Ngành Dân số Việt Nam: 60 năm cam go, thử thách và tự hào
GiadinhNet - Cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác Dân số -KHHGĐ (DS-KHHGĐ) Việt Nam đã vượt qua chặng đường 60 năm đầy cam go, thử thách. Đến nay, ngành Dân số đã đạt được những thành tựu đáng tự hào...
Đầu tư đúng hướng, phát triển mạnh mẽ, toàn diện
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, bằng những nỗ lực của mình, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã đạt được những thành công gắn liền với những giai đoạn lịch sử đáng ghi nhớ.
Giai đoạn 1961-1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự gia tăng dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước, mặc dù trong lúc đất nước còn bị chia cắt làm hai miền, vừa phải song song tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược trọng đại xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, nhưng công tác DS-KHHGĐ đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với việc ban hành Quyết định 216-CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Đây là một văn bản đánh dấu sự ra đời của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện ở nước ta. Với Quyết định này, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á tiến hành công tác DS-KHHGĐ, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước. Người dân đã bắt đầu có ý thức về vấn đề dân số và chấp nhận sinh đẻ có kế hoạch.
Giai đoạn 1976 -1990, sau khi đất nước thống nhất, cuộc vận động sinh đẻ kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng giữ cương vị Trưởng ban Chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ, thường xuyên trực tiếp chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ. Các kỳ Đại hội Đảng luôn xác định công tác DS-KHHGĐ là những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển đất nước, hàng loạt văn bản về chính sách dân số đã được ban hành.
Giai đoạn 1991 - 2000 đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện đối với công tác DS-KHHGĐ ở nước ta. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề "về chính sách DS-KHHGĐ" đã mở ra một trang sử mới đối với công tác này. Từ đây, công tác DS-KHHGĐ đã có sự thay đổi cơ bản, toàn diện cả về nội dung, cách làm, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia vào công tác DS-KHHGĐ; xây dựng và từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ. Mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thôn, bản được hình thành và phát triển với phương thức hoạt động "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để tuyên truyền, vận động và cung cấp các phương tiện tránh thai. Những kết quả của công tác DS-KHHGĐ giai đoạn này vượt các mục tiêu đề ra, tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế. Ghi nhận những kết quả đạt được, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ. Việt Nam được nhận giải thưởng về Dân số của Liên Hợp Quốc năm 1999.
Từ 2001 - 2016, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước được ban hành như Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Dân số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ, Chiến lược Dân số Việt Nam 2001- 2010, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam 2011 - 2020. Dân số được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển con người của đất nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (năm 2006) và duy trì vững chắc đến nay...
Từ năm 2017 đến nay, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước mang tính bước ngoặt được ban hành như Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết số 137/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Cùng đó, nhiều chương trình đã được phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện: Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030; Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030; Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030; Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030…
Trưởng thành từng bước qua những thăng trầm
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, tổ chức bộ máy của ngành Dân số có nhiều thay đổi: Năm 2002, sáp nhập Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ với Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em thành Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Năm 2007, giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, đưa lĩnh vực DS-KHHGĐ về ngành Y tế. Từ năm 2018, thực hiện công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, nhiều địa phương đã sáp nhập Trung tâm Dân số vào Trung tâm Y tế đa chức năng huyện...
Dù có sự thay đổi về mặt tổ chức, song nhờ sự lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Chính phủ, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ đã được củng cố và từng bước được kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở; Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ.
Thập niên đầu của thế kỷ 21 đã đánh dấu sự trưởng thành của ngành DS-KHHGĐ. Chúng ta đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu về dân số mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 đã đề ra. Mức sinh giảm, số người sinh ra giảm đã làm cho tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi của Việt Nam giảm từ 42% vào năm 1979 xuống còn 25% vào năm 2015. Ngược lại, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15 - 64) tăng từ 53% lên 68,4% (2015). Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 66 triệu người trong độ tuổi lao động - nền tảng cơ hội vàng cho Việt Nam có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Chất lượng dân số Việt Nam ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên. Trong 60 năm qua, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng 33,7 năm từ 40 tuổi (1960) lên 73,7 (2020). Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3; tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện. Từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm 6,6 cm, đạt 168,1 cm ở nam (2020) và 156,2 cm ở nữ. Thành công của công tác DS-KHHGĐ trong suốt hơn nửa thế kỷ qua cũng đã góp phần đạt và về đích trước thời hạn các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về nâng cao sức khỏe bà mẹ (MDG5) và giảm tử vong ở trẻ em (MDG4).
Kế thừa và phát triển
Có được những kết quả nói trên, trước hết nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền; sự tham gia tích cực của các Bộ, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trong cả nước; sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của các nước và các tổ chức quốc tế đối với công tác DS-KHHGĐ trong suốt 60 năm qua.
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Bản chất của công tác DS-KHHGĐ là một cuộc vận động lớn với hai giải pháp về chuyên môn là truyền thông và cung cấp dịch vụ. Công tác truyền thông đã được đẩy mạnh, triển khai toàn diện, đồng bộ trên tất cả các kênh truyền thông, tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội. Các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, mỗi thành viên trong gia đình và đội ngũ những người làm công tác DS-KHHGĐ trong cả nước. Đặc biệt là lực lượng cán bộ dân số cơ sở hùng hậu, hăng say, nhiệt tình đã tích cực tuyên truyền, vận động về công tác DS-KHHGĐ đã tạo ra một cuộc vận động lớn trong toàn quốc; tạo nên sự đồng thuận, hòa hợp về các mục tiêu, lợi ích của Nhà nước với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, địa phương và của toàn xã hội.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, công tác DS-KHHGĐ vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: Mức sinh ở các vùng, miền, các tỉnh còn rất khác nhau; tỷ số giới tính khi sinh đã tăng nhanh, nếu không có giải pháp tích cực, sự mất cân bằng giới tính sẽ để lại những hệ lụy nặng nề, tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Cơ cấu dân số đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu "dân số vàng" và "già hóa dân số". Công tác sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để nâng cao chất lượng giống nòi mới bắt đầu được thử nghiệm trong vài năm gần đây. Vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống dẫn tới suy thoái giống nòi của một số dân tộc ít người đang là những vấn đề hết sức đáng quan tâm.
Trên đà thành công và kế thừa các bài học kinh nghiệm 60 năm qua, ngành DS-KHHGĐ phấn đấu triển khai thành công Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, các Chương trình đã được Chính phủ phê duyệt… góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu "dân số vàng", duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bề dày thành tích của ngành Dân số
Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, ngành DS-KHHGĐ đã luôn đoàn kết, phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Phong trào thi đua được tổ chức rộng khắp trong cả nước, thu hút sự tham gia đông đảo của các cá nhân, tập thể.
Năm 1999, ghi nhận những thành công và đóng góp của Việt Nam, Liên Hợp Quốc đã trao "Huy chương Giải thưởng Dân số Liên Hợp Quốc" cho Việt Nam.
Năm 1999, 2007, ngành Dân số được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Trong nhiều năm như 2009, 2010, 2011, 2017, 2020, Tổng cục Dân số được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua "Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua" và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Năm 2011, ngành Dân số được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Tại địa phương, nhiều cá nhân, tổ chức đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Cờ Thi đua của Chính phủ; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ Thi đua cấp Bộ; Bằng khen của Bộ trưởng; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố…
Hà Thư
Uống sữa khi bụng đói gây hại như thế nào?
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcMặc dù uống sữa được coi là một thói quen tốt cung cấp chất dinh dưỡng và canxi cho cơ thể, nhưng uống sữa khi bụng đói lại gây hại cho sức khỏe…
Hải Phòng hỗ trợ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh 2 con gái
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcGĐXH - Nhằm khuyến khích các gia đình thực hiện tốt công tác dân số, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thành phố Hải Phòng hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng sinh hai con gái và được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu cấp thành phố.
2 bài tập Pilates tăng cường sức mạnh cho nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBài tập Pilates không chỉ giúp khỏe đẹp cho phái nữ mà còn là một phương pháp tập luyện thể hình cho nam giới. Các động tác Pilates giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và giảm thiểu căng thẳng cho phái mạnh.
6 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTrong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu thai kỳ, hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Vì vậy, thai phụ có thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, nguy cơ nhiễm cúm, thủy đậu, sởi, rubella. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám ngay.
Bệnh teo não ở người già có chữa được không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTeo não có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng sinh hoạt, sống phụ thuộc vào người khác. Không những vậy, sức khỏe của người bệnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do căn bệnh này gây ra.
Nam giới nên thận trọng với 4 loại thực phẩm gây hại cho tinh trùng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChất lượng tinh trùng của nam giới suy giảm do nhiều nguyên nhân như tình trạng bệnh lý, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, trong đó có việc lạm dụng thực phẩm không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, thời gian tới, cần đảm bảo cho người cao tuổi được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng; phát huy vai trò, chủ động tham gia các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Ngày Quốc tế Người cao tuổi: Tạo nền tảng khỏe mạnh, hạnh phúc cho dân số già
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống người cao tuổi không chỉ là trách nhiệm Nhà nước, hay một bộ, ngành cụ thể mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRối loạn kinh nguyệt do nhiều yếu tố gây ra và ảnh hưởng đến mỗi phụ nữ theo những cách khác nhau.
Thừa Thiên Huế nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Theo lãnh đạo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, trước thực trạng già hoá dân số, việc thực hiện các chính sách đối với người cao tuổi, cần có sự liên kết và đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể địa phương, nhất là các đối tượng người cao tuổi yếu thế.
4 thói quen giúp sống thọ hơn
Dân số và phát triểnThói quen giúp kéo dài tuổi thọ được hình thành từ lối sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân. Khi xây dựng được cách sống lành mạnh, khoa học thì có thể đẩy lùi được bệnh tật.