Người đàn ông 30 năm đỡ đẻ miễn phí cho phụ nữ ở vùng cao Thanh Hóa
Không kể nắng mưa, sáng tối, nhận được điện thoại là ông Hà Văn Sằng ở bản Tân Hương, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, Thanh Hóa lại xách đồ nghề lên đường đỡ đẻ cho thai phụ.
Đi bộ hơn 100km học sơ cấp y
Ông Sằng năm nay 58 tuổi, nhưng rất nhanh nhẹn. Bản Tân Hương cách trung tâm xã gần 10km, nếu không liên hệ trước thì rất khó có thể gặp ông. Bởi, ngày nào ông Sằng cũng lên nương làm rẫy, nếu không thì đi đỡ đẻ hay tuyên truyền, tư vấn sức khỏe cho nhân dân.
Tân Hương là bản người Thái. Trước kia, đường vào bản rất khó khăn, để ra được trung tâm xã có khi phải đi bộ mất cả ngày. Chính vì vậy, người dân ở đây gần như sống biệt lập.

Một góc xã Tam Chung. Ảnh: Lê Dương
Ông Sằng ngày đó chỉ mới học hết lớp 4 là phải nghỉ để theo bố mẹ làm rẫy. “Ngày đó mình thích đi học lắm, nhưng vì nhà nghèo, còn phải lo từng bữa. Thức ăn chủ yếu là muối trắng và rau rừng, nên buộc phải nghỉ học sớm”, ông Sằng nhớ lại.
Mặc dù không theo học nữa, nhưng ông Sằng thường xuyên được già làng, trưởng bản nhờ đọc, viết các giấy tờ trong những buổi sinh hoạt ở địa phương.
Nói về cơ duyên đến với nghề y, ông Sằng cho biết, giữa năm 1987, địa phương có chương trình cử người tham gia khóa đào tạo sơ cấp y tá ở Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). Ông được bà con giới thiệu đi học. Lúc đó, ông mới 12 tuổi.
“Lúc giới thiệu, bản thân tôi có biết gì về y đâu. Có người còn bảo học y khó lắm. Họ bảo rất cần có y tế thôn, bản để mỗi khi ốm đau, bệnh tật còn có người thăm khám, chữa trị. Thấy bà con đặt niềm tin vào mình, tôi mạnh dạn tham gia với mong muốn sau này sẽ giúp mọi người vơi bớt phần nào khó khăn”, ông Sằng nói.

Ông Sằng chuẩn bị đồ nghề để đi thăm khám. Ảnh: Lê Dương
Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Hóa cách nhà ông hơn 100km. 9 tháng tham gia khóa học sơ cấp y tế là khoảng thời gian quá vất vả với ông lúc bấy giờ. Không có phương tiện đi lại, đường sá khó khăn nên mỗi lần đi học, ông đều phải đi bộ. Mỗi chuyến đi, ông không quên cõng theo gạo, cơm nắm ăn dọc đường.
Xong khóa học, ông Sằng về bản sinh sống và thăm, khám cho người dân những bệnh thông thường như cảm cúm, đau bụng.
30 năm đỡ đẻ không công
Theo ông Sằng, ngày đó do đường xá đi lại khó khăn, nên khi người dân đau ốm chỉ nằm ở nhà uống nước lá cây rừng, gọi thầy cúng. Đặc biệt, chuyện phụ nữ sinh con tại nhà là phổ biến.
“Năm 1995, tôi bắt đầu trở thành “cô đỡ thôn bản” khi tự tay đỡ đẻ được cho một phụ nữ sinh con tại nhà. Lúc đó, trong bản có một sản phụ chuyển dạ sinh con vào đêm, giữa tình thế cấp bách, gia đình đến nhờ, tôi lập tức mang dụng cụ y tế đến.

Bộ dụng cụ, đồ nghề đơn sơ. Ảnh: Lê Dương
Lần đầu đỡ đẻ, tôi loay hoay mãi. Tôi phải trấn an và nhớ lại những kiến thức đã học rồi thực hiện theo từng bước. Lúc bấy giờ dụng cụ y tế sơ sài, sau khi bé chào đời, tôi phải dùng thanh nứa để cắt dây rốn, dùng dây gai thắt rốn cho cháu. Khi ca đỡ đẻ thành công, mẹ tròn con vuông, tôi mới thở phào nhẹ nhõm”, ông nhớ lại.
Theo ông Sằng, từ khi đỡ đẻ thành công, trong làng cứ phụ nữ nào sinh con lại gọi đến ông. Nhiều hôm sản phụ chuyển dạ vào nửa đêm, gia đình đến gọi, ông lại cấp tốc lên đường. Gia đình đang đi làm trên nương, có người sinh con, ông cũng chạy lên tận nơi…
Ông đã làm công việc này 30 năm qua, đỡ đẻ được cho gần 100 sản phụ trong bản và các bản lân cận.
Điều đặc biệt, trong suốt những năm làm “cô đỡ thôn bản”, ông Sằng không lấy một đồng tiền công nào. Ông coi đó là công việc của mình, phải giúp đỡ bà con. Ông bảo, cứ sau mỗi ca đỡ đẻ thành công là ông vui rồi.

Sau mỗi ca đỡ đẻ, ông Sằng đều cẩn thận ghi vào sổ theo dõi. Ảnh: Lê Dương
Nói về chuyện đỡ đẻ, ông Sằng bảo ông chưa đỡ hỏng cho ai bao giờ, nhưng đỡ cho vợ mình, ông lại làm mất một đứa con. Đó là năm 1996, vợ ông mang thai đứa thứ 5. Hai vợ chồng đang làm trong rẫy thì vợ đau bụng chuyển dạ. Đưa về nhà không kịp, vợ ông sinh con giữa đường.
Do không có dụng cụ y tế nên đứa con đã qua đời sau một tháng, do nhiễm trùng cuống rốn.
“Bây giờ đường sá thuận tiện, phụ nữ sinh đẻ có thể đến trạm y tế, bệnh viện, không còn việc đẻ tự nhiên ở nhà nữa, nên công việc của tôi cũng đỡ bận hơn. Dù ở thời điểm nào, cứ có ai gọi là tôi sẵn sàng đến đỡ đẻ ngay.
Công việc hiện tại của tôi bây giờ, ngoài lúc lên nương làm rẫy thì đến từng nhà dân để tư vấn sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, vận động sản phụ tham khảo thêm kiến thức sinh sản… Với mức phụ cấp khoảng 1 triệu đồng/tháng, dù lương thấp nhưng tôi rất thích công việc của mình”, ông Sằng chia sẻ.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNgày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcU xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.