Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ vô hiệu hóa đội ngũ cán bộ dân số cấp xã: Trách nhiệm thuộc về ai?

GiadinhNet - Viên chức được tuyển vào làm công tác dân số tại trạm y tế xã lại dành tối đa thời gian để làm các nội dung y tế.

 
Trong khi đó, 34 người “bản địa” có sự tận tâm, bề dày kinh nghiệm, đủ bằng cấp đang từng ngày chờ đợi được tuyển vào để làm công việc yêu thích lại đang “ngồi chơi xơi nước” từ đầu năm 2012 đến nay. Đây là thực tế đang xảy ra tại Thái Nguyên.
 
Không ít cán bộ dân số tại Thái Nguyên đang hàng ngày hàng giờ hi vọng được tuyển dụng vào viên chức. Ảnh: V. THU
 
Nộp hồ sơ và… chờ
 
Tính đến tháng 5/2012, trọn vẹn 9 tháng trời chị Tạ Thị Sông (SN 1972, “nguyên” cán bộ chuyên trách DS –KHHGĐ xã Hà Châu, Phú Bình, Thái Nguyên) nộp hồ sơ, chờ đợi và hi vọng được tuyển dụng.
Chị Sông “bén duyên” với công tác dân số cơ sở đến nay đã được 12 năm. Chị kể: “Làm dân số cơ sở vui nhưng vô cùng vất vả, phụ cấp ít ỏi với tổng cộng được 200.000đ/tháng. Với số tiền như thế, không vì cái tâm với nghề thì không có thể lý giải bằng điều gì nữa!”.
 
Chị Sông không giấu nổi nỗi ngậm ngùi: “Mình đã cống hiến ngần ấy thời gian, giờ đột ngột nghỉ ở nhà, cũng hụt hẫng lắm!”. Theo chị Sông, niềm hi vọng được tuyển dụng thành viên chức làm công tác dân số lớn dần lên từ khi có Nghị quyết 47 (2005) của Bộ Chính trị, đến Thông tư 05 (2008) của Bộ Y tế rồi năm 2011, Nghị quyết của HĐND tỉnh giao 181 suất chỉ tiêu biên chế làm công tác dân số cấp xã. “Năm nay tôi 40 tuổi, nếu như đợt này không được nữa thì coi như “hết cửa” hi vọng! Tuyển viên chức còn được (dưới 45 tuổi), còn công chức xã thì không thể nữa rồi. Chúng tôi nhỡ nhàng nhiều lần lắm!” – chị Sông tâm sự.
 
Cũng chung số phận như chị Sông, tại huyện Phú Lương, có 5 người đã học xong trung cấp, có bề dày kinh nghiệm về công tác DS -KHHGĐ, đầy nhiệt huyết. Khi yêu cầu có bằng trung cấp, họ đi học, nhưng từ đầu  năm 2012 đến nay họ lại “ngồi chơi xơi nước”, vì công việc của họ đã có người thay thế. Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện tại có 34 người có đủ sức khỏe, bằng cấp (trong số này một số ít có bằng Trung cấp y), cùng chung nguyện vọng thiết tha được gắn bó với công việc vốn được coi là “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” này. Không ít người trong số họ, chỉ vì “nhiệt huyết đã ăn sâu vào máu” nên vẫn tham gia công tác này, dù là không công. Họ đang hàng ngày hàng giờ hi vọng được tuyển dụng vào làm viên chức dân số.
 
“Với những người đã được tuyển nhưng không có nhu cầu về công việc (làm dân số), chúng tôi sẵn sàng cho thôi việc".

(Ông Nguyễn Quyết Tâm – Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên)
Bất cập cần được xử lý
 
Thực tế cho thấy, trong quá trình tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ dân số tại Thái Nguyên đã xuất hiện những điểm bất cập, chưa đúng tinh thần Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định 116); Công điện số 695/CĐ-TTg, ngày 09/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư 05).
 
Cụ thể, Phụ lục 19 ban hành kèm theo Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 29/1/2011 của tỉnh nêu rõ: Số cán bộ được tuyển dụng sẽ về “làm công tác Dân số tại trạm y tế xã”. Trong khi đó, hầu hết các viên chức này lại dành tối đa thời gian cho công tác y tế.
 
Thêm vào đó, việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ trong các cơ quan nhà nước tại Nghị định số 116 đã nêu rõ tại Điều 8, quy định những căn cứ tuyển dụng là: “Căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế được duyệt và nguồn tài chính của đơn vị”. Thế nhưng hầu như những cán bộ này lại không có nguyện vọng gắn bó với công tác Dân số, thậm chí còn muốn “cởi bỏ”.
 
Tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này cũng ghi rõ: “Căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức hoặc đơn vị được quyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện khi tuyển dụng”.
 
Đối với ngành dân số, ngày 14/5/2008, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 05 nêu rất cụ thể những tiêu chuẩn của một cán bộ chuyên trách. Cho đến nay, khi chưa có văn bản thay thế, đây vẫn là văn bản hướng dẫn chuyên ngành chính thức. Vậy nhưng điều này lại không được tham khảo trong điều kiện xét tuyển cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ tại Thái Nguyên. 3/5 tiêu chuẩn của một cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ theo quy định của Thông tư 05 là: Có trách nhiệm, nhiệt tình với công tác dân số; Phải cư trú tại địa bàn xã; Đã tham gia các lớp đào tạo tập huấn về DS-KHHGĐ...
 
Theo ông Nguyễn Văn Trường – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên: Đến năm 2011, khi được giao 181 biên chế viên chức làm công tác Dân số ở xã, ngành y tế tỉnh Thái Nguyên cũng triển khai các hoạt động xét tuyển áp dụng đúng theo quyết định 14 của UBND tỉnh, bao gồm thành lập Hội đồng tuyển dụng, xây dựng kế hoạch, quy chế tuyển dụng và không có một tiêu chuẩn gì thêm. Với những thực tế đã được ghi nhận và phản ánh, việc thực hiện đúng tinh thần của Nghị định số 116 của Chính phủ thông qua việc tham khảo Thông tư 05 xem ra, đã bị “bỏ quên”. 
 
Đối chiếu với những quy định hướng dẫn trong Thông tư 05, việc sử dụng và quản lý cán bộ làm công tác dân số cấp xã của Thái Nguyên cũng xuất hiện những bất cập. Thông tư này ghi rõ tiêu chuẩn ở mục 3, phần 2 về chức năng nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã. Cán bộ này do Trạm trưởng y tế xã đề xuất và Giám đốc Trung tâm DS –KHHGĐ huyện quyết định và ký hợp đồng làm việc. Như vậy, cán bộ làm dân số cấp xã làm việc và chịu sự điều hành của Trung tâm DS-KHHGĐ chứ không phải là cho Trung tâm Y tế như những gì đang diễn ra tại Thái Nguyên.
 
Các nhà quản lý nói gì?
 
Trong buổi làm việc giữa đoàn công tác Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Quyết Tâm – Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên đã thẳng thắn thừa nhận: “Dù những khảo sát này được thực hiện trong thời gian ngắn, nhưng việc tuyển dụng vào làm việc lại không đúng vị trí thì rất bất ổn và nghiêm trọng. Việc này ngành y tế phải chịu trách nhiệm. Vì theo báo cáo của ngành y tế gửi sang chúng tôi tuyển dụng theo đúng quy trình chặt chẽ theo Quyết định 14”.
 
Trên thực tế, về mặt chỉ đạo chuyên môn, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên chủ trương: Cố gắng để số biên chế khi được tuyển dụng này không nhất thiết chỉ làm một việc duy nhất là dân số, mà có thể kèm thêm nhiều chương trình y tế khác của trạm. Theo một điều tra bên lề của chúng tôi, sở dĩ những người được tuyển này dù được tuyển theo diện “cán bộ làm dân số” nhưng lại chuyên tâm các chương trình y tế, một phần là do chủ trương của Sở Y tế. Hiện nay, áp lực phải có ít nhất một bác sĩ tại trạm y tế xã rất lớn nên Sở Y tế  muốn có “chiến lược dài hơi bền vững” là đưa đội ngũ có bằng y sĩ về làm công tác dân số để “tạo nguồn”, bồi dưỡng học chuyên tu lên bác sĩ để duy trì bác sĩ ở trạm xá. Tuy nhiên, việc này lại không giải quyết được vấn đề tiêu chí cán bộ DS-KHHGĐ. 
 
Giải thích cho việc trong khi chưa tuyển được người mới lại cho số cán bộ chuyên trách cũ nghỉ, đại diện Sở Y tế Thái Nguyên cho rằng: Sở đã ban hành một văn bản, trong đó nêu rõ: Tất cả các xã đã tuyển dụng được biên chế này thì phải chấm dứt hợp đồng với cán bộ chuyên trách bởi vì trong cùng một lúc, không thể chi song hành vừa ngân sách nhà nước vừa ngân sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia cho một hoạt động tại xã. Còn những xã nào chưa tuyển dụng được thì Trung tâm DS - KHHGĐ sẽ tiếp tục ký hợp đồng với các cán bộ chuyên trách đến 31/12/2011. Bắt đầu từ 1/1/2012, toàn bộ các trạm y tế xã phải phân công cán bộ làm dân số. Hiện nay, tại 34 xã chưa tuyển được viên chức làm công tác dân số, trạm y tế xã đã phân công người kiêm nhiệm. 
 
“Những vấn đề về công tác DS-KHHGĐ nếu chỉ có UBND chỉ đạo quyết liệt không thôi mà ngành Y tế không vào cuộc thì khó có thể giải quyết được. Vấn đề tồn đọng của Thái Nguyên từ khi sáp nhập đến nay chưa giải quyết được, đặc biệt là vấn đề của 34 cán bộ đang chờ tuyển dụng.
 
Với tư cách là Trưởng ban Chỉ đạo, ngay từ đầu tôi hoàn toàn ủng hộ và đề nghị quyết liệt giải quyết khẩn trương để ổn định công tác dân số. Đặc biệt, theo tôi cần quan tâm đến đội ngũ làm công tác Dân số cơ sở. Hiện nay, chúng tôi đang rà soát lại tất cả các vấn đề và chuẩn bị báo cáo thường trực Tỉnh ủy”.

(Bà Ma Thị NguyệtPhó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên)
 
(Còn nữa)
Võ Thu

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 1 năm trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 10 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top