Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nơi dòng điện không "sáng"

Chủ nhật, 06:07 07/12/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Dự án xây dựng nhà máy Thuỷ điện A Vương, Quảng Nam đã thành công mỹ mãn. Sau khi hoàn tất nhà máy, dự án đã trả lại sự yên bình cho núi rừng Đông Giang, nhưng cũng bỏ lại nơi đây hàng trăm hộ dân vốn ở lòng hồ với muôn vàn khó khăn nơi đất mới...

Làng treo giữa núi

Đầu tháng 12/2008, tổ máy thứ hai của nhà máy Thuỷ điện A Vương, Quảng Nam chính chức vận hành - đoạn cuối của một đại công trình đã đến hồi kết thúc. Trước đó, đường dây tải điện 220KV, xuyên rừng bạt núi cũng đã hoàn thành, kết nối với miền xuôi để đưa dòng điện hoà vào mạng điện quốc gia tại điểm cuối là Đà Nẵng.

Tôi ngược lên Trường Sơn trong những ngày cuối mùa mưa lũ, vật vã gần cả ngày đường mới "chạm" đến tuyến đường Hồ Chí Minh tại huyện Đông Giang, Quảng Nam - nơi mà mùa nắng chúng tôi có thể đến đây chỉ sau 2 giờ đồng hồ kể từ Đà Nẵng.
 
Thế nhưng cũng nhờ vượt qua sạt lở, tắc đường, có bạc mặt hứng gió mưa dập vùi như vậy thì mới "sờ mó" được cái khổ nhọc thực sự mà người miền núi phải gánh chịu hàng năm.
 
Con đường đến làng tái định cư Pache Palanh, xã Mà Cooi, huyện Đông Giang giờ rậm khuất trong cây bụi sũng nước. Hơn 300 hộ dân vốn ở rải rác dưới khu vực lòng hồ thuỷ điện A Vương giờ quy tụ san sát với nhau như một khu phố mới.
 
Cơ sở hạ tầng được đầu tư tại đây tương đối đồng bộ, song sự quạnh quẽ không thể giấu được trước những nẻo đường loang lổ vết sạt đổ, hư hỏng, cỏ cây thiếu sức sống, những căn nhà bỏ hoang...
 
Cái lạnh buốt của sương đêm miền núi khiến chúng tôi không sao ngủ được. Già Arât Bốn - thôn A Giang đã phải chất mấy cây củi khô, đốt đống lửa lên giữa nhà để chúng tôi sưởi ấm. Và câu chuyện buồn ở làng mới Cơ Tu này cứ dài ra như mưa dầm miền Trung đang rả rích mãi ngoài kia.
 

Công trình thủy điện Zà Hung trên dòng A Vương.

 
Ông Arât Bốn nói: "Nếu như cuối năm 2006, làng tái định cư Pache Palanh vui như hội, bởi gần 1.000 hộ dân về nhà mới, lại rủng rẻng tiền đền bù. Ai ai cũng hớn hở bởi nhà mới, xe mới, ti vi mới... và những cuộc nhậu nhẹt cũng mới so với trước, thì nay ngược lại. Những ngày tháng 'huy hoàng' ấy rồi chóng vánh qua mau, 'miệng ăn núi lở', tiền đền bù dần hết sau thời gian ngắn, trong khi đó việc sản xuất, thu nhập lại kéo dài nhiều năm. Đất nơi tái định cư vừa khô cằn, thiếu nước, vừa không đủ để cho đồng bào sản xuất. Bởi vậy, đã có nhiều người bỏ nhà để về làng cũ hoặc vào sâu trong rừng để canh tác. Chỉ riêng thôn A Giang, làng tái định cư Pache Palanh đã có đến 20 hộ dân bỏ hoang nhà, về làng cũ để mót đất chưa ngập nước, sản xuất".
 
Già Alăng Rô của làng A Giang cho biết: "Hết tiền đền bù, gạo trợ cấp cũng không còn nữa, lũ làng phải vô sâu rừng hoặc về làng cũ mà sản xuất mới có ăn. Lúc đầu thì chỉ những người lớn tuổi, nhưng giờ thì thanh niên cũng phải đi theo".
 
Cả chục ngôi nhà tái định cư bị bỏ hoang cho cỏ dại
"tấn công".
 
Trưởng ban mặt trận thôn A Giang, Arât Bốn tỉ mỉ thống kê tên, tuổi, số nhà của ngót 20 hộ bỏ về làng cũ làm rẫy. Ông nói: "Khi giải toả, Ban quản lý dự án hứa cấp mỗi hộ 1,2 - 1,5 ha đất rẫy, 0,35 ha lúa nước, nhưng sau đó mỗi hộ chỉ có 0,8 ha đất rẫy, 0,09 ha lúa. Thiếu đất đã khó khăn, nhưng đáng nói hơn là chất lượng đất không đảm bảo, thiếu nước tưới. Trồng chuối chỉ lấy được lá, trồng sắn không ra củ mà chỉ trổ hoa. Nhiều nhà ở bị xuống cấp, nứt tường".
 
Xung quanh làng mới thì sạt lở, nhiều nhà chênh vênh bên bờ vực. Lối quy hoạch, kiến trúc làng Cơ Tu miền núi nhưng lại thực hiện theo kiểu áp đặt đã không hiệu quả đối với đồng bào. Vẫn biết, ý định của nhà đầu tư, đơn vị quy hoạch là rất tốt, họ muốn đồng bào ở quây quần gần nhau, như vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng điện, nước, trường, trạm... sẽ đủ đầy.
 
Tuy nhiên, cái mà bà con cần hơn, cần trước mắt là cái ăn, cái mặc, giống cây trồng, con vật nuôi và đất ruộng để sản xuất chứ không phải là những con đường nhựa phẳng lì, những bóng đèn trơ buồn trong thiếu đói. Đặc biệt hệ thống nước sinh hoạt bị tắt hẳn, mùa khô, người dân phải đi bộ nửa tiếng đồng hồ để cõng nước suối.

Giải pháp là... tự lo

Arât Bốn bên cây chuối không ra quả ở khu tái định cư Pache Palanh của Thuỷ điện A Vương. 

Trong một lần trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Phó chủ tịch phụ trách kinh tế huyện Đông Giang, ông Đỗ Tài than: "Bây giờ nhân sự của Ban tái định cư thuỷ điện A Vương đã giải tán, nhiều cán bộ chuyển công tác, song hậu quả thì vẫn còn dai dẳng khiến địa phương đau đầu".
 
Ông Tài thừa nhận đất sản xuất đến nay vẫn chưa cấp đủ cho dân. Việc san ủi mới đất rẫy để chia cho các hộ tái định cư là không hợp lý. Ban Quản lý dự án thuỷ điện 3, đại diện nhà đầu tư (EVN) đã chi thêm gần 10 tỉ đồng để khắc phục sạt lở, hư hỏng tại các khu tái định cư sau mùa mưa bão năm 2006, nhưng mùa mưa năm sau lại tái diễn và việc chi tiền khắc phục thì không thể cứ duy trì mãi.
 
Đất sản xuất kém chất lượng thì khó khắc phục được. Hiện gạo trợ cấp cho dân đã hết hạn từ lâu, nhưng UBND huyện kiến nghị tỉnh tiếp tục cứu trợ cho dân.
 
Hàng chục căn nhà ở Tà Rèn, A Dớ, A Giang của làng tái định cư Pache Palanh đóng cửa, bỏ hoang, cỏ mọc đến tận chân cầu thang. Ông Briu Đờ buồn thiu: "Ở làng giờ toàn là người già, kẻ đau ốm, người mạnh khoẻ, thanh niên đã đi làm ăn xa".
 
Kẻ về làng cũ, người phá rừng mới tận Cà Dăng, giáp xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc để làm rẫy. Có người ở lại luôn Duôn (lán trại ở rẫy, vừa là nơi chứa lương thực của người Cơ Tu). Nhà có cha mẹ già, con nhỏ ở làng thì mỗi tháng về làng một lần.
 
Tuy vậy, giải pháp an cư, ổn định sản xuất cho dân tái định thuỷ điện A Vương vẫn còn bỏ ngỏ. Nói như ông Đỗ Tài, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Giang, sau khi đề nghị tỉnh tiếp tục hỗ trợ gạo đợt này, UBND huyện... tiếp tục đề nghị tỉnh kéo dài thêm thời gian hỗ trợ gạo cho đồng bào thêm vài năm nữa...
 
Dù tốn gần 10 tỉ đồng khắc phục, nhưng sạt lở vẫn là vấn nạn tại các khu tái định cư thuỷ điện A Vương. (Ảnh: Hàn Phong)
 
Dọc đường về, chúng tôi bị tắc đường nhiều lần ở đường nhánh ĐT 604- tuyến nối QL1A lên đường Hồ Chí Minh từ Đà Nẵng - mà nguyên nhân là do những xe siêu trường siêu trọng, chở thiết bị cho các dự án thuỷ điện Zà Hung, Sông Vàng... bị trượt dốc, chết máy. N
 
ỗi lo cũ chợt ập đến. Rồi đây sẽ còn nhiều làng tái định cư khác sẽ rơi vào cảnh khốn khó tương tự làng Pache Palanh ở Mà Cooi. Chỉ riêng Quảng Nam, hiện đã có trên 30 dự án thuỷ điện lớn nhỏ, khắp nơi sông suối bị chặn dòng, đắp đập, núi đồi bị bạt ủi, làng mạc di dời, song kinh nghiệm để tái định cư hiệu quả cho đồng bào vùng lòng hồ gần như không có được mấy.
 
Người dân vùng thuỷ điện lại lặng lẽ hy sinh, lại tự kiếm tìm cho mình một mảnh đất sống mới, hoặc lại đợi chờ những đợt hỗ trợ gạo cho cuộc sống hàng ngày của mình.
 
Hàn Phong
phuoclong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dùng thủ đoạn huy động vốn để lừa gần 8 tỉ đồng

Dùng thủ đoạn huy động vốn để lừa gần 8 tỉ đồng

Pháp luật - 3 phút trước

GĐXH - Để lừa các nạn nhân, Huệ đưa ra thông tin gian dối về việc bản thân ký được hợp đồng với đại lý mua hàng hóa của Tập đoàn Tân Á Đại Thành và được chiết khấu phần trăm cao. Do tin tưởng đối tượng, nhiều người đã sập bẫy với số tiền hàng tỉ đồng.

Rủ nhau đi tắm, nam sinh lớp 9 gặp nạn dẫn đến tử vong

Rủ nhau đi tắm, nam sinh lớp 9 gặp nạn dẫn đến tử vong

Xã hội - 9 phút trước

GĐXH - Vào chiều qua, một nam sinh lớp 9 ở Hải Phòng cùng bạn rủ nhau đến khu vực hồ chứa Nhà máy nước Vật Cách tắm và không may bị đuối nước tử vong.

Ném đá văng vào nhà hàng xóm, 5 cháu nhỏ bị đánh bầm tím

Ném đá văng vào nhà hàng xóm, 5 cháu nhỏ bị đánh bầm tím

Thời sự - 1 giờ trước

Năm cháu nhỏ trong lúc đùa nghịch ném đá không may văng vào nhà hàng xóm. Lúc này người phụ nữ cùng con trai trong nhà đi ra chửi, đánh đập các cháu nhỏ.

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Dịp Lễ Quốc khánh năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9, kéo dài 4 ngày.

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 10/5, nắng nóng có thể quay trở lại miền Bắc sau đợt mưa dông do ảnh hưởng không khí lạnh, tuy nhiên chưa đến mức độ gay gắt.

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Bé trai đi chơi với bạn rồi bất ngờ mất tích. Gia đình cùng lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm.

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư; sau 7 ngày công chiếu “Lật mặt 7: Một điều ước” của đạo diễn Lý Hải đã đạt doanh thu vượt mốc 200 tỷ đồng.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Thời sự - 12 giờ trước

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Công ty gỗ Bình Minh chưa đăng ký sử dụng thiết bị an toàn lao động, chưa có các giấy tờ kiểm định lò hơi.

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 13 giờ trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Top