Những công trình 'nhái' kỳ quái ở Trung Quốc: Tháp Eiffel, Cầu tháp London hay Tượng nhân sư khổng lồ... đều có
Tờ The Sun (Anh) nhận định, Trung Quốc là nơi có luật bản quyền lỏng lẻo, thường kiếm bộn tiền từ việc sao chép ý tưởng. Nhưng giờ đây, quốc gia 1,4 tỷ dân này còn đang sao chép rất nhiều công trình nổi tiếng từ các thành phố nước ngoài.
Trong những năm qua, "phiên bản giả, kém chất lượng" của các công trình nổi tiếng thế giới xuất hiện ở nhiều thành phố cấp ba và cấp bốn của Trung Quốc.

Bản sao của Cầu tháp London ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Getty
Được xây dựng vào năm 2012, bản sao của Cầu tháp London ở một thành phố của Trung Quốc đã được ca ngợi là còn "hoành tráng hơn" so với bản gốc. Công trình sao chép, được xây dựng bắc qua một con sông ở thành phố Tô Châu (tỉnh Giang Tô), cao 40m và mang hình ảnh của cây cầu nổi tiếng ở thủ đô nước Anh. Không giống như Cầu tháp London, cầu tháp “nhái” có 4 tòa tháp thay vì 2 như bản gốc, cho phép một làn đường đôi chạy qua bên dưới.
Nhưng đó không phải là ví dụ duy nhất về kiến trúc Anh được sao chép ở Trung Quốc. Thị trấn Thames, ở quận Tùng Giang gần Thượng Hải, được hoàn thành với những con đường rải sỏi, những ngôi nhà thời Victoria và quán rượu ở góc phố. Thị trấn thậm chí còn có một hội trường thời trung cổ và một bức tượng của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill.
Và khu đô thị Thiên Đô Thành - được xây dựng ở thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang) - tự hào có Tháp Eiffel cao 108m của riêng mình. Kiến trúc và cảnh quan của khu đô thị bắt chước phong cách Paris, và cũng có một bản sao Kim tự tháp bằng kính trong Bảo tàng Louvre của Paris.

Không gian Paris với Tháp Eiffel trong khu đô thị Thiên Đô Thành ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Getty
Một bản sao của con tàu Titanic cũng đang được xây dựng ở tỉnh Tứ Xuyên. Bản sao này được cho là một phần của một địa danh du lịch mới, nhưng nó đã bị rỉ sét trong 8 năm qua. Tập đoàn đầu tư Seven Star Energy đứng sau dự án cho biết, con tàu sẽ được neo đậu vĩnh viễn trong một hồ chứa.
Theo tờ The Sun, Trung Quốc cũng là quê hương của công trình "nhái" Nhà hát Opera Sydney và Cầu cảng Sydney mang tính biểu tượng.
Ở thành phố Trừ Châu (tỉnh An Huy), Tượng nhân sư khổng lồ ở Giza (Ai Cập) được đổ bằng bê tông sừng sững trong một công viên giải trí chưa hoàn thành.

Tượng nhân sư "nhái" trong một công viên giải trí chưa hoàn thành ở Trung Quốc. Ảnh: Getty
Và một mô hình Đền Parthenon của Athens cũng đã được xây dựng tại một công viên giải trí ở thành phố Lan Châu (tỉnh Cam Túc), và Khải hoàn môn (Pháp) nằm ở độ cao hơn 10m ở huyện Khương Yển (thành phố Thái Châu, tỉnh Giang Tô).
Trong khi đó, Đấu trường La Mã ở Ma Cao có sức chứa 2.000 người và là nơi tổ chức hòa nhạc ngoài trời.
Lấy cảm hứng từ Điện Kremlin ở Moskva, một khu phức hợp mái vòm màu vàng ở Bắc Kinh có một số văn phòng chính phủ - và chi phí xây dựng lên tới 3,5 triệu USD.
Như “một thoáng nước Ý”, làng Florentia ở quận Võ Thanh (thành phố Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc) đã lấp đầy khoảng 200.000 m2 cánh đồng ngô trước đây bằng những cây cầu và kiến trúc kiểu Ý. Nơi đây thậm chí còn có một con kênh lớn chảy qua.
Trung Quốc cũng đã xây dựng một cộng đồng Hallstatt trị giá 940 triệu USD ở thành phố Huệ Châu (tỉnh Quảng Đông), sao chép thiết kế của ngôi làng hàng trăm năm tuổi ở Áo.
Và cách xa công trình gốc hơn 8.000 km, có một Tháp nghiêng Pisa ở Thượng Hải.

Khu phức hợp ở Bắc Kinh lấy cảm hứng từ Điện Kremlin (Moskva, Nga). Ảnh: Reuters
Các thiết kế "lớn, ngoại lai và kỳ quái" cần được hạn chế
Theo tờ The Sun, vào năm 2020, Chính phủ Trung Quốc đã hạn chế các bản sao của kiến trúc nước ngoài để thúc đẩy thiết kế địa phương. Một tuyên bố của chính phủ nước này cho biết, các thiết kế "ăn cắp ý tưởng, bắt chước và sao chép" hiện bị cấm tại các địa điểm công cộng mới. Tuyên bố cũng cho biết, các thiết kế "lớn, ngoại lai và kỳ quái" cần được hạn chế.
Tờ The Sun nhận định, không rõ điều gì sẽ xảy ra với các công trình giả mạo hiện có - nhưng chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ có "các cuộc thanh tra cấp thành phố".
Các nhà chức trách kêu gọi một "kỷ nguyên mới" của kiến trúc để "củng cố niềm tin văn hóa, thể hiện các nét đặc trưng của thành phố, thể hiện tinh thần đương đại và thể hiện các đặc điểm của Trung Quốc".
Tuy nhiên, theo tờ The Sun, Trung Quốc cũng không phải là quốc gia duy nhất sao chép các kiến trúc nước ngoài. Thái Lan cũng có những địa danh bắt chước vùng nông thôn nước Ý và những ngôi làng quyến rũ của nước Anh.

Nghỉ việc văn phòng, cô gái du lịch khắp thế giới miễn phí bằng cách sống trong biệt thự của giới siêu giàu
Chuyện đó đây - 23 giờ trướcSau khi nghỉ việc, Kristina đã trải nghiệm cuộc sống ở trong những ngôi nhà sang trọng trên khắp châu Âu và Mỹ.

Tiết lộ trạng thái hoàn chỉnh của tàu Titanic trước khi bị đắm
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcCon tàu Titanic huyền thoại lại gây chú ý trong tuần này, 111 năm sau ngày bị chìm xuống Bắc Đại Tây Dương, khi bản quét kỹ thuật số hoàn chỉnh đầu tiên về vụ đắm tàu được công bố.

Cuộc sống kỳ lạ của tộc người ‘máu đen’ sống trên hồ nước ngọt cao nhất thế giới: Ở nơi cô lập tưởng cổ hủ mà hiện đại đáng kinh ngạc
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTiticaca là một hồ nước ngọt rộng lớn nằm ở biên giới Peru và Bolivia, nổi tiếng là hồ nước cao nhất thế giới và sở hữu hệ thống động vật, thực vật độc đáo. Tuy nhiên, điều thực sự khiến cho hồ nước này trở nên "độc nhất vô nhị" chính là tộc người sống trôi nổi trên hồ - người Uros.

Loạt ảnh hiếm cuối thời nhà Thanh lột tả cuộc sống đặc biệt của người dân tại khu phố Tàu ở Mỹ
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcDù đi xa, song những người này vẫn luôn cố gắng gìn giữ văn hóa, phong tục của họ một cách đáng kinh ngạc.

Người phụ nữ tự tin mang bình cổ thời Càn Long đi thẩm định, chuyên gia nói: 'Xin chị bình tĩnh...'
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcCác chuyên gia tỉ mỉ kiểm tra hai chiếc bình và nói: 'Chị không phát hiện chiếc bình này có vấn đề sao?'.

Nếu không có thảm họa, điều gì sẽ xảy ra trong 500 năm nữa?
Chuyện đó đây - 3 ngày trước500 năm không phải là khoảng thời gian dài đối với toàn bộ lịch sử phát triển của nhân loại. Nếu Trái Đất không hứng chịu một thảm họa lớn, nhiều người tin rằng thế giới sẽ trải qua nhiều thay đổi thú vị và ý nghĩa trong 500 năm nữa.

Chiêm ngưỡng loạt ảnh chụp hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Thanh
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcLà vị hoàng hậu cuối cùng của Thanh triệu, cuộc đời Hoàng hậu Uyển Dung khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.

Những hình ảnh đặc biệt chỉ có tại Hàn Quốc, chứng minh đây đích thị là "đất nước ở thì tương lai"
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcLà một trong những quốc gia đi đầu tại châu Á, Hàn Quốc sở hữu vô vàn những công nghệ, cơ sở vật chất hiện đại mà ta chưa bao giờ nghe đến.

Cuộc đời vị cách cách cuối cùng của Thanh triều: Phải thay tên đổi họ sống ẩn dật đến năm 2014, cuối đời mới công khai bí ẩn gia tộc
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcDo sự chuyển biến của thời đại, cuộc đời của vị cách cách này đã gặp không ít thăng trầm.

Phổ Nghi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện, không ngờ tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính: Đó là gì?
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcPhổ Nghi và em trai ông không ngờ trong một lần đi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện lại tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính. Rốt cục trong đó viết gì?

Người phụ nữ tự tin mang bình cổ thời Càn Long đi thẩm định, chuyên gia nói: 'Xin chị bình tĩnh...'
Chuyện đó đâyCác chuyên gia tỉ mỉ kiểm tra hai chiếc bình và nói: 'Chị không phát hiện chiếc bình này có vấn đề sao?'.