Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này
GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.
Uống sữa vào thời điểm nào tốt nhất?
Sữa là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, magie, kali, vitamin D… giúp tăng cường sức khỏe. Vì vậy, bổ sung sữa vào chế độ ăn uống hàng ngày là điều cần thiết để đa dạng hóa nguồn dưỡng chất cung cấp cho cơ thể.
Theo các chuyên gia y tế, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh được lợi ích của sữa có thể phát huy vượt trội khi uống vào một thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng mà uống sữa buổi sáng hoặc buổi tối đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Ảnh minh họa
Uống sữa sau khi ăn sáng
Sữa là một loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng cao. Protein có trong sữa sau khi vào dạ dày sẽ được phân giải thành axít amin rồi hấp thụ vào cơ thể. Vì vậy, uống một cốc sữa sau khi ăn sáng và uống cách bữa ăn 1-2 giờ là thời điểm giúp cho việc tiêu hóa thức ăn có hiệu quả tốt nhất, cũng như các chất dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động đạt được mức tốt đa.
Uống sữa sau khi tập thể dục
Uống sữa vào buổi sáng là thời điểm thích hợp nếu bạn người thường xuyên tập thể dục vào sáng sớm, bởi nó sẽ cung cấp cho cơ thể đủ nhiều đạm và canxi cần thiết để xương và cơ bắp phục hồi, phát triển. Ngoài ra, uống sữa sau khi tập luyện còn hỗ trợ phát triển cơ bắp.
Uống sữa trước khi ngủ
Sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, uống một cốc sữa ấm vào ban đêm sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Chúng sẽ giúp bạn trở nên thư giãn nhờ vào loại axít amin là tryptophan, giúp não giải phóng serotonin. Serotonin giúp cải thiện tâm trạng, thúc đẩy thư giãn và sản xuất hormone melatonin được giải phóng từ não.
6 nhóm người nên hạn chế uống sữa
Người bị viêm loét dạ dày
Người bị viêm loét dạ dày không nên uống sữa, nhất là lúc bụng đói bởi sữa có thể gây kích ứng vết loét trong dạ dày, dẫn đến đau, sưng tấy. Trong sữa có nhiều chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản. Sự co thắt ở cơ này làm dịch vị và dịch tràng trào ngược, gây ảnh hưởng đến thực quản.

Ảnh minh họa
Người thiếu máu do thiếu sắt
Với những người đang thiếu sắt, nếu uống sữa thì sắt trong cơ thể sẽ kết hợp với muối canxi, muối phốt pho trong sữa tạo thành hợp chất không tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Người bị sỏi thận
Trong sữa có chứa nhiều canxi nên người bị sỏi thận phải cẩn trọng khi sử dụng loại thức uống này. Sau khi uống sữa từ 2 – 3 tiếng, sữa bắt đầu được hấp thụ vào cơ thể và canxi được thải ra thận. Uống sữa vào ban đêm càng nguy hiểm hơn vì nước tiểu giảm, canxi qua thận bị lắng đọng thành sỏi. Tốt nhất, người bị sỏi thận chỉ nên uống sữa vào ban ngày hoặc trước 8h tối.
Người mắc viêm tụy, mật
Để tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong sữa, cần có sự tham gia của enzym lipase và nước mật. Nếu quá trình này diễn ra lâu dài sẽ gây ảnh hưởng và tạo gánh nặng cho mật, tụy. Vì vậy, những người mắc bệnh viêm tụy, mật nên kiêng uống sữa.
Người bị phẫu thuật vùng bụng
Trong sữa có chứa các chất khó tiêu, chất béo và đạm. Do đó, uống sữa khi mới trải qua phẫu thuật vùng bụng sẽ làm tăng tình trạng đầy bụng khiến bệnh nhân khó tiêu hoặc bị đau. Điều này không chỉ khiến việc phục hồi trở nên khó khăn hơn mà còn ảnh hưởng không tốt đến vết mổ.
Người có cơ địa dị ứng với sữa
Dù cơ thể đang gầy yếu hay cần phục hồi, người bị dị ứng với sữa cũng không nên uống sữa. Nếu cố gắng uống sữa, có thể bạn sẽ bị ngứa ngáy, buồn nôn, tiêu chảy. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các thực phẩm chứa dinh dưỡng tương tự với sữa như cá, thịt, trứng, đậu phụ…

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcUng thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.