Những đứa trẻ "nghiện" điện thoại, cơ thể thường sẽ có 4 thay đổi đáng sợ, cha mẹ tuyệt đối đừng xem nhẹ!
Nghiện điện thoại di động giống như một hố đen không đáy, nó ăn mòn thời gian của chúng ta một cách vô hình. Thậm chí, thứ còn đáng sợ hơn chính là: Nghiện điện thoại di động còn có thể bào mòn não bộ của trẻ, giảm thiểu tư duy và phá hỏng thói quen của trẻ...
Trẻ nghiện điện thoại di động thường sẽ có 4 thay đổi sau đây:
1. Khiến não trẻ bị suy thoái
Bác sĩ nhi khoa, Dimitri Alexander Christakis phát hiện ra rằng, bộ não bị nghiện có cấu trúc khác biệt so với bộ não khỏe mạnh. Bộ não khỏe mạnh sẽ có hình dạng đầy đặn và đường nét rõ ràng, còn bộ não bị nghiện thường teo tóp như quả óc chó khô.
Christakis nói: "Bằng cách tiếp nhận các kích thích khác nhau mỗi ngày, trẻ em mới có thể phát triển trí não khỏe mạnh".
Tác giả Elizabeth Kilby cũng đã viết trong cuốn sách "giáo dục màn hình hạn chế" rằng: "Từ sơ sinh cho đến 5 tuổi, các tế bào thần kinh trong não của trẻ sẽ xây dựng vô số kết nối và đường dẫn thần kinh nhanh gấp đôi so với những đứa trẻ sau 5 tuổi. Cuộc sống thực tế có quá nhiều thông tin đa dạng, phong phú, như: Dùng mắt nhìn màu sắc của quả táo, dùng tay sờ và cảm thụ, ngửi táo bằng mũi và nếm táo bằng miệng. Sự xuất hiện của điện thoại di động đã đơn giản hóa cách trẻ em trải nghiệm thế giới. Chúng có thể hái một quả táo chỉ bằng một cú chạm hoặc vuốt. Khi trẻ đã quen với loại thông tin được tóm tắt và đơn giản hóa như thế, chúng sẽ dần mất đi hứng thú với thế giới ba chiều ở hiện thực, lâu dần chúng sẽ không còn nhạy cảm với những thông tin phong phú bên ngoài nữa. Não không nhận được đủ sự kích thích của các giác quan, từ đó những thay đổi tiêu cực về cấu trúc và chức năng cũng sẽ xảy ra. Kết quả là khả năng nhận thức, trí tưởng tượng, khả năng tư duy,… của trẻ bị nghiện điện thoại sẽ thua kém hơn một trẻ bình thường một cách đáng kể.

(Ảnh minh hoạ)
2. Khiến trẻ không thích tư duy
Tôi đã từng đọc được một bài đăng của ai đó rằng: "Trước đây tôi rất thích đọc sách và tôi có thể đọc được những cuốn sách mang tính chuyên môn cao. Cho đến khi các đoạn video ngắn bắt đầu trở nên phổ biến, tôi thậm chí ngay cả một cuốn tiểu thuyết đơn giản cũng không thể nuốt trôi".
Tính năng lớn nhất của các sản phẩm điện tử là phản hồi nhanh chóng, bấm vào điện thoại một cái, thì nội dung, hình ảnh, thông tin và âm thanh sẽ tự động được đưa vào não.
Một khi đứa trẻ được phục vụ "tận miệng" như thế, chúng sẽ quen với những tương tác đơn giản và dễ hiểu, dần dà, chúng sẽ không có năng lượng để suy nghĩ hay tư duy độc lập nữa.
Trong cuốn "giáo dục màn hình hạn chế", Elizabeth Kilby còn nói một điều đáng sợ hơn nữa, chính là: "Sau 5 tuổi, dây thần kinh sẽ phát triển theo cơ chế cắt tỉa, nguyên tắc là giữ những gì hữu ích và cắt tỉa những gì không còn hữu dụng. Khi trẻ lớn lên và cần giải quyết các vấn đề phức tạp, chúng ta sẽ thấy những đứa trẻ nghiện điện thoại di động, não bộ sẽ phản ứng chậm và thiếu nhanh nhạy hơn, vì những dây thần kinh ít được sử dụng đã bị não cắt tỉa rồi".
3. Khiến trẻ dễ nổi nóng
Nhà văn Adam Alter đã kể trong cuốn "Irresistible" một trường hợp như thế này:
Một em bé năm tháng tuổi đang xem tạp chí điện tử, chỉ với một cái vuốt nhẹ, tạp chí đã lật qua các trang. Đứa bé đó nhảy múa với niềm vui. Sau đó, bố mẹ đứa bé mang ra một cuốn tạp chí thật để bé lật giở. Kết quả là đứa bé không thể lật cuốn tạp chí dù nó có cố gắng thế nào đi nữa. Đứa bé tức giận ném cuốn tạp chí sang một bên.
Trường hợp này cho thấy, tiếp xúc sớm với điện thoại di động sẽ khiến trẻ có nhận thức sai lầm rằng, mọi thứ đều có sẵn chỉ bằng một nút bấm. Nhận thức như vậy sẽ khiến trẻ khó chấp nhận những điều chậm chạp trong cuộc sống thực, về lâu dài chúng sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn và nóng nảy.

(Ảnh minh hoạ)
4. Khiến trẻ khó có được bạn bè trong cuộc sống thực
Tôi không biết từ khi nào mà bình luận và lượt thích đã trở thành phương thức giao tiếp được sử dụng phổ biến nhất giữa các mối quan hệ bạn bè. Lợi dụng bản năng xã hội của con người là muốn được yêu thích và chú ý. Mạng xã hội nói riêng và các ứng dụng di động nói chung đã biến nó thành chức năng mạnh nhất của mình.
Tuy nhiên, việc nghiện điện thoại di động quá mức có thể sẽ khiến trẻ mất đi ham muốn khám phá thế giới thực. Điện thoại di động cung cấp cho trẻ em một phương thức giao tiếp thuận tiện và nhanh chóng. Nó cũng khiến trẻ mất nhiều cơ hội giao tiếp mặt đối mặt hơn.
Có rất nhiều trẻ, ở trên mạng thì có một nhóm bạn đông đảo, nhưng khi trở lại thế giới thực tại thì luôn im lặng và thiếu hòa đồng. Một nghiên cứu đã chỉ ra mấu chốt của vấn đề, chính là thời gian sử dụng điện thoại di động quá nhiều, gây cản trở sự phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp xã hội, cảm xúc và có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát, đồng cảm, hiểu bản thân và các mối quan hệ của trẻ.
Cũng có trẻ em vì lệ thuộc vào điện thoại di động, thậm chí còn không để ý đến những người và vật xung quanh chúng.
Washington Post/ttvn.toquoc.vn

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy con - 16 giờ trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcTừ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcGĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcVợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy conGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.