Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ suy giảm chất lượng giống nòi

Thứ năm, 11:07 27/08/2009 | Chất lượng cuộc sống

Giadinh.net - Theo điều tra của Tổng cục Thống kê (năm 1989, 1999) và số liệu báo cáo của các tỉnh (2002, 2003, 2004) dân số của các dân tộc rất ít người đang đứng trước nguy cơ suy giảm chất lượng.

Người dân tộc Brâu (ảnh: Vietnamtourism).

 
Nguy cơ suy thoái giống nòi

Nước ta hiện nay có 5 dân tộc có số dân dưới 1.000 người như Si La (Lai Châu) 840 người, Pu Péo (Hà Giang) 705 người, Rơ Măm (Kon Tum) 352 người, Brâu (Kon Tum) 313 người, Ơ Đu (Nghệ An) 301 người… Các dân tộc này hiện cư trú ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, nơi khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở. Do điều kiện sống nên bà con chủ yếu làm rừng, sống phụ thuộc vào thiên nhiên, phát nương làm rẫy, canh tác lúa nước.

Với trình độ dân trí thấp, phương thức sản xuất lạc hậu nên năng suất lao động thấp, tỷ lệ hộ nghèo trên 60% (như dân tộc Si La từ 80 – 90%, dân tộc Ơ Đu 85%, Pu Péo 38%, Brâu 51%)… Hôn nhân cận huyết thống cùng mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên đã có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số của một số dân tộc ít người. Theo nghiên cứu của Viện Dân tộc học năm 2005-2006, không chỉ các dân tộc dưới 1.000 dân như trên có nguy cơ suy thoái giống nòi mà một số tộc người miền núi phía Bắc cũng đang có nguy cơ này vì tình trạng hôn nhân cận huyết thống phổ biến như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru… Đối với hôn nhân cận huyết thống, trường hợp hôn nhân con cô con cậu xảy ra khá phổ biến trong cộng đồng người Lô Lô. Tại thị trấn Mèo Vạc có 50 hộ thì có 8 trường hợp kết hôn con cô, con cậu; xã Hồng Trị năm 2005 có tới 12 trường hợp kết hôn thì có tới 8 trường hợp là quan hệ hôn nhân con cô con cậu. Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận huyết thống, trong đó những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh di truyền như mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá… Hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gene lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau và kết quả là sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.
 

Cụ già người Pu Péo gùi thực phẩm về cho ngựa (Ảnh: H.Tuấn).

Mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ điều kiện về sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Mặt khác, mang thai và sinh đẻ ở lứa tuổi vị thành niên là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong chu sinh và sơ sinh, trong đó các trường hợp chết chu sinh xảy ra ở khu vực miền núi và đồng bào dân tộc gấp nhiều lần so với vùng đồng bằng và người Kinh; đồng thời tăng tỷ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2,5 kg) hoặc dị dạng, dị tật.

Chính sách hỗ trợ các dân tộc ít người

Hiện nay, Bộ Y tế đã trình Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng dân số Việt Nam, giai đoạn 2011- 2020. Đề án tổng thể này gồm các dự án như: Dự án tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; Dự án sàng lọc bệnh trước khi sinh; Dự án chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; Dự án nâng cao chất lượng dân số của một số dân tộc có nguy cơ suy giảm; Nghiên cứu chất lượng dân số... Tổng cục DS-KHHGĐ đang dự thảo mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên nhằm loại bỏ hoặc thay đổi phong tục tập quán lạc hậu về tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở các dân tộc ít người; cải thiện chất lượng giống nòi ở các dân tộc này.

Tình trạng hữu sinh vô dưỡng, phong tục tập quán kết hôn cận huyết thống… của một số dân tộc ít người đã dẫn đến bệnh tật, tỷ lệ tử vong cao, chất lượng giống nòi suy thoái. Người Si La cũng đang có xu hướng nhỏ dần, cân nặng từ 40 – 45kg, chiều cao khoảng 1,45 – 1,60m. Người Brâu, Rơ Măm có nhiều dị tật bẩm sinh, lắm bệnh tật, tình trạng sức khỏe kém, tỷ lệ chết cao. Do điều kiện địa lý và tiếp cận dịch vụ y tế hạn chế nên các loại bệnh tật thường xuyên xảy ra và chiếm tỷ lệ cao như sốt rét, bướu cổ, phong… Theo những con số thống kê, dân tộc Si La ở Lai Châu năm 1996 có 400 người, đến năm 2004 có 451 người, trong 8 năm chỉ tăng được 51 người. Dân tộc Brâu từ năm 1999 đến 2003 chỉ tăng 9 người. Dân tộc Rơ Măm từ năm 1999 có 352 người đến 2003 chỉ còn 330 người.
Trước thực trạng trên, Nhà nước ta đã có các chính sách hỗ trợ đặc biệt nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc đối với 5 dân tộc ít người, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp đồng bào sớm hòa nhập với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc trong vùng. Ngoài các chính sách dân tộc chung mà đồng bào các dân tộc ít người được hưởng như: Quyết định 134, 13, Quyết định 32, 33, chính sách trợ giá cước… Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã phê duyệt 6 dự án Hỗ trợ, phát triển 5 dân tộc thiểu số của 5 tỉnh, với tổng số vốn đầu tư gần 76 tỷ đồng nhằm mục tiêu: Xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào; tăng số và chất lượng dân số, nâng cao năng lực, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc.
 

Với sự hỗ trợ của cộng đồng, đời sống đồng bào vùng xa đã được nâng lên (Ảnh: Vĩnh Cát).

 
Phấn đấu đến năm 2010, các dân tộc ít người này phát triển hội nhập với các dân tộc khác trong khu vực. Các dự án được triển khai từ năm 2005 – 2010 đã và đang tập trung chủ yếu vào việc đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng gồm các công trình như giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, lớp học thôn bản, nhà mẫu giáo, nhà sinh hoạt cộng đồng, thiết bị nghe nhìn… Hỗ trợ sản xuất gồm: hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, tập huấn cho các hộ về kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi; hỗ trợ giáo dục, các hoạt động văn hóa. Đồng thời hỗ trợ các hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe cho đồng bào.

Hà Anh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top