Ngậm ngùi đồng lương
GiadinhNet - "Chúng tôi đang trông chờ vào những quyết sách từ UBND tỉnh. Anh chị em thiệt thòi quá nhiều rồi".
Chị Nguyễn Thị Tâm, CBCT xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương tranh thủ bốc cá thuê ngoài bãi biển kiếm thêm thu nhập. Ảnh: NH |
Công tác dân số tại Thanh Hoá trong những năm qua đã có những thành công nhất định. Kết thúc chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010, toàn tỉnh đã đạt mức sinh thay thế. Tỷ suất sinh thô từ 18,8% (năm 2001) giảm xuống còn 14,3% (năm 2010). Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên từ 18,4% (năm 2001) giảm xuống 11,2% (2010). Tổng tỷ suất sinh giảm từ 3,2 con/phụ nữ (2001) xuống còn 1,89 con/phụ nữ (2010)…
Để có được thành công này, công sức của đội ngũ CBCT, cộng tác viên cơ sở bỏ ra không nhỏ. Tuy nhiên, đời sống của họ hiện đang gặp không ít khó khăn. Những bất cập trong cơ chế, chế độ đãi ngộ đã phần nào làm hạn chế khả năng phát huy tính tích cực trong công việc của đội ngũ này.
Chị Nguyễn Thị Tâm là cán bộ dân số xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương đã có thâm niên 8 năm trong ngành. Quảng Nham là xã bãi ngang lớn nhất huyện, với 3013 hộ, 14.125 nhân khẩu, 13 thôn rộng lớn. Tập quán đẻ nhiều, “đẻ bằng được” con trai đã ăn sâu, bám rễ vào trong tiềm thức nhiều người dân biển nơi đây. Chị Tâm khá vất vả trong công việc truyền thông. Chị phải thường xuyên đi lại, bám sát những đối tượng sinh con một bề để vận động. Ngày trước thù lao của chị vẻn vẹn 250.000đ/tháng. Từ năm 2010 tăng lên được 710.000đ/tháng. Ngần ấy trợ cấp thật sự không đủ tiền xăng xe để đi lại vận động người dân.
Cũng như bao đồng nghiệp, ngoài công việc chuyên môn, chị Tâm tranh thủ từng giờ để làm thêm. 5 giờ sáng lật đật ra biển, bốc cá thuê từ trên tàu xuống, sau đó lại hối hả đèo thùng cá ra chợ bán, mong sao nhanh hết để còn kịp giờ đi làm. Ngay cả những lúc nghỉ trưa hay buổi tối, có ai nhờ là chị chạy xe ôm. Những ngày nghỉ, có thời gian chị theo chồng đi khoan giếng thuê. Tiền mua xe máy và tiền đi học lớp Trung cấp Y đến bây giờ vẫn chưa trả hết. “Nhiều lúc cảm thấy nản lắm, muốn bỏ việc để đi làm thuê, nhưng nghĩ lại, cả một quá trình song hành cùng ngành dân số với bao kỉ niệm vui buồn, giờ mà bỏ thì tiếc lắm! Chỉ mong sao đồng lương nhận được cao hơn để trang trải cuộc sống”, chị Tâm ngậm ngùi.
Theo Quyết định 619/2010 của UBND tỉnh Thanh Hoá: Mức trợ cấp của mỗi CBCT là 0,7. Cộng với hỗ trợ từ nguồn Chương trình mục tiêu Quốc gia, cán bộ dân số miền xuôi được lĩnh mỗi tháng 710.000đ, vùng miền núi 760.000đ. Năm 2012 Thanh Hoá có 7.435 cộng tác viên (CTV) dân số. Những năm về trước, mỗi CTV được trợ cấp 50.000đ/tháng. Đến năm 2012 tăng lên 83.000đ.
Ông Lê Bá Toàn- Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Hoằng Hóa chia sẻ: “Là một huyện rộng, dân số đông, với 49 CBCT, 510 CTV; năm 2011, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,64%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 11,9%, 80% tỷ lệ áp dụng BPTT hiện đại…Đây là những kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, công tác dân số ở huyện đang có chiều hướng đi xuống do chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ và CTV chưa tương xứng với công việc. Từ năm 2008 đã có 17 CBCT rời bỏ vị trí đi tìm công việc khác, riêng năm 2011 có 5 người bỏ việc. Những CBCT thường phải kiêm nhiệm rất nhiều việc ở xã như: Hội phụ nữ, Hội nông dân…Họ không có bảo hiểm xã hội, chỉ được đóng bảo hiểm y tế trích từ ngân sách Chương trình mục tiêu. Đã đến lúc cần có những chế độ đãi ngộ thỏa đáng hơn để họ yên tâm công tác…”.
Chị Nguyễn Thị Vy, CBCT xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) cười buồn: “Tiếng là cán bộ nhưng thực chất tôi là một nông dân thực thụ. 12 năm gắn bó với nghề, quãng thời gian quá dài. Nếu không có nhiệt huyết có lẽ tôi không bám trụ được. Nhà làm hơn mẫu ruộng, vợ chồng tôi phải vay mượn mỗi khi cuối tháng, để có tiền gửi cho con ăn học. Hàng tháng lên huyện giao ban theo định kỳ 1 lần, dưới xã giao ban 1 lần, làm thường kỳ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, kết hợp với Trung tâm y tế về địa phương khám thai, đặt vòng, kết hợp với tuyên truyền, tư vấn cho chị em… Tôi còn kiêm nhiệm cả công việc bên Hội phụ nữ…Ngần ấy tiền trợ cấp, chia ra mỗi ngày được khoảng 20.000đ, may ra đủ tiền xăng xe…”.
Chị Nghiêm Thị Lý, 26 tuổi, cán bộ dân số xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa mới vào ngành từ tháng 7/2010 băn khoăn: “Nếu tôi đóng bảo hiểm xã hội theo các đoàn thể khác ở xã, số còn lại không đến 500.000đ/tháng. Chưa lập gia đình nên tôi còn “ăn nhờ” bố mẹ. Trước khi vào ngành, xác định là khó khăn, vất vả; còn trẻ, lại chưa có gia đình nên dành hết thời gian vào công việc. Tôi đang nỗ lực hết sức, chỉ mong sớm được vào biên chế”.
Ngọc Lặc là huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa. Tại đây, công tác tổ chức bộ máy dân số tuyến xã vẫn chưa ổn định. Số cán bộ đã thay mới 100% theo Quyết định 619/QĐ-UBND tỉnh. Nhưng khi các xã chọn đủ, làm việc được một thời gian ngắn, một số cán bộ đã thôi việc do phụ cấp thấp. Hiện có 6 xã tuy chưa có quyết định chính thức của UBND huyện nhưng do nhu cầu công việc đành phải “tuỳ cơ ứng biến” tìm người thay thế để duy trì hoạt động dân số.
Ông Lò Văn Ước - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thường Xuân trăn trở: “Thường Xuân là một trong 62 huyện nghèo nhất nước. Thời gian qua, nhờ có những chính sách về dân số kịp thời nên ý thức của người dân về lợi ích của việc KHHGĐ đang dần được nâng lên. Nếu không có đội ngũ CBCT và CTV thì không thể có được thành công ấy. Sự cần mẫn, vất vả của đội ngũ này rất đáng được ghi nhận. Chúng tôi đang trông chờ vào những quyết sách từ UBND tỉnh. Anh chị em thiệt thòi quá nhiều rồi…”.
“Nếu đội ngũ CBCT được vào biên chế, do Trung tâm dân số huyện quản lý thì sẽ rất chủ động trong công việc. Hiện nay 1/3 số địa phương trên toàn quốc đưa CBCT dân số thuộc quyền quản lý của Trạm Y tế xã, nhưng thực tế cho thấy mô hình này đã nảy sinh nhiều bất cập. Những người không có chuyên môn về ngành y sẽ rất khó khăn trong vấn đề xử lý chuyên môn. Họ sẽ bị chi phối bởi khối lượng công việc quá nhiều. Chúng tôi cảm thấy rất day dứt khi mức trợ cấp cho anh chị em còn thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Đề nghị các cấp từ TƯ, địa phương nhanh chóng hoàn thiện mô hình tổ chức để ổn định bộ máy dân số tuyến cơ sở, từng bước nâng cao chế độ đãi ngộ để đội ngũ này yên tâm, gắn bó với nghề…”.
Ông Đỗ Quang Vinh- Phó giám đốc Sở Y tế - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa. |
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 1 năm trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.
Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.
Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.
Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.
Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách
Dân số và phát triển - 9 năm trướcGiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.
Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.
Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Xã hội - 10 năm trướcGiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.
Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể
Dân số và phát triển - 10 năm trướcNhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.
Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng
Đường lối - Chính sách - 10 năm trướcGiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.
Cơ cấu “dân số vàng” – cơ hội và thách thức
Dân số và phát triểnDân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại.