Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?
Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.
Hội chứng bàng quang kích thích là gì?
Bàng quang kích thích là khi bàng quang co bóp vào những thời điểm không thích hợp và gây ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay và nếu nhịn tiểu dễ bị són tiểu . Đôi khi kèm theo bàng quang bị viêm do nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Bệnh này có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ và thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ có tuổi. Uớc tính gần 15% dân số thế giới bị bệnh viêm bàng quang kích thích, nữ giới bị nhiều hơn nam giới.
Hội chứng bàng quang kích thích không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân trẻ tuổi, có thể bị ảnh hưởng tâm lý, suy giảm tinh thần khi bị bệnh này.
Rất nhiều người đang mắc Hội chứng bàng quang kích thích. Tuy nhiên, hơn 50% bệnh nhân phải âm thầm chịu đựng tình trạng này hàng tháng vì xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện điều trị.

Bàng quang kích thích gây ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay.
Nguyên nhân gây ra Hội chứng bàng quang kích thích
Hội chứng bàng quang kích thích do nhiều nguyên nhân khiến cơ bàng quang co thắt quá mức và mất phối hợp giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo:
- Rối loạn thần kinh như trong bệnh Parkinson, đột quỵ, chấn thương tủy sống, đái tháo đường…;
- Bất thường trong bàng quang: khối u hoặc sỏi bàng quang;
- Các yếu tố cản trở dòng chảy của bàng quang: u tuyến tiền liệt hoặc các tác động điều trị vùng khung chậu;
- Uống quá nhiều cà phê hoặc đồ uống có cồn.
Ngoài ra, sự ứ đọng nước tiểu nếu vệ sinh cá nhân không tốt (vệ sinh hàng ngày, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục…) hoặc hệ tiết niệu, điển hình là bàng quang bị mắc một số bệnh (sỏi, polyp, dị dạng bàng quang bẩm sinh…) hoặc do viêm nhiễm niệu đạo (lậu, Chlamydia, Mycoplassma…) lan ngược dòng lên bàng quang gây viêm làm ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang gây kích thích…
Triệu chứng Hội chứng bàng quang kích thích
Hội chứng bàng quang kích thích biểu hiện:
Tiểu nhiều: Người bệnh có tần suất đi tiểu trên 8 lần/ngày mặc dù hạn chế lượng nước uống.
Tiểu gấp, tiểu không tự chủ: Rối loạn chức năng co bóp khiến các cơ bàng quang bắt đầu co bóp khi nước tiểu tích tụ trong bàng quang, làm bệnh nhân cảm thấy cần đi tiểu gấp.
Tiểu đêm: Đây là đặc trưng của hội chứng này, thường biểu hiện bằng tình trạng tiểu đêm nhiều hơn 2 lần/đêm, làm bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, stress.

Người bệnh bị mất ngủ và stress.
Ai dễ mắc Hội chứng bàng quang kích thích?
Các yếu tố nguy cơ của Hội chứng bàng quang kích thích:
- Người lớn tuổi;
- Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới;
- Người béo phì, người đã từng phẫu thuật ở vùng chậu, phẫu thuật tiền liệt tuyến;
- Mắc các bệnh lý thần kinh: Bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não...;
- Mắc các bệnh đường tiết niệu: Sỏi bàng quang...;
- Mang thai nhiều lần…
Lời khuyên bác sĩ
Vì nguyên nhân chính của Hội chứng bàng quang kích thích là do cơ bàng quang bị suy yếu khiến bàng quang co bóp bất thường nên cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này là tăng cường sức khỏe của các cơ bàng quang. Chính vì thế bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị:
Cho thuốc chống co thắt cơ trơn: Nên lựa chọn các loại kháng sinh dựa trên kết quả kháng sinh đồ;
Nên rèn luyện cơ vùng chậu (xoa bụng dưới, co duỗi chân, yoga, bài Kegel vận động toàn thân…). Phương pháp này hiệu quả và không có tác dụng phụ nên là lựa chọn hàng đầu để điều trị Hội chứng bàng quang kích thích.
Chữa trị khỏi các bệnh liên quan đến các bệnh đường tiết niệu: Sỏi bàng quang…
Cần có chế độ ăn uống khoa học , hạn chế đồ cay, và đồ uống kích thích bàng quang như cà phê, chè, rượu, bia…
Giảm cân nếu thừa cân.
Nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày.
Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Mục tiêu là để cải thiện lượng nước tiểu được chứa trong bàng quang.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.