Những thợ săn trả nợ rừng xanh
Làng Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) có 3 người đàn ông dân tộc Ba Na rất đặc biệt. Trước kia họ là lâm tặc kiêm thợ săn khét tiếng một vùng, giờ chính họ cả ngày trèo núi, dùng chính kỹ năng ấy gỡ từng cái bẫy, lan toả tinh thần bảo vệ cánh rừng.

Ông Djưng giới thiệu về đàn hươu trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang bảo vệ
Mưu sinh mù quáng
Từ thành phố Pleiku (Gia Lai) đến làng Đê Kjiêng gần 100km. Nơi đây lạnh hơn vùng khác do Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (417,8 km2) được ví như chiếc “tủ lạnh” khổng lồ bên cạnh. Không khí trong lành sẽ in sâu trong ký ức bất cứ ai đến ngôi làng được bao quanh bởi đồi núi này.
Như nhiều bản vùng sâu khác, người dân làng Đê Kjiêng bao đời sống dựa vào rừng và sản xuất nông nghiệp. Không ngoại lệ, ông Djưng (53 tuổi), Chưn (44 tuổi) và A Mưm (41 tuổi) trở thành những thợ săn khét tiếng và chưa bao giờ họ vào rừng đặt bẫy mà phải về tay trắng.
Ông Djưng kể, ngày xưa, từ làng Đê Kjiêng ra trung tâm huyện rất khó khăn, nên từ nhỏ bản thân ông và đám bạn chỉ biết tìm thú vui duy nhất là vào rừng bắt chim, nhặt nấm. Lớn lên, chàng thanh niên Djưng đi săn cả tuần trong rừng với những người anh, người chú để bắt bò tót, nai, lợn rừng. Có lẽ thế nên mỗi con suối, cánh rừng ở Kon Ka Kinh đều in dấu chân Djưng.
Lấy vợ và sinh được 4 người con, gánh nặng đè lên đôi vai ông nhiều hơn. Có lần đi săn, ông nhịn đói cả ngày trời theo dấu chân thú, quyết không chịu về tay không.
“Mình biết quy luật trong tập tính của con thú, thời điểm nào nó ra suối uống nước, giờ nào nó đi kiếm ăn và nơi nào chúng thích ngủ. Mình đặt bẫy là bắt được chân con thú ngay. Bắt được con thỏ để ăn, săn được con lợn hay bò sẽ bán lấy tiền đưa vợ mua gạo”, ông Djưng chia sẻ.

Anh A Mưm và những chiếc bẫy do mình gỡ
Còn với ông Chưn, ngoài làm thợ săn ông “kiêm” lâm tặc. Để trang trải cuộc sống, mỗi khi vào rừng săn thú, ông Chưn thường “kết hợp” đốn trộm gỗ để bán.
“Có lần đi săn, mình thấy lợn con kêu eng éc, chim non chết khô trên tổ vì chim mẹ đã bị ná cao su bắn chết; có khi mổ nai mẹ đang mang bầu. Xót lắm nhưng giờ biết làm sao? Đói mà! Phải bắt con thú, đốn cây rừng để bán thôi, nếu không vợ con mình không có cái ăn, cái mặc”, ông Chưn giãi bày.
Tiếp lời, anh A Mưm ngại ngùng tự nhận trước đây bản thân là thợ săn giỏi nhất vùng. Nhắc đến thợ săn A Mưm ai cũng nể bởi biệt tài bắt chước bất kỳ tiếng con thú rừng nào. Bởi vậy, khi thú rừng hú lên anh Mưm sẽ “giao tiếp” lại để xác định vị trí. Theo anh A Mưm, bao đời nay ông cha sống dựa vào rừng, bản thân từ nhỏ được truyền lại kỹ năng săn bắt ấy, nên sử dụng kỹ năng đó để mưu sinh.
Ông Trần Văn Thụ, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ - Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) cho biết, trước kia những cán bộ của trung tâm khốn khổ tìm gỡ những cái bẫy của ông Djưng, Chưn, A Mưm. Ông Thụ nói rằng, rất ám ảnh khi biết tin những “trai làng” trên vào rừng, bởi theo bước chân họ là thú, cây rừng bị xâm hại.
Trái tim thức tỉnh
Nhiều năm trước, một vị tiến sĩ đến Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh tìm Voọc Chà vá chân xám để nghiên cứu trong một dự án bảo vệ linh trưởng quý hiếm. Vị tiến sĩ này cần người dẫn đường, ông Djưng là người đầu tiên mà dân làng Đê Kjiêng nghĩ đến và chỉ tới nhà.
Thời điểm đó, ông Djưng nổi tiếng khắp vùng với tài săn bắn. Chỉ cần ngửi mùi nước tiểu, phân, người thợ săn này biết đàn Voọc đã ở chỗ đó trong thời gian bao lâu, và phán đoán chính xác loài linh trưởng này sẽ ngủ ở đâu. Từ đây, ông Djưng giúp vị tiến sĩ kia có những nghiên cứu đắt giá về loài Voọc Chà vá chân xám ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
“Vị tiến sĩ ấy sức khoẻ yếu, lúc đầu tôi còn bĩu môi nghĩ ông ấy chỉ đi đến chân núi sẽ phải quay về thôi, ai ngờ ông quyết tâm ở rừng nhiều ngày để tìm hiểu loài Voọc quý này. Những ngày ở rừng ấy, tiến sĩ giải thích cho tôi giá trị của rừng và các loài động vật.
Sau đó tiến sĩ mời tôi ra Đà Nẵng giúp xây dựng khu nghiên cứu, bảo vệ loài Vọc Chà vá chân xám. Trái tim tôi đã thức tỉnh từ đây nhưng cũng chưa thể bỏ nghề vì không biết kiếm việc gì để thay thế”, ông Djưng nói.
Chính thời gian này (2019), Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng (Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh) đã ngỏ ý và nhận ông Djưng và Chưn làm việc. Công việc chính cả hai được giao là phục vụ hoạt động du lịch sinh thái; vào rừng phát hiện những thắng cảnh đẹp, vị trí mới để trung tâm mở tua cho du khách được trải nghiệm cảm giác, ăn uống ở trong rừng.
Trong chuyến đi cùng khách du lịch, cả hai sẽ chia sẻ những kỹ năng sinh tồn ở rừng cho du khách.
Đặc biệt, ông Djưng và Chưn còn đảm nhiệm việc lên rừng gỡ bẫy thú trong rừng. Ông Djưng cho biết: “Không ai thích bắt con thú cả, chỉ vì cuộc sống vất vả nên phải cắn răng để làm. Giờ tôi sẽ chuộc lỗi với rừng bằng cách giải thích, tuyên truyền cho những thợ săn hãy tìm công việc khác làm, thay vì lầm lũi trong rừng, có khi lỡ dại dính vòng lao lý do bẫy thú hay phá rừng trái phép lại khổ vợ con”.
Còn anh A Mưm hiện làm nhân viên ở Trung tâm Cứu hộ - Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh). Những năm qua, bàn tay anh Mưm đã chai sạn để gỡ hàng ngàn chiếc bẫy trong rừng Kon Ka Kinh. Anh Mưm so sánh rằng, cảm giác bắt thú khiến anh day dứt, còn việc giải cứu động vật dính bẫy thức tỉnh anh, giúp anh thấy mình sống có ý nghĩa hơn.
Ông Đinh Khánh Toàn, Giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng nhận xét: "Ông Djưng và Chưn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hai ông chỉ cần nhìn qua một cánh rừng là biết chỗ nào có bẫy và gỡ đi ngay. Trung tâm sẽ tạo mọi điều kiện để những cán bộ này toàn tâm toàn ý bảo vệ rừng và thú hoang".
Theo Tiền phong

Thuê trọ chung sống với nhau, mua ma túy qua Telegram về bán
Pháp luật - 55 phút trướcGĐXH - Thuê trọ chung sống với nhau, Na và Song liên hệ mua ma túy qua Telegram sau đó bán cho nhiều đối tượng ở TP Huế để kiếm lời.

Bắt hai vợ chồng ở Quảng Nam mua bán 'cái chết trắng'
Thời sự - 57 phút trướcHai vợ chồng Nguyễn Công Anh và Phan Thị Tuyết có hành vi bán các bịch thực vật khô màu nâu được xác định là ma túy.

Lật đò chở 10 học sinh trên sông Mã
Thời sự - 57 phút trướcGĐXH – Đò chở hơn 10 học sinh qua sông Mã đến trường không may bị lật, vụ việc không gây thiệt hại về người.

Nam Định: Xử phạt vi phạm hành chính, buộc Công ty Cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên hoàn trả số tiền gần 11 tỷ đồng
Pháp luật - 59 phút trướcGĐXH - Công an tỉnh Nam Định đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên về hành vi niêm yết giá dịch vụ hỏa táng, giá dịch vụ hành lễ không đúng và cung cấp dịch vụ cao hơn giá niêm yết được chấp thuận, phê duyệt; đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục buộc Công ty này phải trả lại các khoản tiền thu cao hơn quy định cho người dân sử dụng dịch vụ.

Treo cờ rủ, không tổ chức hoạt động vui chơi công cộng trong hai ngày Quốc tang
Thời sự - 1 giờ trướcThứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký Công điện số 2281/CĐ-BVHTTDL về việc treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Bắc Kạn: Dùng video nhạy cảm nhằm làm nhục người khác, nam thanh niên ở Bạch Thông bị bắt
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn vừa thi hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với một đối tượng ở xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn để điều tra về hành vi “Làm nhục người khác”.

Từ ngày 1/6/2025, nhà nước sẽ "khai tử" loại giấy tờ này, hàng triệu người lưu ý để không bị mất quyền lợi
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 01/06/2025, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng giấy sẽ chính thức ngừng được cấp lại. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số toàn diện của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Người dân cần chủ động cập nhật thông tin để tránh bị gián đoạn quyền lợi khi đi khám chữa bệnh.

Thời tiết Hà Nội: Những nơi sẽ có mưa rất to hôm nay trên phạm vi khu vực nội thành
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo cơ quan khí tượng, thời tiết Hà Nội hôm nay có mưa, mưa rào và dông, cục bộ có mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh giác lừa đảo 2025: Các chiêu trò mới nhất đang rình rập khắp mạng xã hội
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2025, hơn 12.000 người dân tại Việt Nam đã trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo qua mạng, từ hình thức “giả danh công an” đến “tặng quà sinh nhật từ ngân hàng”. Không ít người mất trắng tiền trong tài khoản chỉ vì một cú click. Đáng lo hơn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, dựa trên AI và Deepfake, khiến người trẻ, dân văn phòng lẫn người cao tuổi đều có thể trở thành mục tiêu.

Hà Nội nghiên cứu miễn phí ăn trưa cho học sinh
Giáo dục - 5 giờ trướcUBND TP Hà Nội đang nghiên cứu triển khai miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh theo nhiệm vụ được Tổng Bí Thư Tô Lâm giao.

Thông tin ai cũng muốn biết: Bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức sắp có sự thay đổi?
Đời sốngGĐXH - Theo Bộ Nội vụ, việc đề xuất thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.