Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ vô hiệu hóa đội ngũ cán bộ dân số cấp xã: Tuyển dụng phải đúng người, đúng việc

GiadinhNet - “Theo tôi, nếu tuyển dụng, sử dụng cán bộ dân số ở tuyến xã chưa đúng với các văn bản hướng dẫn hiện hành thì phải sửa hoặc bất cập ở chỗ nào phải tìm cách khắc phục ở chỗ đó".

 
"Nếu không sẽ tạo ra những phản ứng không tốt, không có lợi cho công tác dân số ở cơ sở”- ông Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế nhấn mạnh khi nói về công tác tuyển dụng cán bộ DS-KHHGĐ tuyến xã, phường.
 
Đối với những người làm công tác dân số sự nhiệt tình, nỗ lực, kiên trì và sáng tạo vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Ảnh: PV
 
Dân số là 1 trong 7 lĩnh vực cơ bản của ngành Y tế
 
Xin ông cho biết, Bộ Y tế đã quan tâm, chú trọng thế nào để ổn định bộ máy tổ chức cán bộ của lĩnh vực dân số, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở tuyến xã, phường?
 
- Về hệ thống tổ chức bộ máy: Ngay từ khi lĩnh vực dân số được đưa về với ngành Y tế từ năm 2008, ngành Y tế đã nhanh chóng kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy của hệ thống tổ chức ngành y tế từ Trung ương đến địa phương, trong đó có lĩnh vực DS- KHHGĐ. Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Công điện 695/CĐ-TTg, Quyết định 612/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, Thông tư 05/2008/TT-BYT của Bộ Y tế, … nhằm ổn định tổ chức bộ máy và hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ bộ máy dân số ở địa phương. Như vậy, đến thời điểm này, tổ chức hệ thống về dân số đã kiện toàn và ổn định bao gồm các cơ quan tham mưu giúp về quản lý nhà nước như Tổng cục thuộc Bộ, Chi cục thuộc Sở Y tế và các đơn vị sự nghiệp về dân số như Trung tâm DS-KHHGĐ…
 
Về chế độ đãi ngộ: Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC giữa Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và một số văn bản khác liên quan đến mã số chức danh nghề nghiệp của viên chức công tác trong lĩnh vực dân số. Hiện nay, chúng tôi cũng đang có chủ trương xây dựng chế độ phụ cấp để CTV dân số ở cơ sở được hưởng phụ cấp như nhân viên y tế thôn bản. Về đào tạo, Bộ Y tế đã xây dựng khung chương trình đào tạo cán bộ dân số bậc trung cấp và hướng tới sẽ có khung chương trình đào tạo bậc đại học và sau đại học một cách bài bản.

DS-KHHGĐ là 1 trong 7 lĩnh vực cơ bản nhất của ngành Y tế; đang cùng các lĩnh vực khác góp phần vào thực hiện các mục tiêu về DS-KHHGĐ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Y tế. Công tác DS-KHHGĐ đang đứng trước nhiều thuận lợi song cũng có nhiều khó khăn, thách thức lớn. Hiện nay, việc giảm sinh không còn là vấn đề ưu tiên số một và cấp bách nhất của công tác dân số. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức mới nảy sinh trong cơ cấu dân số (mất cân bằng giới tính khi sinh, cơ cấu dân số vùng miền), chất lượng dân số còn thấp.
 
Bất cập ở đâu, khắc phục ở đó
 
Vậy theo ông, ngành DS-KHHGĐ và cụ thể là những người làm công tác dân số cần phải làm gì để khắc phục được khó khăn, thách thức, đáp ứng và hoàn thành nhiệm vụ được giao?
 
- Để triển khai thắng lợi Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, công tác dân số thời gian tới cần tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, hạn chế sự gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh; dự báo và giải quyết tốt những vấn đề đặt ra liên quan đến sự thay đổi về cơ cấu dân số, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

Đối với những người làm công tác dân số sự nhiệt tình, nỗ lực, kiên trì và sáng tạo vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Cái giỏi của người làm công tác DS-KHHGĐ là làm thế nào thay đổi được hành vi của người dân để họ tự nguyện làm công tác DS-KHHGĐ. Muốn làm được điều đó, kỹ năng quan trọng nhất của người làm công tác dân số là kỹ năng truyền thông, vận động, giáo dục, thuyết phục. Họ phải làm sao để người dân biết chủ động tránh thai ngoài ý muốn, biết bảo vệ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho con cái trước khi kết hôn; hiểu được hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh - không lựa chọn giới tính khi sinh để sinh được con trai bằng mọi giá. Họ cũng giúp người dân hiểu được cần làm gì để có thể chủ động bước vào tuổi già để giảm bớt được nỗi lo về bệnh tật và khó khăn về tài chính...

Tất cả những điều đó, đòi hỏi người làm công tác dân số, đặc biệt là cán bộ dân số ở cơ sở phải có một nền tảng kiến thức nhất định. Trước hết phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với công việc, phải hiểu được tâm lý, tập quán của người dân để tuyên truyền vận động và phải được đào tạo bài bản về dân số. Tiếp đó, họ cũng cần bồi dưỡng, nâng cao kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, về phòng ngừa dị tật bẩm sinh… để đáp ứng được nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay của công tác dân số là nâng cao chất lượng dân số, chất lượng giống nòi.
 
Trong các số báo 58, 59, 60 (từ ngày 14 – 18/5/2012) của Báo GĐ&XH phản ánh tình trạng tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ dân số tuyến xã của Thái Nguyên có nhiều bất cập, chưa đúng tinh thần của Thông tư số 05/2008/TT-BYT của Bộ Y tế. Hầu hết 181 cán bộ mới được tuyển dụng là người ở tỉnh ngoài, chưa qua tập huấn đào tạo cơ bản về dân số, không thiết tha và không có nguyện vọng lâu dài làm công tác dân số. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
 
- Trong Thông tư 05 của Bộ Y tế đã ghi rõ tuyển dụng cán bộ dân số xã để làm công tác DS-KHHGĐ tại tuyến xã, phường chứ không phải để làm công việc khác. Cho đến thời điểm này, Thông tư 05 là hướng dẫn của Bộ chuyên ngành, thay mặt Chính phủ hướng dẫn về việc tuyển dụng cán bộ dân số, các tỉnh không thể bỏ qua trong việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ ở lĩnh vực này. Trong khi chờ đợi các văn bản mới về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và vị trí việc làm hướng dẫn Luật Viên chức thì các vấn đề liên quan đến Nghị định số 117/2003/NĐ-CP, Thông tư số 05/2008/TT-BYT...vẫn phải được triển khai. Do đó, việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ dân số ở Thái Nguyên cần thực hiện đúng với tinh thần của Nghị định và Thông tư nói trên. Theo tôi, nếu chưa đúng thì phải sửa hoặc bất cập ở chỗ nào phải tìm cách khắc phục ở chỗ đó. Nếu không sẽ tạo ra những phản ứng không tốt, không có lợi cho công tác dân số ở cơ sở, nhất là Thái Nguyên là một trong những tỉnh đã từng làm tốt công tác này trong suốt thời gian qua. 
 
 - Trân trọng cảm ơn ông!
 
 Hà Thư (thực hiện)

Việc tuyển dụng phải đúng người, đúng việc
 
Về góc độ quản lý nhà nước, việc tuyển dụng cán bộ, viên chức phải đúng người đúng việc, đó là nguyên tắc.

Việc bố trí cán bộ, con người cũng phải phù hợp với chức năng của cơ quan, tổ chức. Vì thế, phải lựa chọn nhân sự cho đúng chuyên môn, phù hợp với chức năng đó. Việc tuyển dụng cán bộ dân số xã tại Thái Nguyên như Báo GĐ&XH đã nêu là không coi trọng công tác dân số tại địa phương. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại và phổ biến thì có nguy cơ ngành dân số không thể hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao vì thiếu các chuyên gia, cán bộ chuyên môn tại cơ sở.
 
GS.TS Nguyễn Hữu Khiển
Nguyên Phó Giám đốc điều hành Học viện Hành chính Quốc gia
 
Sẽ sai lầm nếu sử dụng cán bộ  không đúng vị trí

Trong 50 năm qua, chúng ta đạt được những thành tích rực rỡ trong công tác DS-KHHGĐ là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ cán bộ dân số ở cơ sở không quản ngày đêm, sớm tối, xa xôi, đi lại khó khăn...

Công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức càng đòi hỏi các cán bộ dân số xã, phường phát huy hơn nữa vai trò là “mắt xích” quan trọng, cầu nối trong công tác DS-KHHGĐ với người dân. Họ phải gần dân nhất, hiểu được tâm tư, nguyện vọng và họ càng phải sáng tạo những cách truyền thông để chuyển tải những thông điệp để người dân hiểu, thay đổi hành vi, tự nguyện tham gia công tác DS-KHHGĐ. Nếu chúng ta tuyển dụng, sử dụng cán bộ dân số cơ sở không đúng, không đạt yêu cầu sẽ khiến đội ngũ này bị vô hiệu hóa; không hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Tôi mong ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố trong cả nước căn cứ vào các văn bản mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về công tác dân số. Có như vậy, chúng ta mới có được bộ máy đủ mạnh, tinh nhuệ, đủ lực để nâng cao chất lượng dân số, nắm bắt được vận hội của đất nước trong xu thế hội nhập chung của thế giới. 
 
Ông Đào Văn Dũng
Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo TƯ
 
V. Nguyễn - M.Anh (Ghi)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 1 năm trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 10 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top