Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội nguy cơ nhồi máu cơ tim cao chia sẻ có tiền sử mắc bệnh này trong suốt 20 năm
GĐXH - Bác sĩ cho biết, nếu không xử lý kịp thời, hẹp tắc tiến triển có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim, biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc đột tử.

Người bệnh có nguy cơ nhồi máu cơ tim có tiền sử tăng huyết áp
Theo thông tin từ BVĐK Tâm Anh, bà Nguyễn Bích Thủy (65 tuổi, Hà Nội) có tiền sử gia đình từ ông bà ngoại đến bố mẹ đều bị tăng huyết áp, bản thân bà cũng có bệnh lý nền tăng huyết áp hơn 20 năm nay, phải uống thuốc điều trị hàng ngày.
Trong lần tình cờ đi khám sức khỏe, bác sĩ nhận thấy bà Thủy có các dấu hiệu của bệnh mạch vành như tức ngực nhẹ khi vận động mạnh như chơi thể thao nên chỉ định thực hiện các thăm dò chuyên sâu.

Êkíp can thiệp tái thông mạch vành cho người bệnh. Ảnh: BVCC
Tại bệnh viện, ThS.BS Dương Công Lĩnh, khoa Tim mạch cho biết, kết quả điện tim, siêu âm tim và chụp CT cho thấy hai nhánh động mạch vành của bà Thủy đều bị hẹp nặng, vôi hóa dày, đặc biệt động mạch liên thất trước hẹp tới 90%. Nếu không xử lý kịp thời, hẹp tắc tiến triển có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim, biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc đột tử.
Trường hợp của bệnh nhân Thủy rất điển hình cho nhóm người tăng huyết áp lâu năm kèm mỡ máu cao dẫn đến bệnh mạch vành âm thầm và không có triệu chứng rõ rệt như đau tức ngực hay khó thở điển hình, tình trạng này hiện nay không phải hiếm.
Tái thông mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, phòng ngừa biến chứng
Bà Thủy được chỉ định nhập viện và can thiệp tái thông mạch ngay. Do tổn thương lan rộng phức tạp, ekip quyết định chia quá trình can thiệp thành hai thì. Ở thì đầu, các bác sĩ đặt hai stent tại động mạch vành phải có mức độ hẹp 80- 90%.
Sau khoảng 4 ngày, bà Thủy hồi phục tốt. Ekip tiến hành can thiệp thì hai với tổn thương nặng nhất ở động mạch vành trái, mạch hẹp khít, xơ vữa cứng, gấp, xoắn, khúc khuỷu. Bác sĩ sử dụng đầu mũi khoan kim cương đường kính cực nhỏ được đưa vào mạch vành qua dây dẫn nhỏ và quay siêu tốc để khoan mảng xơ vữa bị canxi hóa thành vi hạt, sau đó các vi hạt này sẽ được hấp thu vào máu. Sau khi khoan bề mặt lòng động mạch vành trơn nhẵn bớt vôi, tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ tiếp tục đặt thêm 3 stent vào các vị trí hẹp.
Theo bác sĩ Lĩnh, việc chia làm 2 thì can thiệp giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn, giảm các nguy cơ biến chứng như suy thận, mất máu trong quá trình can thiệp, hay rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim do quá trình can thiệp kéo dài.
Chỉ sau 1 ngày can thiệp, bà Thủy hết mệt và tức ngực, có thể đi lại và sinh hoạt bình thường, tinh thần lạc quan phấn chấn. Sau khi ra viện, bà Thủy cần tuân thủ phác đồ điều trị nội khoa, duy trì hiệu quả sau can thiệp, ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, bà Thủy cũng cần thay đổi lối sống, hạn chế các thực phẩm làm tăng chỉ số mỡ máu như mỡ phù tạng động vật, thực phẩm chiên xào…; nên tăng cường thịt gà, cá, rau xanh…; tập thể dục thể thao đều đặn, cường độ vừa phải.
Phòng ngừa các yếu tố gây nhồi máu cơ tim
Bác sĩ Lĩnh nhấn mạnh những người có bệnh nền như tăng huyết áp cần duy trì dùng thuốc đều đặn, kiểm soát chỉ số huyết áp mục tiêu dưới 140/90 mmHg, đồng thời thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ, nhất là khi có các biểu hiện bất thường dù nhỏ như mệt mỏi, khó thở, tức ngực khi gắng sức….
Bác sĩ Lĩnh khuyến cáo những người có yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, hút thuốc… cần được tầm soát sức khỏe định kỳ, ngay cả khi không có dấu hiệu rõ rệt. Tình trạng mạch vành hẹp và vôi hóa tiến triển âm thầm, dễ bị bỏ qua vì triệu chứng nhẹ hoặc không đặc hiệu, đến khi phát hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, các biến chứng có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Theo thống kê bệnh mạch vành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Năm 2022, toàn thế giới ghi nhận khoảng 315 triệu ca mắc bệnh mạch vành. Năm 2021, khoảng 9 triệu ca tử vong trên toàn cầu do bệnh thiếu máu cơ tim, chủ yếu xuất phát từ bệnh mạch vành, với nguy cơ cao mắc các biến chứng như nhồi máu cơ tim.


Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị lồi xương ức có lồng ngực lồi rõ, nhô cao như "ức gà" khiến em thường xuyên mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp...

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.