Ngày ngồi ô tô, đêm “dzô”… bồi bàn
GiadinhNet - Xăng tăng giá đã ngay lập tức đẩy cuộc sống của nhiều gia đình tài xế taxi vào cảnh khốn khó. Ít khách, cạnh tranh khốc liệt, doanh thu giảm… đã khiến các tài xế phải “quay” đủ cách để tiết kiệm hoặc có thêm tiền cho cuộc sống gia đình.
![]() |
Lái xe Tuấn cho biết, anh phải ăn nhờ, ngủ nhờ dù ngày ngày ngồi trên xế hộp. Ảnh:CT. |
“Nhiều hôm chạy xe cả ngày về mệt lả nhưng vẫn phải đỡ vợ dọn hàng, bán hàng, rửa bát tới đêm khuya. Tới sáng sớm hôm sau khi mọi người đang yên giấc, vợ dậy thì mình cũng dậy để làm hàng đồ ăn sáng”. Anh Thao, tài xế hãng taxi Mai Linh |
Sau 7 năm gắn bó với nghề lái xe taxi, tài xế Hồng Nhật Lệ (quê Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh) khẳng định đây là khoảng thời gian khó khăn nhất mà anh từng trải qua. Sống xa nhà, anh và nhiều lái xe khác của hãng taxi Hương Lúa đều chung cảnh đi thuê trọ. Ba, bốn anh em rủ nhau thuê chung một phòng để san sẻ tiền nhà, điện nước và các khoản chi tiêu khác. Mỗi tháng thu nhập từ nghề được 5-6 triệu đồng, sống giữa Thủ đô đắt đỏ nên anh và các đồng nghiệp phải chắt chiu, tiết kiệm. Sau khi xăng tăng giá, đều đặn mỗi ngày anh và nhiều tài xế taxi khác phải tốn thêm cả trăm ngàn đồng tiền chi phí cho nhiên liệu. Mức bội chi này tương đương hơn 3 triệu đồng/tháng, bằng nửa thu nhập thời gian trước đây. Cuộc sống hàng ngày vốn eo hẹp nay càng thêm phần khó khăn hơn. “Muốn gắn bó với nghề buộc anh em phải tự cân đối chi tiêu, cắt giảm tối đa các khoản chi không cần thiết”, anh Lệ nói.
Với những lái xe kỳ cựu như anh Lệ còn đỡ hơn so với các tài xế là “lính mới”. Sau tăng giá xăng, khách đã vắng lại càng thêm phần thưa thớt, thu nhập chẳng được bao nhiêu nhưng “học phí” lót đường của các tân tài xế thì cao chót vót. Anh Vũ Văn Toàn, tài xế hãng taxi ABC cho biết, mới nhận xe được một tuần đã “dính” mấy cái biên bản. Nguyên nhân là do chưa nắm được “luật” như các cựu tài xế nhiều năm kinh nghiệm. Anh Toàn cho biết: “Đón trả khách không khéo, đôi lúc còn đi nhầm vào đường cấm thì biên bản và tiền phạt lên đến con số vài ba triệu đồng là điều khó tránh. Tháng đầu thu nhập chưa được 2 triệu đồng nhưng phải nộp phạt hơn 5 triệu đồng. Nhận việc vào lúc xăng tăng giá càng khiến nảy sinh tâm trạng chán nản”.
Lái xe cho các hãng lớn, có thị phần chiếm ưu thế ở Hà Nội cũng không nằm ngoài vòng xoáy “đói khách”, giảm thu nhập như hàng vạn tài xế của các hãng taxi khác. Ngày 4/4, khi có mặt tại bến xe Gia Lâm, chúng tôi mới thấy hết sự đìu hiu, buồn tẻ của hoạt động taxi lúc này. Tại bến xe này chỉ có taxi Group được phép đón khách ở sảnh nhưng tần suất chuyến lượt cũng thưa thớt. Điều hành của hãng cho biết, sau tăng giá cước do giá xăng tăng thì khách vắng hẳn. Các tài xế xếp hàng dài mời chào khách nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu. Chán nản nhiều tài xế ngồi ì ngáp ruồi trong xe hoặc túm nhau tán chuyện giết thời gian. Khi hỏi thì tài xế nào cũng than thở rằng gần hết nửa ngày làm nhưng người may mắn lắm cũng mới được vài “cuốc” đường ngắn.
“Trước khi quyết định không tăng giá cước, chúng tôi đã nhận được phần lớn sự đồng thuận của anh em lái xe. Các lái xe cũng nhận thức được việc trong bối cảnh hiện nay, không tăng giá cước vừa chia sẻ khó khăn với khách hàng, vừa tạo thế cạnh tranh cho chính họ khi ra đường”.
Ông Nguyễn Văn Hùng
Chủ tịch Công đoàn hãng taxi Hương Lúa |
Lái xe taxi, ăn gạo nhà gửi từ quê, ở nhờ nhà anh chị… Đó là cách để Giang Văn Tuấn (quê ở Giao Thủy, Nam Định) áp dụng để gắn bó với nghề lái taxi. “Vào hãng từ năm 2011, hàng tháng mẹ ở quê gửi gạo lên, chỗ ở thì anh chị lo, nhờ vậy mà em mới bám trụ được với nghề lái xe taxi ở Hà Nội. Nếu tự đi thuê trọ, lấy thu nhập trả tiền nhà, ăn cơm bụi thay vì ăn gạo nhà thì thu nhập còn lại chẳng đáng là bao. Không may “ăn” vài cái biên bản thế là âm tiền cả vài tháng làm việc chứ chẳng chơi”, lái xe Tuấn cho biết.
Cũng quê Nam Định, anh Thao, lái xe taxi cho hãng Mai Linh cũng phải xoay đủ cách để tồn tại với nghề. Hai vợ chồng, có thêm con nhỏ nên anh Thao không thể thảnh thơi như các lái xe độc thân khác. Hàng tháng các khoản chi tiêu gần như cố định, nhất là khoản dành cho con nhỏ nên tháng nào làm ăn kém thì anh và vợ phải nhịn ăn, bớt tiêu để dành mua sữa cho con. Theo anh Thao, thu nhập từ nghề lái xe taxi bấp bênh chẳng khác nào người đi câu. Phải hôm mưa gió thì còn có khách chứ đến mùa khô ráo là anh em… đói dài. Và để có thêm đồng ra đồng vào, anh và vợ phải mở thêm hàng ăn sáng, ăn đêm. Thức khuya, dậy sớm cực nhọc nhưng bù lại hàng tháng có thêm một khoản cố định để chi tiêu và phòng thân.
Cũng có gia đình nhỏ nhưng anh Nguyễn Văn Hiệu (quê ở Xuân Trường, Nam Định) buộc phải để vợ con ở quê. Cuộc sống gia đình chia đôi, theo anh là cảnh cực chẳng đã. Nhiều lúc mình ốm, vợ mệt, con đau đều phải tự thân mà lo bởi xa xôi cách trở. Theo anh Hiệu, nếu có gia đình, có con đi học thì các tài xế tỉnh lẻ như anh không thể sống nổi ở đất Hà Nội. “Tiền thuê nhà, điện nước, tiền chi tiêu hàng ngày rồi chuyện học hành của con cái, nếu lôi cả nhà lên đây thì không trụ nổi. Vì vậy, gia đình phải chịu cảnh mỗi người một nơi, âu cũng là cách để tồn tại trong thời buổi khó khăn này”, anh Hiệu chia sẻ.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 49 phút trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 1 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI
Pháp luật - 7 giờ trướcThí sinh N.V.K lén mang điện thoại vào phòng thi rồi chụp ảnh một phần đề môn Toán và đăng tải lên ứng dụng StudyX để giải, K còn chụp ảnh, đăng tải đề Hoá, Lý.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?