Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ sỹ Kim Quế: Tuổi 70 và một thuở nhạn vàng bay trên lưng hổ

Thứ tư, 14:00 13/02/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Những môn thể thao mạo hiểm thường chỉ dành cho nam giới, vậy mà cách đây gần 50 năm, bốn “cô nương” ở Hà Nội đã làm cho hàng vạn khán giả phải tròn mắt thán phục với màn tránh đạn, đứng bắn, quỳ bắn trên mô tô…

Nghệ sỹ  Kim Quế: Tuổi 70 và một thuở nhạn vàng bay trên lưng hổ 1

Nghệ sỹ Kim Quế  năm 2012.

 
Một trong “bộ nữ tứ vàng” của thời kỳ ấy là bà Nguyễn Thị Kim Quế, năm nay tròn 70 tuổi.

Sai một li, sẽ mất mạng

Sân vận động Nam Định một sáng tháng 4 năm 1964 chật kín không còn chỗ trống. Hàng vạn người reo hò vang dậy khi 4 chiếc mô tô đột ngột xuất hiện trên đường chạy. Sáu nam nữ vận động viên (VĐV) đầu đội mũ da, mặc đồng phục màu ghi sáng, giữ khoảng cách đều tăm tắp với tốc độ khoảng 30km/h. Bất thần, họ nhảy phắt lên yên xe, trình diễn các kĩ thuật tuyệt vời chưa từng thấy ở Việt Nam lúc ấy: Đứng bắn, quỳ bắn, nghiêng mình tránh đạn, kênh thuyền, nhạn nằm, nhạn đơn, nhạn kép, nhạn ba, nhạn nằm trên xe kênh thuyền thay lốp, nhảy vòng trên yên...Người ta gọi nữ vận động viên biểu diễn mô tô như con nhạn bay trên lưng hổ quả không ngoa bởi chỉ trong tích tắc, các động tác phải chính xác tuyệt đối nếu không sẽ mất mạng. Trong số những “người hùng” ấy, có “bộ tứ nữ vàng” đầu tiên của bộ môn thể thao mô tô nghệ thuật: Nguyễn Thị Huỳnh, Trần Thị Khanh, Dương Ngọc Tuyển và cô em út Nguyễn Thị Kim Quế.

Cựu vận động viên Kim Quế (SN 1943) hào hứng kể: “Đó là buổi biểu diễn đầu tiên của “Câu lạc bộ Motor quốc phòng Hà Nội” trước công chúng cả nước trong buổi khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc. Khoảng 6h sáng, đoàn chúng tôi gồm 6 VĐV, huấn luyện viên và một chỉ đạo viên phóng xe máy từ Hà Nội đi Nam Định. Lần đầu tiên biểu diễn kĩ thuật khó, nguy hiểm trước hàng vạn người, tôi hồi hộp cả đêm không ngủ được. Đêm đó, tôi đã viết một bài thơ dài tặng anh em để lấy tinh thần cho buổi biểu diễn ngày hôm sau.

“Có lần, đoàn được mời diễn ở SVĐ Hàng Đẫy nhưng 7h tối, tôi vẫn đang bị bố khóa cửa nhốt trong nhà. May có cán bộ của Sở TDTT TP Hà Nội đến xin, bố mới cho đi. Tôi vừa khóc vừa cười phóng vút lên xe để kịp giờ biểu diễn”, bà Kim Quế nói.

Trước buổi diễn, chúng tôi xếp hàng, nắm tay nhau, lòng đầy hồi hộp, lo lắng. Khi còi hiệu nổi, nhất là lúc tiếng máy xe giòn giã nổ “pằng pằng”, toàn thân tôi run lên, chỉ muốn được “bay” như con phượng hoàng giữa bầu trời. Chiếc xe IJ hơn 350 phân khối, nặng 180kg trở nên ngoan ngoãn dưới đôi chân chúng tôi như một cỗ máy biết vâng lời. Tôi có vóc dáng bé nhỏ nên “bay” ở giữa và đồng thời là chân trụ chính. VĐV Nguyễn Hữu Nhuệ “bay” trên cùng. Ngửa người phía sau là VĐV Tiến Bồng. Nhờ các đồng đội “ăn khớp”, nhóm chúng tôi đã hoàn thành buổi diễn đầu tiên xuất sắc”.

Bà Kim Quế chỉ vào từng người trong tấm ảnh bìa họa báo năm xưa mà nhắc lại rành rọt những “kỹ nghệ” đỉnh của nghề mô tô bay.

Bố đánh đòn, con vẫn tập

Động tác kĩ thuật khó trên đây, sau này cũng được Kim Quế và 2 nam VĐV trình diễn khắp cả nước và bức ảnh “nhạn bay” tuyệt vời  này đã vinh dự được lên trang bìa Họa báo Việt Nam số 84/1964, ghi lại hình ảnh đẹp của một thế hệ vàng trong lịch sử. Nghe danh đội mô tô, nhiều địa phương ở miền Bắc đã gửi công văn về Sở Thể dục thể thao Hà Nội mượn đội biểu diễn về phục vụ bà con ở tỉnh mình trong những dịp trọng đại. Đặc biệt, sau buổi diễn ở sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội) vào năm 1964, Chủ tịch UBND thành phố Trần Duy Hưng đã xuống tận sân thăm hỏi, tặng hoa từng người. Ông hỏi chuyện quá trình tập luyện, nơi công tác, xăng xe ở đâu cung cấp…và quay sang nói với Giám đốc Sở TDTT Hà Nội rằng: “Đây là CLB của những người dũng cảm”.

Bà Quế nhớ lại: “Năm 1960, tròn 17 tuổi, tôi được xem bộ phim “Bước ngoặt bất ngờ” của điện ảnh Xô Viết. Nhân vật nữ chính trong phim lái mô tô rất điệu nghệ khiến tôi mê lắm. Lúc ấy, mô tô và xe máy còn hiếm hơn cả máy bay nhưng tôi đã nuôi ước mơ được lái xe máy điêu luyện như cô gái Nga trong phim. Năm 1961, Sở TDTT Hà Nội tổ chức CLB mô tô quốc phòng Hà Nội (tiền thân là CLB nhảy dù - tàu lượn thành phố), tôi không kịp suy nghĩ gì, chỉ biết viết đơn xin gia nhập ngay lập tức”.

Vượt qua những vòng kiểm tra ngặt nghèo, Kim Quế là 1 trong 12 người (trong đó có 4 nữ) được chính thức tuyển chọn vào Câu lạc bộ mô tô đầu tiên của Hà Nội và cũng là đầu tiên của cả miền Bắc. Thế nhưng, để đến được với “tình yêu” mô tô, để có những hình ảnh biểu diễn tuyệt vời trước công chúng, Kim Quế đã phải trải qua nhiều gian khổ, nước mắt.
 
Nghệ sỹ  Kim Quế: Tuổi 70 và một thuở nhạn vàng bay trên lưng hổ 2

Màn biểu diễn nhạn đôi trên mô tô.

Bà Kim Quế giảng giải: “Ngày đầu đi tập, việc đầu tiên chúng tôi học dắt xe. Hồi đấy tôi chỉ nặng 39kg, trong khi chiếc xe nặng gần 2 tạ, nên phải è lưng ra đẩy. Lúc đầu bố mẹ tôi cũng phản đối kịch liệt, khóa trái cửa nhốt con gái trong nhà vì sợ tập mô tô tôi không thể sinh nở. Ham quá, tôi trèo cửa sổ trốn ra ngoài đi tập. Có hôm, tôi giả vờ đi ăn cưới nhưng mang áo tập giấu ở nhà bạn. Về nhà, tôi bị bố lôi ra đánh thừa sống thiếu chết. Nhiều lần bố đánh nặng quá, mẹ phải lén nhét mo cau vào mông con gái cho đỡ đau... ”.

Có bầu vẫn cứ đi diễn

Bà Kim Quế nhớ lại: “Trong số 4 chị em ở đội, tôi lấy chồng sớm nhất. Bố tôi bảo “mày lấy chồng, nếu chồng cho đi diễn mô tô bố mới cho đi”. Vậy là trong số vài ba chàng trai ve vãn xung quanh, tôi quyết định chọn người đồng ý tạo điều kiện cho vợ đi biểu diễn. Sau đám cưới, hai vợ chồng hứa “cai” mô tô với bố được một tuần thì UBND tỉnh Lạng Sơn mời đi biểu diễn. Tôi trốn đi. Bố tôi biết được, gọi cả hai vợ chồng đến đòi… từ mặt! Năm 1967, tôi sinh con gái đầu lòng. Nhờ con gái, tôi được tự do tham gia môn thể thao yêu thích mà không sợ bố hoặc chồng trách mắng”.

Ba năm sau, bà Quế trở lại đường đua, cùng đồng đội biểu diễn những động tác tuyệt vời trước hàng vạn người hâm mộ. Có nhiều hôm, chồng cô còn bế con đến sân vận động Hàng Đẫy xem vợ diễn.

Gần nửa thế kỉ trôi qua, kí ức cựu nữ VĐV Kim Quế vẫn nhớ như in buổi biểu diễn tại Thái Bình vào năm 1971. Mỗi khi cô xòe tay “bay” trên không trung như cánh nhạn, gần 3 vạn khán giả như nghẹt thở rồi vỡ òa, hò reo vang dậy. Khi kết thúc buổi diễn, các khán giả chân vẫn còn lấm bùn, ào ra vây lấy các VĐV, họ cồng kênh tung cô lên không trung. “Cảm giác thật tuyệt vời khiến chúng tôi quên hết bao đớn đau, mệt nhọc trong những ngày tập luyện. Tôi không ngờ, lúc đó tôi đã có bầu cô con gái thứ 2 được 1 tháng nhưng vẫn thực hiện các động tác khó như: nhảy phắt lên yên xe, nhảy qua vòng khi xe đang chạy”. Đấy cũng là thời điểm Mỹ bắn phá miền Bắc ác liệt nên CLB của Quế giải thể. Cô sơ tán theo đơn vị công tác (Cty may 40).

Chỉ vào bức ảnh đứng trên bục nhận Huy chương Bạc của môn bóng bàn dành cho người cao tuổi, bà kể: “Nghỉ mô tô, tôi tưởng mình… chết luôn. Người tôi bắt đầu sồ ra như khúc giò bung lạt, béo, huyết áp tụt. Tôi cầm vợt đi tập bóng bàn. Những tưởng môn thể thao “tay ngang” chỉ để cứu vãn sức khỏe tức thời nhưng nó lôi cuốn tôi không kém. Lúc ấy tôi làm tổ trưởng tổ sản xuất Công ty may 40, kiêm bí thư đoàn. Cứ mỗi lần cầm vợt, chúng tôi lại mang về một chiếc huy chương cho nhà máy. Đến nay, tổng cộng tôi có gần 20 huy chương cá nhân các loại thuộc bộ môn bóng bàn”.

Năm 1984, bà Kim Quế làm Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Đống Đa cho đến nay. Cứ chiều chiều, ngày mưa cũng như nắng, người ta lại thấy một bà lão cầm vợt đến Trung tâm thể thao số 5 Thái Hà, Hà Nội.

Tạm biệt “người phụ nữ đi bình bịch”, tôi vẫn không khỏi giật mình khi nhớ lại lời của anh Nguyễn Thanh Trà, Phó Chủ nhiệm CLB mô tô Hà Nội: “CLB  mô tô Hà Nội ngày nay có 200 người nhưng chỉ có một nữ. Với các kĩ thuật khó, nam giới có chiều cao và sức khỏe nhưng phụ nữ thể lực yếu nên rất khó khăn. Đặc biệt, xe biểu diễn phải từ 400 phân khối trở lên nên phụ nữ phải hy sinh nhiều về thể xác, chịu đau đớn khi tập luyện. Thậm chí, họ có thể gãy tay, chân là chuyện thường. Không những thế, tinh thần của người phụ nữ ấy cũng phải là tinh thần thép mới chịu đựng được trong lúc biểu diễn”. Lời tâm sự này, phải chăng dành riêng cho “nhạn vàng” Kim Quế ?

Mỹ Hà
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những điều quan trọng cần biết trước khi thực hiện nghĩa vụ quân sự 2025

Những điều quan trọng cần biết trước khi thực hiện nghĩa vụ quân sự 2025

Đời sống - 8 phút trước

GĐXH - Đến độ tuổi quy định công dân sẽ được gọi hoặc tình nguyện tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy trước khi gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, người tham gia cần tìm hiểu những thông tin gì?

Tin sáng 4/10: Hà Nội cấm nhiều tuyến đường để phục vụ 'Ngày hội văn hóa vì hòa bình'; Ngăn chặn người phụ nữ chuyển 200 triệu cho kẻ giả danh công an

Tin sáng 4/10: Hà Nội cấm nhiều tuyến đường để phục vụ 'Ngày hội văn hóa vì hòa bình'; Ngăn chặn người phụ nữ chuyển 200 triệu cho kẻ giả danh công an

Thời sự - 56 phút trước

GĐXH - Từ 14h ngày 4/10 đến 24h ngày 6/10 sẽ cấm triệt để các xe (trừ xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ ngày hội) trên một số tuyến đường.

Điệp khúc thời tiết khiến người dân tại Hà Nội và miền Bắc phải chi thêm tiền để bảo vệ sức khỏe

Điệp khúc thời tiết khiến người dân tại Hà Nội và miền Bắc phải chi thêm tiền để bảo vệ sức khỏe

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, Hà Nội và miền Bắc đêm lạnh ngày nắng hanh. Hình thái thời tiết này là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển do đó rất dễ mắc bệnh về hô hấp.

Sở Giáo dục Hà Nội thông tin vụ cô giáo có hành vi thân mật với nam sinh

Sở Giáo dục Hà Nội thông tin vụ cô giáo có hành vi thân mật với nam sinh

Giáo dục - 2 giờ trước

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cho biết, Sở đã nắm thông tin và xác minh rõ vụ việc xảy ra tại Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) sáng 27/9, trong tiết dạy môn Văn của một nữ giáo viên.

3 con giáp bước sang tháng 9 âm lịch Giáp Thìn 2024 công việc thuận lợi, tiền bạc khởi sắc

3 con giáp bước sang tháng 9 âm lịch Giáp Thìn 2024 công việc thuận lợi, tiền bạc khởi sắc

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH – Bước sang tháng 9 âm lịch Giáp Thìn này, 3 con giáp dưới đây sẽ đổi vận. Các con giáp này có công việc thuận lợi, tiền bạc khởi sắc so với tháng trước.

Nghẹt thở màn giải cứu bé trai bị đối tượng tâm thần cầm dao khống chế, đánh đập

Nghẹt thở màn giải cứu bé trai bị đối tượng tâm thần cầm dao khống chế, đánh đập

Pháp luật - 12 giờ trước

Ngày 3/10, Công an huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa giải cứu thành công bé trai 5 tuổi khỏi đối tượng tâm thần đang cầm dao khống chế.

Hàng triệu người dân khi tham gia giao thông sẽ thuận lợi hơn nhờ có phương pháp mới

Hàng triệu người dân khi tham gia giao thông sẽ thuận lợi hơn nhờ có phương pháp mới

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 8): Huyện Sóc Sơn thừa nhận hàng trăm tấn rác dềnh theo bão số 3, trôi về hạ lưu và xin gia hạn xử lý dứt điểm

Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 8): Huyện Sóc Sơn thừa nhận hàng trăm tấn rác dềnh theo bão số 3, trôi về hạ lưu và xin gia hạn xử lý dứt điểm

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Đại diện lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn thừa nhận bão số 3 vừa qua đã trôi nhiều rác tại điểm tập kết rác trái phép ở thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu về vùng hạ lưu sông Cà Lồ và khẳng định trong tháng 10/2024, tình trạng rác thải tại đây sẽ được xử lý dứt điểm.

Người dân phát hiện quả bom 'khủng' bên bờ suối

Người dân phát hiện quả bom 'khủng' bên bờ suối

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi làm, người dân phát hiện vật thể nghi là bom. Lực lượng chức năng xác định đây là bom còn tồn sót sau chiến tranh dài hơn 1 m, nặng 350kg.

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin vụ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin vụ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội đề nghị quận Đống Đa công khai các thông tin liên quan dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị hồ Đống Đa.

Top