Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi khổ nhiều lông của phụ nữ

Thứ bảy, 10:18 05/06/2010 | Sống khỏe

Ở đàn ông, lông tóc rậm rạp tạo dáng vẻ mạnh mẽ và là niềm tự hào rất riêng. Nhưng phụ nữ bị rậm lông thì ngược lại - đó là nỗi buồn thầm lặng. Nó gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và tâm lý, làm người bệnh kém tự tin.

 
Bao nhiêu lông mới là rậm?

Khi trưởng thành, nam và nữ có nhiều điểm khác nhau, trong đó có số lượng và cách phân bố của những sợi lông. Nếu một bạn gái nào đó có lông mọc nhiều, mọc dày và dài ở những vị trí mà phụ nữ bình thường không hoặc ít có lông như mép, cằm, mang tai, gáy, quầng vú, ngực, bụng, lưng, mặt trong đùi, hậu môn – sinh dục... thì được gọi là rậm lông. Phụ nữ bị rậm lông có thể đi kèm các biểu hiện như chứng gai đen, béo phì, nổi mụn nhiều, hói đầu và các biểu hiệu nam tính như giọng nói trầm, vai u thịt bắp...

Những sợi lông, xét ở khía cạnh nào đó, là “chốt tiền tiêu” giúp da đỡ lạnh, đỡ nóng phần nào và là lớp phên thưa cản bụi! Rậm lông không phải là bệnh mà là một biểu hiện của những bệnh lý khác trong cơ thể, đặc biệt nếu nó phát triển dữ dội sau lúc dậy thì.
 

Nguyên nhân cũng… rậm

Sự phát triển của lông, tóc, tuyến bã nhờn phụ thuộc rất nhiều vào nội tiết.

Rậm lông do nội tiết được lý giải từ các nguyên nhân gây ra trạng thái cường androgen (hormon sinh dục nam). Ở người phụ nữ không mang thai, androgen do thượng thận và buồng trứng tiết ra có lượng vừa phải. Những bất thường ở hai bộ phận này là nguyên nhân gây tăng tiết androgen: hội chứng buồng trứng đa nang, u tân sinh ở buồng trứng, các tình trạng tăng năng hoặc tăng sản tuyến thượng thận…
 
Ngoài ra, các vấn đề về nội tiết như: bệnh to đầu chi, hội chứng Cushing, tăng prolactin trong máu, rối loạn chuyển hoá insulin, suy giáp… cũng gây rậm lông thông qua các hoạt động chuyển hoá trung gian. Cường androgen cũng có thể là hậu quả của việc dùng các thuốc uống đưa thêm chất này vào cơ thể: một số thuốc ngừa thai, thuốc nội tiết hoặc các thuốc như cyclosporin, minoxidil, phenytoin, corticoid liều cao, psoralen, penicillamine…

Béo phì, thai nghén, người lưỡng tính, di truyền… cũng là những yếu tố liên quan đến chứng rậm lông.

Khi nào cần đi khám?

“Rậm lông không phải là bệnh mà là một biểu hiện của những bệnh lý khác trong cơ thể, đặc biệt nếu nó phát triển dữ dội sau lúc dậy thì”

Trong đa số trường hợp, rậm lông chỉ là một thể hiện bất lợi về mặt thẩm mỹ. Các trường hợp hiếm hơn thì rậm lông là dấu hiệu chỉ điểm của những bệnh lý vừa nêu. Vì vậy bạn gái cần đi khám nếu lông mọc nhiều ở những vị trí như đã kể ở trên, hay khi có bất thường về kinh nguyệt như vô kinh, kinh ít hoặc thưa, rối loạn vòng kinh… hoặc giọng nói từ âm sắc cao bỗng trầm đi…
 
Thầy thuốc sẽ kê đơn cho uống các thuốc chống lại sự tăng tiết quá mức của chất androgen hoặc làm bất hoạt nó. Tuy nhiên, việc này chỉ giúp ngăn chận sự phát triển của lông mới, còn với các lông mà bạn gái đang có sẵn thì nó vẫn “trơ trơ củ gừng”. Muốn hết hẳn, bạn gái phải dùng các biện pháp tẩy lông. Với các sợi lông không mong muốn trên vùng mặt, cũng có loại thuốc uống để tẩy vĩnh viễn, tuy nhiên, thuốc chưa được nhập khẩu chính thức vào thị trường Việt Nam.

Cách tống khứ các sợi lông khó ưa

Tẩy lông tạm thời: tức là chỉ tẩy phần lông nằm trên bề mặt da, gốc lông dưới da vẫn còn. Với cách này, có thể dùng biện pháp cơ học như nhổ, cạo, dùng sáp để wax lông. Cách này rẻ tiền, không gây hại (trừ khi lỡ tay làm đứt da) nhưng có thể gây đau (tuỳ sự chịu đựng của từng người), lông vẫn tiếp tục ra, thậm chí mọc dày và sậm màu hơn. Cũng có thể áp dụng các biện pháp hoá học như thoa một số thuốc tẩy lông, các thuốc này làm nhũn sợi lông đi và chúng sẽ bị tróc khỏi bề mặt da. Cách này có ưu điểm rẻ tiền, tự thực hiện được nhưng có thể gây kích ứng da ở một số người và lông vẫn mọc ra sau đó.

Tẩy lông vĩnh viễn: Các liệu pháp laser, IPL (Intense Pulsed Light) tác động sâu đến các nang lông dưới da, ức chế sự phát triển của lông ngay từ mầm nhú và do đó lông không có khả năng mọc lại. Khuyết điểm chính là giá cao và cần thời gian dài, vì cả chu trình điều trị dao động từ hai – ba lần làm trở lên, cách nhau 20 – 30 ngày, nghĩa là bạn gái phải mất mấy tháng trời mới hoàn tất việc tẩy lông một cách trọn vẹn.

Những biện pháp tẩy lông kể trên phù hợp cho những vùng phơi bày. Với diện tích và số lượng lông mọc nhiều trên thân mình, mặt trong đùi thì xem ra không phù hợp lắm vì đòi hỏi sự công phu, tốn kém.
 
Theo SGTT
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 6 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top