiến thức tốt về thai nghén và thái độ đúng đắn trong sàng lọc. Đặc biệt, cần nâng cao kiến thức và thái độ của người dân, cộng đồng về việc khám sức khỏe của mình và trách nhiệm với cả những đứa trẻ sẽ được sinh ra”.

Chị Lương Thị Mỹ Nữ - Cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ xã Hòa Hiệp Trung (Đông Hòa) - cho biết: “Việc triển khai đề án ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người không nhận thức được, thậm chí có người còn cho đó là chuyện không cần thiết vì trước đây người ta không làm gì hết vẫn sinh con bình thường, nhiều người dân chưa hiểu lấy máu của con cháu họ để làm gì thì quay ra thắc mắc.

Có người thì cho rằng: Cha mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, con sinh ra làm sao mắc được bệnh mà cần làm xét nghiệm. Qua nhiều lần giải thích cộng với một vài người tham gia đem lại lợi ích thiết thực đã tác động tích cực đến các gia đình khác. Nhưng về lâu dài vẫn phải liên tục tư vấn, vận động”.

TS. Võ Văn Đức nhấn mạnh: “Cần phải tăng cường truyền thông nhiều hơn nữa, tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tư vấn nhóm, tư vấn trực tiếp, phát tờ rơi, áp phích, phát thanh huyện, xã…. Như vậy, người dân mới nhớ mà tham gia. Các hoạt động phối, kết hợp giữa cán bộ chuyên trách trạm y tế và các ban, ngành, đoàn thể cần phải nhịp nhàng. Để làm được điều đó còn rất nhiều việc phải làm, trước hết là khắc phục những khó khăn hiện tại và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như tham gia tập huấn kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở”.

Thùy Thảo
(Báo Phú Yên)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top