Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghề bà mụ vườn sẽ chuyên nghiệp hóa

Thứ sáu, 09:02 17/02/2012 | Chất lượng cuộc sống

Không được đào tạo, rất nhiều bà mụ lúng túng không xử trí được những tai biến sản khoa. Vì vậy, ngay từ bây giờ cần lưu ý đào tạo những bà mụ trẻ để "chuyên nghiệp hoá" lực lượng này.

Các cô đỡ thôn bản đỡ đẻ tại trạm y tế.
Dễ tai biến

Cho tới giờ, gia đình chị Nông Thị T (xóm Huyền Du, xã Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, Cao Bằng) vẫn chưa quên cái chết tức tưởi của chị vì nạo thai tại nhà một bà mụ vườn (xóm Đoỏng Hủ cùng xã). Kết quả khám nghiệm xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị T là do nạo thai làm thủng dạ con.

Tại các tỉnh khác, tai biến sản khoa do bà mụ vườn đỡ cũng khá phổ biến. Bác sĩ Lê Thị Thanh Bình - Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn (Phú Thọ) cho hay, tai biến thường gặp là bà mụ làm thủng dạ con, xử trí chậm gây ngạt thai, lấy dây rốn của em bé quá sớm khiến tử cung của sản phụ bị kéo lộn ngược ra ngoài...

Bác sĩ đã từng cấp cứu cho khá nhiều sản phụ như vậy và tính mạng của họ đều "ngàn cân treo sợi tóc". Ngoài ra, các bà mụ vườn đỡ đẻ không có dụng cụ an toàn nên trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng huyết, uốn ván sơ sinh, mẹ thì bị sản giật, băng huyết...

Thực trạng này cho thấy, trong những năm qua, dù Bộ Y tế, chính quyền các địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, nhưng ở vùng sâu, xa vẫn chưa thể "phủ" hết được. Nhiều thôn bản vẫn đang thiếu nghiêm trọng nguồn cán bộ chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong khi hầu hết các bà mụ vườn đều đã già yếu. Do đó, việc tăng cường cán bộ y tế, nhất là "trưng dụng" các bà mụ vườn trẻ được xem là cần thiết.

Ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đánh giá rất cao mô hình đào tạo cô đỡ thôn bản - một lớp thế hệ kế cận cho các bà mụ vườn xưa: "Tuy Việt Nam được đánh giá chăm sóc sức khoẻ sinh sản tốt, song vẫn còn sự khác biệt khá lớn về tử vong mẹ và trẻ em giữa các vùng miền. Ở vùng núi phía Bắc, tỷ lệ tử vong mẹ cao gấp 3-4 lần so với ở vùng đồng bằng. Vì vậy rất cần có các cô đỡ để cải thiện tình trạng trên".

Cần được đào tạo bài bản
 
UBND tỉnh Hà Giang đã cam kết trích ngân sách địa phương hỗ trợ Sở Y tế mở 11 lớp đào tạo cô đỡ thôn bản. Hiện chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản cũng đã được tiến hành làm điểm ở 2 tỉnh khác là Ninh Thuận và Kon Tum để tiến tới nhân rộng mô hình trong cả nước.
Bộ Y tế đang xúc tiến các chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản hướng tới các bà mụ vườn. Cô Hoàng Thị Chăn - người dân tộc Giáy ở xóm Ma Lé (xã Ma Lé, Đồng Văn, Hà Giang) là 1 trong số 14 học viên vừa tốt nghiệp lớp học dành cho cô đỡ thôn bản. Gương mặt trẻ măng (sinh năm 1990), nhưng Chăn đã là một cô đỡ thực thụ, “mát tay”. Vừa tốt nghiệp 3 tháng, Chăn đã đỡ đẻ thành công cho 2 ca, tham gia quản lý thai nghén cho 3 thai phụ khác trong thôn.
 
Chúng tôi đã cùng đoàn công tác của Sở Y tế Hà Giang đến kiểm tra khoá học thứ 2 về đào tạo cô đỡ thôn bản. Ở lớp đào tạo này, các bà mụ vườn trẻ được đào tạo cả về chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức liên quan đến lĩnh vực tâm lý hỗ trợ sinh đẻ như khám thai, kỹ năng quản lý thai nghén; hỗ trợ các trường hợp đẻ rơi và tuyên truyền cho sản phụ đến trạm y tế để khám thai, sinh nở. Học viên Nguyễn Thị Yến cho biết: “Gia đình mình, từ bà đến mẹ đều biết đỡ đẻ. Mình cũng muốn theo nghiệp của mẹ, nên đăng ký đi học để biết thêm nhiều kiến thức về giúp bà con bản làng”.

Vai trò quan trọng của bà mụ vườn và lớp kế cận là các cô đỡ thôn bản thì không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, bà Hoàng Thị Dung - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Giang còn băn khoăn bởi khó khăn lớn nhất chính là kinh phí. 100% các cô đỡ đều là người dân tộc, gia đình khó khăn, vì vậy nếu không có chế độ hỗ trợ ăn học, đi lại thì các cô khó lòng gắn bó với lớp học đều đặn trong suốt 18 tháng. Đấy là chưa nói đến trình độ nhận thức của các cô còn thấp. Hầu như các cô đang còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản khoa, trình độ học vấn lại chỉ lớp 3, lớp 4 nên việc tiếp thu kiến thức cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều cô đọc tiếng phổ thông còn chưa rõ, nên giáo viên phải vừa dạy, vừa cầm tay chỉ việc.

Theo Minh Nguyệt - Nguyễn Trang
Dân Việt

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top