Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiễm độc chì từ bát đĩa sứ rẻ tiền

Thứ ba, 08:11 02/11/2010 | Sống khỏe

Dạo quanh các chợ có thể bắt gặp rất nhiều đồ bát, đĩa sứ đa chủng loại, màu sắc, chủ yếu là đồ gia công và hàng Trung Quốc.

Chiếc bát, đĩa sứ rất thông dụng trong nhiều gia đình nhưng ít người biết rằng, nếu mua phải đồ gốm sứ tráng men chì thủ công thì có thể gây nhiễm độc chì cho người sử dụng.
 
Dạo quanh một vòng các chợ bán đồ bát sứ gia dụng có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều chủng loại, màu sắc mà chủ yếu là đồ gia công và hàng Trung Quốc.
 
Chị Nguyễn Thị Duyên, chợ đầu mối Hà Đông cho biết: tiền nào của nấy, nếu là đồ hàng “chợ” thì giá mỗi chiếc bát ăn cũng chỉ 3000- 4000đ, trong khi đó, giá bát sứ Hải Dương khoảng 10 - 12.000 đ, còn chưa kể đến đồ gốm sứ Minh Long thì mỗi bộ bát đĩa cũng có giá vài trăm, thậm chí vài triệu.

Bát hàng chợ chỉ dùng được 1 thời gian là các họa tiết hoa văn thường có hiện tượng bong tróc men, phôi màu.
 
Ảnh minh họa.
 
Đồ rẻ tiền thường có độ chì cao

PGS.TS Đào Xuân Phái, Bộ môn Silicat, Khoa công nghệ hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, việc sử dụng men chì đối với các sản phẩm gốm sứ đã có lịch sử nhiều thế kỷ. Men chì được ưa chuộng vì sử dụng đơn giản, đòi hỏi ít thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, không nên đổ oan cho chì như một tội đồ gây nhiễm độc cho con người.
 
Về nguyên lý khoa học, chì giúp hạ thấp nhiệt độ chảy của men, giúp khuyếch tán màu được nhanh chóng, khiến lớp men bám chắc vào xương gốm. Ưu điểm của men chì là giá thành rẻ nhưng lại cho màu sắc rực rỡ, bề mặt bóng đẹp nên đồ gốm sứ men chì thường rất hấp dẫn khách hàng.
 
Men chì nếu được pha chế đúng cách và nung ở nhiệt độ đủ cao thì ôxit chì bị khóa chặt và không có khả năng gây nhiễm độc. Nhưng ngược lại, nếu việc pha chế hoặc nhiệt độ nung không đảm bảo thì chì có thể dễ dàng tách khỏi men để hòa tan vào thức ăn đựng trong bát, đĩa gốm sứ và từ đó đi vào cơ thể người.
 
Trên thực tế, nguy cơ này rất dễ xảy ra, đặc biệt là đối với các sản phẩm rẻ tiền, được sản xuất ở các lò thủ công vì ở những nơi này, quy trình thường không chuẩn hoặc bị cắt giảm để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Các nhà khoa học cảnh báo, chì là kim loại nặng có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể người, ít bị thải loại, do vậy, dù lượng chì nhiễm độc từ bát đĩa trong mỗi bữa ăn là rất nhỏ thì sau một thời gian dài cũng có thể gây tổn thương thần kinh, thận, biến chứng tim mạch và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nên chọn đồ bát sứ trơn một màu

TS Tạ Ngọc Dũng, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng cho biết, Men chì có nhược điểm là khả năng chống mài mòn kém nên bát đĩa tráng loại men này sau một thời gian sử dụng dễ bị mòn men. Khi đó, chúng trở nên đặc biệt nguy hiểm vì lượng chì thoát ra rất nhiều và ngấm hết vào thức ăn.

Nguy cơ còn có thể đến từ các loại bát đĩa nhiều màu, lòe loẹt vì hàm lượng chì cao nhất thường tìm thấy ở các loại men có màu sắc rực rỡ, bắt mắt.

Tuy nhiên, TS Dũng cũng lưu ý tùy từng ứng dụng của vật dụng mà áp dụng công nghệ: ví dụ nếu các họa tiết được làm trang trí tay cầm chiếc cốc thì rõ ràng, chúng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêu dùng được.

Về nguyên tắc an toàn thì đúng là nên chọn đồ bát sứ trơn một màu. Khi mua bát đĩa sứ nên thử để kiểm tra độ nung và kim loại nặng độc có thể đang tồn trong bát.
 
Các cách thử như sau: Ngâm bát vào dung dịch dấm ăn, nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không nên dùng. Hoặc đổ một ít nước vào chỗ không tráng men (có thể là đế bát), nếu hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Nếu bát không hút nước là bát tốt.
 
Theo Đất Việt
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 9 phút trước

GĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Hệ lụy từ việc nhịn ăn để giảm cân cực đoan ở tuổi dậy thì

Hệ lụy từ việc nhịn ăn để giảm cân cực đoan ở tuổi dậy thì

Sống khỏe - 6 giờ trước

Tình trạng nhịn ăn cực đoan để giảm cân đang trở thành vấn nạn đáng báo động ở lứa tuổi dậy thì, gây ra những ảnh hưởng về thể chất lẫn tinh thần.

Người đàn ông phát hiện u ác tính ở cột sống từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện u ác tính ở cột sống từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì đau lưng, người đàn ông được phát hiện mắc u tương bào cột sống, một loại u ác tính tế bào miễn dịch, có nguy cơ tiến triển thành đa u tủy xương nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ nhồi máu não ngay lúc ngủ, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ nhồi máu não ngay lúc ngủ, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Chỉ vì quên uống vài cữ thuốc kháng đông điều trị rung nhĩ, hẹp van 2 lá, người phụ nữ 43 tuổi này đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh dại – giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, tiên lượng rất xấu và hầu như không còn khả năng điều trị khỏi.

Liên tiếp 2 người ở Phú Thọ bị thủng đường tiêu hóa, bác sĩ cảnh báo thói quen nguy hiểm nhiều người mắc phải

Liên tiếp 2 người ở Phú Thọ bị thủng đường tiêu hóa, bác sĩ cảnh báo thói quen nguy hiểm nhiều người mắc phải

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ đã xử trí liên tiếp 2 trường hợp bị thủng đường tiêu hóa do dị vật, nhưng người bệnh không biết đã nuốt phải dị vật từ khi nào.

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Sau khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô, cả hai anh em đều có dấu hiệu bất thường nên lập tức được đưa đi cấp cứu.

Thông tin mới nhất về tình hình các nạn nhân trong vụ 6/17 người nhập viện sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, 2 người đã tử vong

Thông tin mới nhất về tình hình các nạn nhân trong vụ 6/17 người nhập viện sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, 2 người đã tử vong

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Ngoài 2 ca tử vong, 4 trường hợp khác được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hiện sức khỏe của các bệnh nhân đã có nhiều cải thiện, có người được xuất viện.

Người đàn ông 33 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ đột quỵ trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp

Người đàn ông 33 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ đột quỵ trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Buổi trưa, khi đang làm công việc thợ hồ thì người đàn ông này có dấu hiệu đột quỵ. Anh ngã quỵ, liệt nửa người bên trái trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp.

Top