Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi niềm “thế hệ cuối” làm đồ chơi Trung thu truyền thống cho trẻ

Thứ năm, 08:00 12/09/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Giữa bạt ngàn đồ chơi hiện đại thì họ là những người cuối cùng còn gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, ngày đêm cặm cụi sản xuất cho trẻ em đón Trung thu.

Nỗi niềm “thế hệ cuối” làm đồ chơi Trung thu truyền thống cho trẻ - Ảnh 1.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa hướng dẫn trẻ em làm mặt nạ giấy bồi. Ảnh: CLB VHDG Làng nghề Việt

Lao đao vì nghề

Tại lễ hội Trung thu của cha (do Câu lạc bộ Văn hóa dân gian Làng nghề Việt), nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa (ở phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội) đã hướng dẫn cách làm mặt nạ giấy bồi cổ truyền khiến nhiều trẻ em rất thích vì được tự tay vẽ lên những gương mặt cổ tích, truyền thuyết yêu thích. Vừa làm, ông Hòa vừa kể cho các em nghe về tích của những mặt nạ là những nhân vật trong truyện cổ tích, truyền thuyết, những câu chuyện dân gian Việt Nam.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và vợ (chị Hường Lan) là gia đình duy nhất ở phố cổ còn làm nghề mặt nạ giấy bồi. Căn gác nhỏ ở phố Hàng Than chính là "xưởng sản xuất", mỗi mùa Trung thu cho ra lò khoảng 2.000 mặt nạ giấy bồi.

Ông Hòa kể, nghề làm mặt nạ giấy được bố vợ truyền cho. Có thời tưởng phải bỏ nghề vì mặt nạ làm ra không ai mua. Do một thời gian dài, mặt nạ bằng nhựa và cao su làm mưa làm gió trên thị trường với giá rẻ và đẹp mắt, nên hàng của nhà ông làm ra cũng ế ẩm. Lúc đó có người đặt làm những mặt nạ có hình thù kỳ quái, bạo lực với giá cao, nhưng ông từ chối mà vẫn giữ nguyên cách làm mặt nạ giấy bản sắc dân gian. Ông bảo đã "phải lòng" với nghề rồi thì khó mà "chia tay". Chưa kể vì nhiều lý do khác khiến vợ chồng ông không thể bỏ được…

Và nghề đã không phụ lòng người yêu nó. Vài năm nay nhiều người sợ mặt nạ nhựa, cao su làm trẻ đeo vào bị dị ứng, nên đã quay trở lại với mặt nạ giấy bồi giản dị, an toàn. Mấy năm gần đây, trước mùa Trung thu nhiều thương lái đã tìm đến gia đình ông đặt hàng.

Vực dậy văn hóa xưa

Nỗi niềm “thế hệ cuối” làm đồ chơi Trung thu truyền thống cho trẻ - Ảnh 2.

"Xưởng" sản xuất mặt nạ giấy bồi. Ảnh: MNGB

Những chiếc mặt nạ giấy bồi là đồ chơi không thể thiếu mỗi dịp Trung thu đến của người Hà Nội xưa. Ông Hòa chia sẻ, thời còn trẻ vợ chồng ông vừa đi làm, vừa có nghề phụ làm mặt nạ giấy bồi. Nay cả hai vợ chồng đã về hưu nên dành tất cả thời gian vào việc làm mặt nạ truyền thống từ giấy, bột sắn và hồ.

Nhà ông Hòa có 22 loại khuôn xi măng đúc với đủ các gương mặt ngộ nghĩnh, quen thuộc với trẻ em như: Mặt nạ Lạc Long Quân, Tôn Ngộ Không, chú Tễu, chú Cuội, Hổ, Thị Nở… Để làm mặt nạ đầu tiên ông bà phải xé giấy báo thật nhỏ, lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc, cứ thế bồi 5-6 lớp chồng lên nhau bằng hồ bột sắn. Phải bồi nhiều lớp thế thì đám giấy vụn mới đủ độ ép vào khuôn để "ra" chiếc mặt nạ giấy bồi thô. Hoàn thiện công đoạn thô xong mặt nạ sẽ được phơi nắng tự nhiên, không dùng máy sấy vì sẽ làm cong và biến dạng mặt nạ.

Nỗi niềm “thế hệ cuối” làm đồ chơi Trung thu truyền thống cho trẻ - Ảnh 3.

"Xưởng" cũng là nơi trẻ em thích đến để tự làm cho mình chiếc mặt nạ yêu thích. Ảnh: MNGB

Khi mặt nạ khô ông Hòa mới dùng màu/sơn vẽ để thổi hồn vào bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh, giản dị. Cùng là mặt nạ giấy bồi, cùng một khuôn xi măng đúc, nhưng không chiếc nào giống chiếc nào. Trong các loại mặt nạ thì vẽ mặt nạ Thị Nở là khó nhất, bởi gương mặt ấy tuy thô kệch, nhưng phải bật lên nét hài hước, dễ gần mới thu hút được lũ trẻ. Mặt nạ chú Cuội thì phải vẽ được cái miệng dẻo, toe toét nét cười ngộ nghĩnh. Mặt nạ Tôn Ngộ Không phải vẽ sao cho toát lên sự khôn ngoan, đáng yêu…

Cách pha màu cũng đòi hỏi sự chính xác mới tạo được màu tươi và đẹp cho mặt nạ. Mỗi lần vẽ chỉ tô được một màu. Mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần thì màu sắc mới không bị nhòe và bền. Để nét vẽ mặt nạ chuẩn, bắt buộc phải để mặt nạ khô, nếu không nét vẽ sẽ bị chệch, nhòe, hỏng sản phẩm. Sau đó mặt nạ sẽ tiếp tục được phơi nắng một lần nữa.

Mặt nạ dân gian không chỉ để chơi, mà còn là truyền tải các bài học giáo dục qua những nhân vật trong cổ tích, truyền thuyết, hướng trẻ con đến cái thiện. Mỗi mùa Trung thu, gia đình ông Hòa sản xuất được hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại, và mặt nạ Tôn Ngộ Không, chú Cuội luôn được trẻ em yêu thích nhất.

Ngoài mặt nạ sơn, ông Hòa còn sản xuất mặt nạ mộc (trắng), màu vẽ dành cho trẻ em ở các câu lạc bộ, trường học, các điểm tổ chức sự kiện để trẻ em có thể thỏa sức sáng tạo tô, vẽ cho ra đời những mặt nạ riêng của mình.

Gần 70 tuổi nhưng vợ chồng ông Hòa nói rằng khi còn sức khỏe thì họ còn làm mặt nạ giấy bồi bằng những nguyên liệu thân thiện để chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa từ xưa của ông cha. Dù đã có mặt nạ giấy bồi "nhái", nhưng nghệ nhân Hòa và vợ mong nhiều người biết đến và tin dùng mặt nạ giấy bồi truyền thống để nghề luôn phát triển.

Uyển Hương


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 1 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 1 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 3 giờ trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 29/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 4 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH – Không cần đến hộ chiếu (passport) hay visa (thị thực), người dân Việt Nam có thể nhập cảnh đến những địa điểm này của Trung Quốc.

Top