Nobel cho người Việt Nam: 30 năm nữa ?
Giadinh.net - Trong những cuộc thi Olympic quốc tế, Việt Nam luôn đoạt được nhiều giải vàng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, mơ ước một lần được đứng trên bục nhận giải Nobel Vật lý, Hóa học, Y - Sinh học có vẻ vẫn rất xa vời...
GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ một số nhà khoa học rạng danh ở nước ngoài để hỏi ý kiến họ về khát vọng Nobel cho nước Việt.
Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê: Nhiều nhà khoa học thiếu khát vọng vượt tầm thế giới
* Là người Việt từng rạng danh ở nước ngoài, ông đánh giá gì về năng lực người Việt. Vì sao trong những cuộc thi họ luôn đạt thành tích cao nhưng không vươn tới được các giải thưởng lớn quốc tế?
Bất cứ ai có quan tâm sâu sắc về một vấn đề công nghệ, khoa học nào đó, đều có khả năng có đột phá mới có tầm vóc quốc tế.
Các cuộc thi quốc tế chỉ là những bài toán đố thách thức khả năng suy luận của thí sinh trong một phạm vi giới hạn về kiến thức, năng lực trong giới hạn của đề bài, chưa thể hiện hết được những thử thách bao la trong phạm trù rộng lớn của khoa học. Tầm nhìn của nhà khoa học Việt Nam trong nước cũng chỉ quanh quẩn quanh cuộc sống nên tư duy không đi xa hơn những vấn đề khác mà khoa học thế giới đang quan tâm.
* Theo ông, có phải các nhà khoa học trẻ nước ta hiện giờ không mấy mặn mà với nghiên cứu khoa học cơ bản ?
Điều này đúng một phần, nhưng chủ yếu là nước ta thiếu cơ chế thúc đẩy các nhà khoa học trẻ nghiên cứu khoa học cơ bản một cách mạnh mẽ. Các quốc gia lớn như Nhật, Mỹ, Đức... công nghệ thường đi trước khoa học. Điều này thôi thúc mãnh liệt người làm khoa học phải gắn bó với thị trường.
* Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, theo ông nên đầu tư gì để vươn đến được những đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học?
Một cách chủ quan và cá nhân, tôi thấy các phần mềm mô phỏng phân tử dễ thu hút được sự quan tâm của giới trẻ. Phần mềm này hiện đại, giúp các nhà khoa học trẻ tiếp cận thiên nhiên dễ hơn. Họ cần sử dụng kỹ năng công nghệ thông tin để mở mang tri thức về nguyên tử, phân tử, vật chất và cả nhân tố sự sống từ các nguyên tử, phân tử đó.
* Theo ông, cần có cú huých nào để Việt Nam có thể có giải Nobel và bao giờ điều ước này ở ta mới thành hiện thực?
Điều này phải hỏi chính sách đầu tư của chúng ta có tương xứng không. Còn về phía các nhà khoa học, trước tiên họ cần yêu thích và hứng thú vào một đề tài khoa học mình đang theo đuổi, tin tưởng vào những tia lóe mới trong đầu. Những tia lóe đó có thể đưa đến những thành công bất ngờ hơn là ngồi đó mơ tưởng giải Nobel nhưng lại không làm được những thành tựu cụ thể.
* Tiếp xúc với các nhà khoa học trẻ trong nước, có bao giờ ông thất vọng về điều gì?
Đôi khi cũng có vài thất vọng: Kiến thức của họ thường rời rạc và căn bản họ không biết kết hợp chúng thành hệ thống tư duy cơ bản của lý luận. Các luận văn nghiên cứu khoa học từ một số lớn trường viện trong nước không thể hiện một sự kết hợp hài hòa giữa cái đã có trước và thành quả nghiên cứu của luận văn vì thế nên thiếu sự đột phá mới.
* Theo ông, điều gì khiến Khoa học cơ bản (KHCB) trong nước không có thành tích vang dội trên trường quốc tế?
Tôi có cảm tưởng đa số các nghiên cứu khoa học trong nước đều mô phỏng theo một đề tài đã được làm ở nước ngoài và nhà nghiên cứu không dám táo bạo đề ra cho mình những tiêu chí cao ngang hoặc vượt tầm thế giới để vươn tới.
* Điều gì hối thúc ông nghiên cứu khoa học? Có bao giờ ông nghĩ rằng mình sẽ là người Việt Nam được xướng danh tại giải Nobel?
Tôi vốn lãng mạn, thích mơ ước, mộng mơ nhiều thứ và cũng đã hiện thực hóa được nhiều thứ từ những ước mơ đó. Cộng đồng khoa học thế giới thường đã nhận xét tôi có một khả năng tưởng tượng phong phú, dồi dào nên nó giúp tôi đi đến sáng tạo một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Tuy vậy, tôi nghiên cứu khoa học bằng tất cả niềm đam mê nên không bao giờ nghĩ mình sẽ nghiên cứu vì giải Nobel cả.
Người có 64 phát minh, sáng chế TS Nguyễn Chánh Khê, sinh năm 1952 tại Đà Nẵng. Sau 20 năm sinh sống và làm việc ở nước ngoài, ông đã có 30 phát minh, sáng chế khoa học tại Nhật và 36 phát minh tại Mỹ, đem lại những hiệu quả khoa học và ứng dụng kinh tế trong lĩnh vực máy tính, máy photocopy… Nhiều Cty hàng đầu tại Nhật, Mỹ đã mời ông làm việc. Đặc biệt tại Mỹ, ông đã phát minh ra cách dùng muối ăn để chế tạo hạt Nano có kích thước cực nhỏ để tạo ra máy in màu laser nhanh nhất thế giới. Sau đó, hãng HP một hãng nổi tiếng về in ấn đã mời ông giữ cương vị Khoa học gia Chủ nhiệm - chức vụ cao nhất của bộ phận nghiên cứu ở Trung tâm tại Califonia. Từ đó, than Nano và hàng loạt phát minh mới đã ra đời tại đây. Năm 2002, ông về nước và giữ cương vị Giám đốc TT Nghiên cứu thuộc Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh và nghiên cứu thành công thêm về than Nano lỏng để chế tạo vi mạch máy tính và linh kiện bán dẫn. |
Tiến sĩ sinh hóa học Hoàng Văn Khẩn (Genève - Thụy Sĩ): 20 - 30 năm nữa VN sẽ có giải Nobel, nếu...
* Theo ông, cần cú huých nào để ngành Khoa học cơ bản Việt Nam có thể xướng danh ở quốc tế với các giải thưởng lớn?
Việt Nam đạt nhiều thành tích trong các cuộc thi quốc tế, nhưng để có được thành tích trong nghiên cứu cơ bản là chuyện khác. Để có thành tích trong nghiên cứu cơ bản được thế giới công nhận hoặc đoạt giải quốc tế cần quá trình phát triển và chiến lược tập trung. Ngay cả Nga, Trung Quốc là những nước có nhiều điều kiện phát triển hơn VN, số người đọat giải quốc tế như giải Nobel cũng không nhiều.
* Theo ông, “cửa ải” nào đang cản trở các nhà khoa học trẻ trong nước?
Cơ chế cho các nhà khoa học ở ta hiện chưa rõ nét, nên những người làm khoa học phải chật vật lăn lội với miếng cơm manh áo hàng ngày. Tình trạng bao cấp còn quá nặng nề, tình trạng “tiến sĩ dỏm” tuy mới bắt đầu, nhưng hậu quả của nó sẽ còn tồn tại 10-20 năm và làm thui chột những tài năng khác. Nếu cố gắng lắm, những nhà khoa học trẻ cũng khá vất vả để vượt qua những cửa ải vô hình này !
* Theo ông, bao giờ Việt Nam có thể vươn đến tầm giải Nobel ?
Nếu giải quyết sớm vấn đề cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp công và tư làm nghiên cứu khoa học cơ bản, có thể hy vọng 20-30 năm nữa ta nằm trong tầm với của những giải quốc tế lớn, biết đâu trong đó có cả giải Nobel. Tuy nhiên theo tôi, Nhà nước cần khuyến khích các nhà khoa học Việt kiều khắp năm châu tham gia nghiên cứu khoa học!
![]() |
TS Khẩn (áo kẻ sọc, đeo kính) khi về thăm quê |
TS Hoàng Văn Khẩn Du học tại Thụy Sĩ (TS) từ trước năm 1975. Ông đã lấy bằng Tiến sĩ Sinh học tại Đại học Genève Thụy Sĩ, sau đó làm giảng nghiệm viên, nghiên cứu cơ bản về hệ thống điều hòa protein trong tế bào và dạy về sinh hóa tại Đại học Y khoa Genève, rồi làm nghiên cứu viên tại phòng thí nghiệm về thực phẩm của Nestlé Thụy Sĩ. Hiện nay ông thành lập công ty chuyên về thực phẩm dưỡng sinh sạch ở Thụy Sĩ. |
TS Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học TT Nghiên cứu, Giáo dục Môi trường và phát triển - Hà Nội: Tư duy tốt, công nghệ kém - Rất khó Nobel
Tôi nhớ năm 1962, lúc đó chỉ mới học lớp 2 nhưng tôi là một trong hai đại biểu duy nhất của trường tiểu học được gặp Bác Hồ. Bác đã cho chúng tôi xem văn nghệ cùng. Người đã nói phải cố gắng học để sau này giúp đất nước. Gần 3 năm sau, phải đi sơ tán tận quê, tôi cũng may mắn được tiếp cận một số công thức toán học.
Lúc đó tôi cứ băn khoăn tại sao chỉ có châu Âu mới nghiên cứu ra được những điều này mà không phải một người châu á nào đó. Và tôi đã mơ ước mình được học ở một trường nào đó tốt nhất tại châu Âu.
Tôi đã học bất kể ngày đêm. Năm lớp 10 tôi hỏi thầy giáo rằng nên học ngành gì thì thích hợp? Thầy bảo tôi nếu nghiên cứu về sinh học thì vẫn còn mới và chúng ta có thể sánh vai với nhiều nhà khoa học trên thế giới. Cuối cùng tôi cũng đã được sang “đất học” Hungari để nghiên cứu sinh về ngành sinh học.
Lúc nhận được tin tôi được đứng tên trong các tác giả đoạt giải Nobel Hoà Bình năm 2007 tại Nauy, tôi quá bất ngờ và không tin nổi đó là sự thật.
* Ông đã từng phải vượt qua cám dỗ như thế nào để dốc toàn lực cho nghiên cứu khoa học?
Làm khoa học cũng như nghệ thuật, phải say mê. Lúc ở Hungari, tôi đã từng phải học đến 10 tiếng/ngày. Nhiều bạn nữ bảo tôi thời tiết đẹp mà cứ nhốt mình trong phòng thí nghiệm, anh thấy hạnh phúc sao? Tôi vẫn bỏ ngoài tai để lao đầu vào nghiên cứu. Nhiều công trình của tôi đã được giải thưởng quốc tế.
* Theo ông, những hạn chế nào trong nước khiến chúng ta chưa thành công trong KHCB?
Tư duy của chúng ta có thể sánh ngang quốc tế nhưng công nghệ cho con người còn kém thì chưa thể mơ đến Nobel được. v.v.
![]() |
TS Ninh (thứ 3 từ phải sang) cùng nhóm nghiên cứu được giải Nobel Hòa bình năm 2007. |
TS Nguyễn Hữu Ninh, 54 tuổi, là một trong 10 tác giả chính của chương "Châu Á" trong công trình nghiên cứu của Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Trong tập báo cáo gồm 3 cuốn, dày 3 nghìn trang, với sự góp mặt của khoảng 2 nghìn nhà khoa học, TS Ninh cùng nhóm châu Á đã đưa ra bức tranh của châu lục do biến đổi khí hậu. Và công trình này đã giúp ông và cộng sự có được giải Nobel Hòa bình năm 2007. |
Mỹ Hà

Đang đào mương dẫn nước, 'kho báu' 480 triệu năm tuổi bất ngờ lộ diện: kì quan có 1-0-2 ở Trung Quốc
Chuyện đó đây - 5 giờ trướcChuyên gia địa chất cho biết: "Trong nhiều năm khảo sát hang động, tôi chưa từng thấy nơi nào có trầm tích tinh khiết như vậy".

Quốc gia sản xuất vàng lớn thứ 2 thế giới có phát hiện chấn động, kỳ vọng khai thác vàng tốn ít chi phí, ngay cả trong không gian
Chuyện đó đây - 10 giờ trướcPhát hiện này được kỳ vọng mang lại lợi ích mới cho ngành công nghiệp khai thác vàng của Australia.

Lắp đặt tủ giày ở hành lang chung cư, người đàn ông bị hàng xóm kiện ra tòa: Anh phải tháo dỡ ngay lập tức!
Chuyện đó đây - 21 giờ trướcHành động của người đàn ông nhận về nhiều ý kiến trái chiều của hàng xóm xung quanh.

Dọn dẹp chiếc giường cũ, bất ngờ phát hiện gói vàng trị giá 500 triệu đồng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCâu chuyện thu hút sự chú ý bởi hành trình dài và những điều bất ngờ xoay quanh số tài sản tưởng chừng như đã bị lãng quên.

Đang quét rác gặp nhiếp ảnh gia, nữ lao công thành người mẫu nổi như cồn
Tiêu điểm - 1 ngày trướcĐang quét đường, bà mẹ đơn thân gặp một nhiếp ảnh gia Tây và lập tức được mệnh danh "nữ lao công dọn dẹp nổi tiếng nhất Thái Lan", sau đó cô trở thành người mẫu.

Một người đàn ông đi vào hang động và vô tình phát minh ra cả một lĩnh vực sinh học
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTrong 63 ngày, ông sống ở độ sâu 130 mét (427 feet) dưới bề mặt, trong một hang động băng giá không có ánh sáng tự nhiên hoặc bất kỳ thiết bị đo thời gian nào. Nhiệt độ dưới mức đóng băng; độ ẩm là 98 phần trăm. Ông không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Giải mã "tiếng hát" từ nơi cách Trái Đất 2.700 năm ánh sáng
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcCác nhà nghiên cứu Úc đã tìm thấy "cỗ máy thời gian thiên hà" từ 27 ngôi sao trẻ hơn Trái Đất hơn 500 triệu tuổi.

Vệt sáng bí ẩn xuất hiện trên bầu trời Mexico và sự thật chưa được lý giải
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcVệt ánh sáng rực rỡ đã bay vút qua bầu trời Puerto Vallarta, Mexico, vào ngày 12/4 (giờ địa phương), tạo nên cảnh tượng kỳ ảo khiến nhiều người kinh ngạc.

Phát hiện 'vàng nổi' trị giá 30 tỷ đồng trên chiếc xe ô tô
Tiêu điểm - 2 ngày trướcChặn chiếc ô tô để kiểm tra, cảnh sát bất ngờ phát hiện khối "vàng nổi" trị giá gần 30 tỷ đồng trên xe.

Thị trấn sống chung với gấu hoang
Tiêu điểm - 3 ngày trướcTP - Bằng cách sống hòa thuận với gấu, Pettorano sul Gizio ngày càng thu hút khách du lịch và cư dân mới, thành công đảo ngược xu hướng suy thoái vùng nông thôn.

Bé gái mồ côi may mắn nhất thế giới: Được tỷ phú Jeff Bezos nhận nuôi, thừa hưởng khối tài sản hàng tỷ USD
Tiêu điểmGĐXH - Con gái duy nhất của tỷ phú Jeff Bezos được nhận nuôi từ nhỏ, tương lai có thể thừa hưởng khối tài sản hàng trăm tỷ USD của cha.