Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những ẩn ức của “cậu ấm, cô chiêu” đời mới

Quần áo toàn hàng hiệu, điện thoại cầm tay đời mới, đi học bằng xe ô tô riêng, những đứa trẻ có “mác” con nhà giàu này phải chịu nhiều áp lực vì là nhân vật nổi tiếng trong trường.

Nhiều em trở thành tâm điểm của sự chú ý và những lời bàn tán không ngớt của bạn bè trong lớp. Có trường hợp các em bị xa lánh, kỳ thị và trở nên cô đơn, lạc lõng trước mọi người. Và cái “mác” con nhà giàu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm của các em.
 

Ảnh minh họa

Tự cứa chân để được bạn bè quan tâm

Là con gái độc nhất của một nhà thầu, có mẹ làm ăn buôn bán ở nước ngoài, lên cấp III, cô bé Thương được bố mẹ tậu cho chiếc xe Mecxedec đời mới làm phương tiện đi học mỗi ngày.
 
Ngày đầu tiên bước vào lớp học, Thương đã bị coi là người đến từ “hành tinh lạ”, một bạn nam trong lớp còn nhảy dựng lên “Cô ơi! đừng hành hạ em” và  khăng khăng từ chối ngồi cạnh Thương.
 
Thương vốn ít nói, nhưng thấy các bạn tỏ ra lạnh lùng với mình thì em cũng cố gắng tìm cách bắt chuyện, nhưng chẳng có ai đáp lời. Những ánh mắt lườm nguýt đầy giễu cợt, mai mỉa của các bạn trong lớp hướng về phía Thương và chiếc điện thoại khiến em sợ hãi.
 
Em bị mọi người tẩy chay khỏi các hoạt động vui chơi, ngoại khoá của lớp. Em xin số điện thoại của các bạn trong lớp từ cô chủ nhiệm và gọi đi cho mọi người. Nhưng kết quả chẳng ai mặn mà với  việc nói chuyện với em. Mỗi lần về nhà, nghĩ đến cảnh các bạn đùa vui, thân thiện với nhau, Thương chỉ biết khóc ròng và chỉ thèm có một lần được các bạn trò chuyện, quan tâm.
 
Một lần, Thương bị vấp ngã trước cửa lớp, bị chảy máu ở chân, ở đầu. Các bạn trong lớp liền xúm lại hỏi han, xoa dầu và băng bó giúp Thương, lúc về còn có bạn dìu em ra xe ôtô và bảo em “nếu mai còn đau thì cứ nghỉ ở nhà, tớ viết đơn xin nghỉ học cho” khiến em bật khóc vì cảm động.
 
Và những ngày tiếp theo, ngày nào đến lớp em cũng bí mật dùng dao cứa vào chân mình làm chảy máu. Em quên hẳn cơn đau rách chân vì được bạn bè quây quần, động viên. Đôi chân gầy guộc, trắng xanh của em đã chằng chịt nhiều vết sẹo, vì em luôn lo sợ rằng: chỉ cần hôm nay, chân mình không bị chảy máu thì các bạn sẽ lại bỏ rơi mình...

Cậu bé có biệt danh “đô la”

Tự lái xe ô tô đi học, đến lớp mang theo cả chiếc máy vi tính xách tay sành điệu, hiện đại, Cường bị bạn bè trong lớp gọi bằng biệt hiệu “đô la”. Mỗi lần Cường lên bảng làm bài là các bạn trong lớp lại xúm lại “đấu tố” bài tập của Cường và dù em làm bài kết quả có đúng thì kiểu gì cũng bị một ai đó trong lớp đứng lên chê bai, vặn vẹo.
 
Điểm kiểm tra từng môn học của Cường đều bị các bạn xăm soi và đòi kiện. “Có đô la là mua được điểm thôi”; “Bọn nhà giàu thì học hành gì”; “Có đô la mua thầy nào chẳng được”... Ngày nào tai Cường cũng phải nạp những câu nói đó của bạn bè trong lớp.
 
Thời gian đầu tiên em còn quyết tâm học hành để chứng minh “con nhà giàu cũng học hành đàng hoàng và không có chuyện mua bán thầy cô”. Nhưng em càng học giỏi, điểm càng cao, càng được thầy cô giáo khen thì càng bị các bạn chế giễu, miệt thị và phẫn nộ nhiều hơn. Một nhóm người trong lớp của Cường còn viết đơn tố cáo gia đình Cường lên Ban giám hiệu.
 
Ngay cả khi Ban giám hiệu xuống tận lớp minh oan cho Cường thì các bạn trong lớp vẫn không nguôi  “căm thù” “lũ nhà giàu dùng tiền mua cả công lý”, “Ban giám hiệu cũng bị loá mắt vì những đồng đô la rồi”. Những câu nói miệt thị, xúc phạm ấy của bạn bè khiến cho Cường chán nản, không muốn học hành gì nữa. Đến lớp em luôn có thái độ bất cần với bạn bè, thầy cô...
 
“Bố con tớ không có tội”
 
Ngày nào đến lớp, cô bé Thảo - con của một vị chức sắc có tầm cỡ cũng phải nghe các bạn rao tin: Hôm nay, lão vụ trưởng này, thứ trưởng kia bị bắt.
 
Các bạn trong lớp em có phong trào đua nhau lên mạng tìm thông tin các quan chức bị bắt để mang về răn đe, dằn mặt Thảo và “đòi lại công lý cho người lao động”.
 
Giờ ra chơi xung quanh em là những lời mai mỉa, bóng gió “Con nhà quan thì cũng thế cả thôi. Ngu dốt và đạo đức giả”; “Chúng nó cần gì học hành, ô dù to thế thì cứ việc ngồi mát mà ăn bát vàng”; “Đời bọn đấy rồi cũng bị trả giá cả thôi, kiểu gì chẳng có quả báo”; “Sung sướng cho lắm thì có ngày chết rũ tù”... khiến cho em cảm thấy tủi nhục.
 
Có lần, giờ sinh hoạt lớp, Thảo đứng lên trước mọi người, khóc nức nở “Bố con tớ không có tội, các bạn đừng quy chụp”. Tức thì cả lớp đồng thanh “Có tật thì mới giật mình”.
 
Luôn có cảm giác sợ hãi khi bước vào lớp, Thảo nghỉ học liên miên, em luôn bị ám ảnh những câu xúc xiểm của bạn. Thảo bị suy nhược thần kinh, phải nghỉ học một năm để ở nhà điều trị. Nhưng em cầu mong sẽ ốm đau đến hết đời để không phải đi học nữa, em sợ giao tiếp với tất cả mọi người...

Theo chị Nguyễn Bích Thuỷ - phụ trách đường dây tư vấn - Uỷ ban DSGĐTE: Trong số các ca gọi điện đường dây cầu cứu có rất nhiều trẻ em thuộc đối tượng con nhà giàu. Phần đông các em bị cô đơn, lạc lõng trước bạn bè và ít có sự chia sẻ của người thân. Nhiều em gọi điện đến đường dây trong trạng thái khủng hoảng: muốn tự tử, bỏ nhà đi bụi, muốn đánh nhau thậm chí là giết chết một ai đấy...

Cũng theo chị Thủy, các em thuộc con nhà giàu có nguy cơ cao rơi vào nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Vì khi các em phải chịu những áp lực tâm lý nặng nề, thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ của những người xung quanh sẽ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật...

Hải Miên
(Theo Tạp chí Gia đình & Trẻ em)
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Gia đình - 38 phút trước

GĐXH - Dù tất bật với công việc kinh doanh, Tăng Thanh Hà luôn cố gắng dành thời gian ở bên cạnh các con.

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

Không phải đòn roi, mà chính lời nói đã đẩy đứa trẻ vào cơn khủng hoảng.

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc

Gia đình - 3 giờ trước

Con rể mặt tái mét, lắp bắp không nói được gì. Tôi đứng dậy bỏ ra khỏi phòng.

Bố chồng đi họp lớp mang về vòng vàng 100 triệu: Về đến nhà, đơ người vì 1 câu nói của con dâu

Bố chồng đi họp lớp mang về vòng vàng 100 triệu: Về đến nhà, đơ người vì 1 câu nói của con dâu

Gia đình - 10 giờ trước

Tôi không ngờ bố chồng lại giấu diếm cả nhà làm hành động này.

Chàng rể Tây mặc áo dài, đón dâu bằng tàu điện, xe buýt 2 tầng ở TPHCM

Chàng rể Tây mặc áo dài, đón dâu bằng tàu điện, xe buýt 2 tầng ở TPHCM

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

Chàng rể Tây Ban Nha cùng dàn bê tráp và họ hàng mặc áo dài, di chuyển bằng tàu điện và xe buýt hai tầng sang nhà gái đón dâu.

6 kiểu giao tiếp của cha mẹ khiến EQ của con rơi xuống vực thẳm

6 kiểu giao tiếp của cha mẹ khiến EQ của con rơi xuống vực thẳm

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Ngôn ngữ là con dao hai lưỡi, nó có thể mang đến cảm giác hạnh phúc, nhưng cũng có thể gieo rắc nỗi sợ hãi, đau thương. 6 kiểu giao tiếp dưới đây dễ khiến con tổn thương cả về trí thông minh lẫn trí tuệ cảm xúc.

Cụ ông U80 gần 30 năm bán bánh trên vỉa hè, thẫn thờ khi khách hỏi về vợ

Cụ ông U80 gần 30 năm bán bánh trên vỉa hè, thẫn thờ khi khách hỏi về vợ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Một mình ngồi bán món bánh truyền thống của người Hoa trên vỉa hè, cụ ông U80 lại chạnh lòng, buồn hiu hắt khi nghe khách quen hỏi một câu.

5 cung hoàng đạo hay u sầu

5 cung hoàng đạo hay u sầu

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Sống nội tâm và nhạy cảm nên các cung hoàng đạo này dễ rơi vào trạng thái u sầu.

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, phía sau là chuyện thắt lòng

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, phía sau là chuyện thắt lòng

Gia đình - 1 ngày trước

Khoảnh khắc thắp hương gia tiên để đi rước vợ về dinh, chú rể Hưng Yên nghẹn ngào khiến nhiều người xúc động.

Top