Người Việt cao thêm 4 cm sau 35 năm
Chiều cao trung bình của người Việt trưởng thành là 1,61m, cao thêm 4 cm sau 35 năm. Lượng thịt tiêu thụ trong bữa ăn của người Việt đã tăng gấp rưỡi (từ 51g lên 84g), thế nhưng rau xanh lại giảm đi.
Tiến sĩ Lê Danh Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, khẩu phần ăn hằng ngày của người dân đang có rất nhiều thay đổi những năm gần đây. Mức năng lượng khẩu phần từ năm 1985 đến nay không thay đổi đáng kể nhưng cơ cấu sinh năng lượng trong khẩu phần ăn thay đổi.
Cách đây 10 năm, phần trăm năng lượng do protein chỉ chiếm 11% thì nay đã tăng lên mức hơn 15%. Đặc biệt, phần trăm năng lượng do lipid đã tăng lên gấp đôi. Điều này cho thấy người Việt đang ngày càng ăn nhiều chất đạm hơn. Trung bình một năm một người ăn khoảng 30,2 kg thịt, trong khi Hàn Quốc chỉ ăn 26,6 kg.
Điều này thực sự đáng lo ngại vì tình trạng thừa cân, béo phì ở nước ta đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở nhóm 50-60 tuổi. Gần 6 phần trăm trẻ dưới 5 tuổi đang bị thừa cân và béo phì. Tỷ lệ này đạt tới 12 đến 15% tại TP HCM và Hà Nội, cao hơn 6 lần so với kết quả điều tra năm 2000.
“Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng. Chúng ta chưa giải quyết được vấn đề thiếu dinh dưỡng, thế nhưng ở những vùng dân cư khá giả, thừa cân, béo phì tăng, đây chính là 'cửa ngõ' của các bệnh mãn tính", tiến sĩ Tuyền nói.
Phó giáo sư Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân béo phì gần như tương đương với suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân. Đây là một điều rất đáng báo động vì thực tế nhiều loại bệnh có thể tránh được nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
"Vấn đề quan trọng là hướng dẫn người dân ăn như thế nào, ăn vào thời điểm nào, tỷ lệ giữa rau, thịt, cá, hoa quả như thế nào cho phù hợp, bữa nào là bữa chính... Nên tăng cường đa dạng bữa ăn, không nên ăn nhiều thịt, ở mức vừa phải, mà ăn cá có nhiều axít béo không no rất tốt cho sức khỏe... ", tiến sĩ Tiến nói.
Ngoài ra, cũng theo kết quả điều tra vẫn còn 1/3 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, đây là hậu quả của tình trạng thiếu dinh dưỡng xảy ra trong 1000 ngày đầu của cuộc đời trẻ (từ khi thụ thai đến lúc 2 tuổi).
Ông Rajen Kumar Sharma, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho biết, đã có sự thuyên giảm đáng ghi nhận của tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ nhỏ trong những năm qua ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao. Mức suy dinh dưỡng thấp còi ở các vùng miền khó khăn có thể cao gấp đôi so với vùng đồng bằng.
"Suy dinh dưỡng thấp còi là một chỉ số có giá trị nhất phản ánh tiềm năng lớn lên và phát triển của một đứa trẻ trong tương lai. Các ảnh hưởng mà suy dinh dưỡng thấp còi gây lên cho trẻ em hậu quả về thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy đứa trẻ này sẽ không thể so sánh với các trẻ em khác được nuôi dưỡng đầy đủ trong giai đoạn đầu đời", ông Rajen nói.
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.
3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcCó 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.
4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề
Dân số và phát triển - 4 năm trướcĐừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.
Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcThời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...
Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được
Dân số và phát triển - 4 năm trướcNhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.
Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?
Dân số và phát triển - 5 năm trướcXoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?
Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.
Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?
Dân số và phát triển - 8 năm trướcTrong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?
Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm
Dân số và phát triển - 8 năm trướcMột số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.
Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống
Dân số và phát triển - 8 năm trướcSa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.
4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề
Dân số và phát triểnĐừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.