Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những sáng kiến "thần kỳ" góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ ba, 19:33 07/05/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, những sáng kiến quan trọng của quân và dân ta có vai trò đặc biệt, đóng góp quan trọng vào thắng lợi chung của toàn chiến dịch.

Những “con cúi” chắn đạn

Trong đợt hai của chiến dịch (bắt đầu từ ngày 30/3/1954), Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã sáng tạo ra chiến thuật bao vây đánh lấn, tiêu diệt hai vị trí địch 106 và 206 bảo vệ phía tây sân bay Mường Thanh. Sáng kiến của Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 được Đại tướng Võ Nguyên Giáp biểu dương và kịp thời phổ biến ra toàn mặt trận cùng học tập và vận dụng.

Trên cơ sở những thắng lợi vừa giành được, trung đoàn phát triển vây lấn tiếp các cứ điểm 206 và 311B. Toàn bộ kinh nghiệm trước đó được vận dụng ngay vào chiến đấu. Bởi vậy, việc công kích đã diễn ra suôn sẻ, nhanh gọn mà số thương vong lại không đáng kể.

Trong sách “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết về sáng kiến này và bổ sung về những “con cúi” chắn đạn mà các chiến sĩ trung đoàn 36 đã sáng tạo ra: Nằm sâu bên trong, Huguette (Huy ghét) 1 cũng bị trung đoàn 36 bao vây bằng trận địa chiến hào từ ba ngày nay. Sau khi Huguette 7 và Huguette 6 bị tiêu diệt, Huguette 1 trở thành vị trí đột xuất ở phía bắc khu trung tâm.

Bảo vệ vị trí là đại đội 4 của lữ đoàn lê dương 13. Những tên lính lê dương ở đây chống cự khá quyết liệt. Các chiến sỹ bắn tỉa đã có kinh nghiệm kiên trì chiến thuật vây lấn, quyết tâm giành thắng lợi với tổn thất ít nhất về người và vũ khí.


Lòng quyết tâm và chiến lược khôn khéo góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Lòng quyết tâm và chiến lược khôn khéo góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Suốt thời gian chuẩn bị, cán bộ, chiến sĩ luôn luôn cùng nhau bàn bạc cách khắc phục mọi khó khăn. Họ đã dùng những con cúi làm lá chắn, đưa chiến hào từ xa tiếp cận cứ điểm. Những khối rơm bện dài 2 mét, đường kính 1,50 mét đã hút hết đạn thẳng, bảo đảm an toàn cho những người đào trận địa phía sau nó.

Tuy nhiên, đến khi chiến hào đào vào gần cứ điểm thì “con cúi” giảm tác dụng, vì không ngăn được hỏa lực lướt sườn cũng như lựu đạn từ bên trong ném ra. Tốc độ đào chiến hào chậm hẳn lại.

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 Phạm Hồng Sơn cũng từng kể rằng: “Có các chiến sĩ mới bổ sung từ đồng bằng địch hậu lên, họ nói họ là du kích đồng bằng Bắc Bộ, có kinh nghiệm đào địa đạo và đánh độn thổ. Chỉ cần trung đoàn tổ chức trận địa hỏa lực yểm hộ và tổ chức đào chiến hào lấn dũi luồn qua các lớp rào dây thép gai của địch, từ đó quân ta bất ngờ vọt lên, hai mũi giáp công lọt vào đồn địch chia cắt, tiêu diệt địch”.

Sự xuất hiện của “Xe đạp thồ”

Đây là phương tiện vận tải có số lượng đông đảo nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch này, ta đã huy động hơn 21.000 xe đạp thồ làm các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, thương binh. Để tăng thêm khả năng chuyên chở, lực lượng dân công đã nối một đoạn tre nhỏ và chắc dài khoảng 1m vào ghi-đông xe (gọi là “tay ngai” để điều khiển); buộc một đoạn tre cao hơn yên khoảng 50cm để cầm được buộc vào trục yên xe (có tác dụng vừa giữ thăng bằng vừa đẩy xe đi) và hàn thêm sắt, buộc thêm gỗ vào khung xe, tạo sự chắc chắn.


Ông Ma Văn Thắng, Phú Thọ với chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục chở 325kg hàng trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ông Ma Văn Thắng, Phú Thọ với chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục chở 325kg hàng trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lốp của xe cũng được quấn thêm vải lự, quần áo cũ, săm cũ…nhằm tăng độ bền. Nhờ các sáng kiến này, trọng tải của xe được tăng dần lên, có thể chở được gần 300kg, hoặc 2 thùng phuy nhiên liệu loại 150 lít, hoặc 15 - 20 can loại 20 lít (thời gian đầu, mỗi xe chỉ chở được 80-100kg). Đặc biệt, 2 xe đạp thồ khi gá lại có thể chở được 2 thương binh nặng (nằm) và 4 thương binh nhẹ (ngồi).

Một số xe có đi-na-mô phát điện còn được sử dụng để chiếu sáng cho các thầy thuốc phẫu thuật trong đêm. Loại xe này có lợi thế là không cần nhiên liệu, dễ sửa chữa, ngụy trang và có thể đi lẻ hoặc thành đoàn trong mọi điều kiện thời tiết. So với vận tải bằng gánh gồng, mang vác, xe đạp thồ có năng suất gấp 7-8 lần.

Một số dân công đã đạt “kỷ lục” về thồ như dân công Nguyễn Văn Ngọc (Thanh Hóa) thồ được 320 kg/chuyến, dân công Ma Văn Thắng (Phú Thọ) có chuyến chở 325 kg hàng, tức là gấp 13 lần một người gồng gánh. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, xe đạp thồ được biên chế thành từng đoàn theo địa phương. Mỗi đoàn có nhiều trung đội, đại đội (trung bình từ 30-40 xe).

Mỗi trung đội, đại đội lại chia thành các nhóm khoảng 5-6 xe để hỗ trợ nhau khi qua đèo, qua dốc. Trung đội nào cũng có một xe chuyên chở đồ nghề, phụ tùng thay thế, bếp than để sửa chữa và vá chín; đêm đi, ngày nghỉ.

Sản xuất bông băng tại chỗ và cách chuyển thương độc đáo

Vào khoảng tháng 3 gần cuối chiến dịch, việc tiếp tế từ hậu phương ra tiền tuyến gặp nhiều khó khăn. Bình thường những chuyến xe chở thuốc đi hết một tuần lễ, nay phải đi hàng tháng. Do đó, lượng bông băng bị thiếu nên phải dùng khăn mặt của quân nhu thay bông.


Lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam. Ảnh: Tư liệu

Lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam. Ảnh: Tư liệu

Trước tình hình đó, ngành quân y đã có sáng kiến bằng cách mua bông thô tại chỗ, sau đó đắp lò nung vôi, lò nấu bông kiểu dáng như bếp Hoàng Cầm. Nhờ vậy đã sản xuất được bông hút nước, phục vụ kịp thời cho chiến dịch. Sáng kiến đắp lò nung vôi còn giúp chiến sĩ quân y có vôi sống làm công tác tẩy uế. Ngoài ra anh em còn lấy dù cắt ra làm băng. Trong chiến dịch, Đại đoàn 316 đã tự sản xuất được 1.000 cuộn băng và 1.715 băng vải màn.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác chuyển thương gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ, các đơn vị đã đề ra khẩu hiệu “mỗi xe ô tô là một bệnh xá lưu động” nhằm giáo dục lái xe có ý thức đi êm để thương binh đỡ đau. Trong việc cáng bộ, anh em đã đề ra khẩu hiệu “một tổ cáng là một gia đình thân yêu”, gây được tình đoàn kết giữa thương binh và dân công.

Trong điều kiện trời mưa nhiều, dân công đã phát huy sáng kiến làm mui cáng cho thương binh; khung làm bằng tre, khi mưa nắng thì che nilon hoặc lợp lá nên thương binh không bị ướt, không bị nắng, lúc thường lại bỏ ra cho thoáng.

Đoạt đồ tiếp tế bằng đường không của địch

Khi trận Điện Biên Phủ diễn ra được 3 tuần lễ, vòng vây khép chặt, ta và địch kề cận nhau, có nơi xen kẽ. Lúc này, hàng vạn quân địch chỉ trông chờ vào phương tiện tiếp tế duy nhất là đường hàng không mà sân bay Mường Thanh liên tục bị ta pháo kích. Địch chỉ còn biện pháp duy nhất là huy động máy bay của Pháp, Mỹ để thả dù tiếp tế.


Cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam kéo pháo ra mặt trận. Ảnh tư liệu

Cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam kéo pháo ra mặt trận. Ảnh tư liệu

Về nguyên lý máy bay thả dù, muốn thả cho chính xác cần phải xuống thấp và tính được gió. Lòng chảo Điện Biên hướng Đông - Tây hẹp, chung quanh núi cao, chỉ có chiều dài theo hướng Bắc - Nam. Ở cả hai đầu hướng Bắc Nam, cao xạ pháo và súng phòng không của ta đã chiếm lĩnh.

Vì vậy, địch chỉ còn cách bay trên cao và thả ban đêm. Ở vùng lòng chảo lại thường có gió quẩn, nên thả bằng cách này dù rơi không chính xác và không theo chiều nhất định. Do đó, bộ đội ta chỉ cần chờ dù tiếp tế rơi xuống để nhặt về sử dụng.

Nhật Tân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 12 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top