Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nơi sinh con trai sẽ khổ

Thứ năm, 10:52 11/04/2013 | Chất lượng cuộc sống

Người Dạo ở xã Huổi Só (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) còn lưu giữ những tập tục hết sức lạ kỳ. Ở đây, muốn lấy được vợ người đàn ông phải kiếm đủ 30 đồng bạc trắng, còn lễ trưởng thành của một đứa con trai có khi tốn kém vài trăm triệu đồng.

Mỗi cô vợ giá 30 đồng bạc trắng

Dù phong tục tập quán gần như tương đồng với đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Điện Biên, nhưng người Dạo ở Huổi Só chưa bao giờ nhận dân tộc mình và dân tộc Dao làm một. Kể cả Bí thư Đảng ủy xã Huổi Só Phàn Quang Châu cũng nhận mình là người Dạo chứ không phải người Dao như ở nhiều nơi khác. Ông Châu bảo rằng, người Dạo ở đây còn nhiều phong tục lạ lùng lắm, nhưng chưa thể xóa bỏ được.

Bản Huổi Luông có 92 hộ người Dạo. Chuyện lạ lùng nhất của đồng bào họ ở nơi này là lấy vợ. Nhiều đàn ông trong bản Huổi Luông gọi thẳng việc lấy vợ là mua dâu, còn trưởng bản Tẩn A Cỏn không muốn nói thế. Ông nghĩ đơn giản hơn: “Mình lấy con gái của người ta về làm dâu thì phải cắm bạc trắng lại cho họ để làm tin thôi mà”. Nhưng dù thế nào thì trưởng bản Cỏn cũng xác nhận, với người Dạo, muốn lấy một cô dâu, nhà trai phải chuẩn bị ít nhất 30 đồng bạc trắng, tương đương với 30 triệu đồng. Vì thế mà có con gái thì sướng, còn đẻ con trai khổ lắm.

Nơi sinh con trai sẽ khổ 1
Trưởng bản Tẩn A Cỏn.

Người Dạo ở Huổi Luông thường không tự mình đi kiếm vợ. Đa số đàn ông đều phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ trong chuyện xây dựng gia đình. Thậm chí nhiều lúc bố mẹ chọn cho cô nào cũng không được biết mặt. Ngày cưới, khi cô dâu cất chiếc quạt che mặt sang một bên thì chú rể mới lần đầu tiên nhìn thấy vợ của mình. Người quen, người lạ, nhưng đã chọn rồi thì phải lấy, không được phép từ chối bao giờ.

Những chuyện lạ lùng như thế không cần phải tìm đâu xa, trưởng bản Cỏn là một ví dụ rất cụ thể. Ông lấy vợ từ năm 18 tuổi. Vợ tên là Chàng Thị Tỉm, người cùng bản, hai người đã gặp nhau một vài lần, nhưng cũng phải đến ngày cưới thì ông Cỏn mới biết đó là vợ mà bố mẹ đã yêu hộ, cưới hộ cho mình. Trưởng bản sinh năm 1970, vợ sinh năm 1966, chồng kém vợ 4 tuổi, nhưng chẳng sao cả, bởi lấy vợ hơn tuổi cũng gần như là tục lệ của người Dạo ở đây rồi. “Nếu được tự nhiên đi yêu thì yêu người trẻ chứ, bố mẹ yêu cho thì trẻ già gì cũng phải lấy thôi”, rất thật thà, trưởng bản Huổi Luông tâm sự như thế.

Vợ trưởng bản bây giờ nhìn già hơn chồng rất nhiều rồi, đặc biệt là những lúc bà mặc quần áo dân tộc mình, tóc vấn cao kiểu chia đầu thành hai phần. Nhìn có vẻ hơi bất cân, nhưng với người Dạo, đã có con, có cháu đề huề rồi thì trưởng bản không bao giờ được phép bỏ vợ nên bà không cần phải lo lắng.

Thật sự thì chuyện vợ hơn tuổi chồng của người Dạo rất phổ biến. Bởi dường như lấy vợ cho con con trai người ta tính đến mục đích lấy về để đi làm nương rẫy quan trọng hơn hạnh phúc gia đình. Chính vì lẽ ấy mà con gái người Dạo rất có giá, đặc biệt là những cô gái khỏe mạnh. “Nhà nào có con gái, nếu có người ưng bụng thì đem gả cho họ rồi nhận bạc, nhận lợn về. Lợn thì có thể ăn ngay, nhưng bạc thì nhà gái chưa được phép, phải đợi đến lúc nào con gái mình sinh đủ cho người ta hai đứa con thì lúc đó mới được tiêu thoải mái. Làm như thế là để đề phòng trong quá trình chung sống người ta không ưng con gái mình, họ trả về thì mình phải trả bạc lại cho họ. Nếu gặp trường hợp bị trả về ấy, con gái mình chỉ được tính tiền công làm dâu thôi”, trưởng bản Cỏn phân bua.

Nơi sinh con trai sẽ khổ 2
Với người Dạo, thầy mo như Phàn A Chải rất có tiếng nói.

Muốn có con dâu phải sắm đủ 30 đồng bạc trắng, phong tục bao đời nay thế rồi, chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy người Dạo ở Huổi Luông sẽ thay đổi nó. Chỉ có điều, với một vùng đất khó khăn, đói nghèo còn nhiều thì có lẽ lấy vợ là việc tốn kém nhất, lo lắng nhất trong đời của một người đàn ông. Thành ra, những gia đình “đẻ đều” như nhà trưởng bản Cỏn (2 trai, 2 gái) thì được xem là hòa, chứ những gia đình toàn con trai thì lo ngay ngáy, lỗ rất nặng.

Gia đình Phàn Cỏng là một trường hợp “lỗ nặng” như vậy. Vợ chồng Cỏng sinh được 3 người con trai, hai thằng vừa đi lấy vợ. Thằng Phàn Lềnh lấy vợ ở bản Hắt Hiu, còn thằng Phàn Dôi lấy vợ ở ngoài trung tâm xã Huổi Só. Cỏng phàn nàn rằng, chỉ riêng tiền mua dâu về làm vợ cho hai thằng con trai đã tốn mất 80 đồng bạc trắng. Ngoài ra, mỗi cô còn phải các thêm 60 cân lợn hơi để mời nhà gái ăn cơm nữa. Tốn kém quá, nhưng phong tục thế rồi, không thể làm khác được. Chưa hết, nhà Cỏng còn thằng con út nữa, sắp tới cũng phải kiếm vợ cho nó, nhưng chưa biết đào đâu ra tiền.

Lễ đặt tên ma giá 200 triệu đồng

Không chỉ tốn kém trong chuyện lấy vợ cho con trai, người Dạo ở Huồi Sỏ còn tốn kém cực nhiều khoản khác nếu sinh quý tử.

Theo phong tục, mỗi một người đàn ông dân tộc Dạo kiểu gì cũng phải làm lễ đặt tên ma một lần trong đời. Nó nôm na như tên cúng cơm người ta vẫn thường gọi, tức không phải là tên do cha sinh mẹ đẻ đặt trong giấy khai sinh. Tên cha mẹ đặt cho thì dùng trong cuộc sống thường ngày, còn tên ma này là để “giao tiếp” với cõi âm. Lạ một điều, tên ma cũng chỉ có đàn ông mới được đặt, còn phụ nữ không được đếm xỉa đến. Để đặt tên ma cần phải làm 3 loại lý. Ma bé thì làm lý một ngày, ma bình thường thì làm 3 ngày, còn ma lớn làm đến cả tuần. Nếu làm bình thường hoặc làm lớn, hai ngày đầu phải ăn chay, đến ngày thứ ba mổ lợn mời cả bản đến ăn uống thỏa thuê. Việc mổ lợn cũng theo thứ tự, ma bé 2 con, ma lớn ít nhất là 7 con, con nhỏ nhất cũng phải tầm 50 kg trở lên.

Nơi sinh con trai sẽ khổ 3
Dù rất tốn kém nhưng Vàng A Nhụy vẫn vui vẻ vì cháu mình có tên ma.

Tôi đến nhà Vàng A Nhụy, một gia đình trong bản Huổi Luông vừa làm lễ đặt tên cho hai đứa cháu ngoại. Thằng Lý A Lành 11 tuổi, còn thằng Lý A Túng vừa lên 9. Đáng ra, nhiệm vụ làm lễ đặt tên cho hai thằng nhỏ phải do bố chúng đảm nhiệm, nhưng nhà Vàng A Nhụy mua con rể từ bên bản Nậm Pẹ (xã Nậm Chà, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) về làm con trai nên phải lo toàn bộ kinh phí. Sao có con trai rồi lại phải mua thêm làm gì nữa? Hóa ra thằng con trai trước đây của gia đình ông chẳng biết phạm tội gì mà bị người ta bắt đi cải tạo ở trên trung tâm huyện. Tốn kém đến bao nhiêu thì mặc, kiểu gì trong gia đình người Dạo cũng phải có con trai.

Lễ đặt tên ma của người Dạo rất sòng phẳng, dù là người trong nhà. Bố làm lễ cho con thì đến kiểu gì con trai cũng phải làm lễ trả lại, kể cả khi ông bố đã chết rồi. Có những gia đình như trường hợp Lý A Lành, bố mất nhiều năm rồi mà anh em họ vẫn phải chạy vạy tiền nong để làm lễ trả nợ cho ông cụ.

Vợ ông, bà Phàn Thị Chìn đã hết tuổi sinh nở nên ông phải “đôn” con rể lên làm con trai để lo việc gia đình. Dù đã là người trong nhà từ trước đó, nhưng việc đưa con rể lên làm con trai cũng tốn của gia đình ông bà khoản tiền kha khá. Bốn con lợn, gạo, rượu cho gia đình bên con rể ăn uống. Làm bằng hết thủ tục ấy thì con rể thành con trai của ông bà. Tốn tiền tốn bạc, nhưng con rể hay con trai gì cũng suốt ngày lên rẫy như nhau, chẳng thấy gia đình ông bà thay đổi thêm gì cả.

Khi làm lễ đặt tên ma cho hai thằng cháu ngoại, ông Nhụy chọn lễ to. Thầy mo của bản tên là Phàn A Chải đến cúng xong, gia đình phải mổ 10 con lợn, mỗi con từ 70-90 kg, 8 xách rượu, mỗi xách 20 lít để mời dân bản ăn uống. Trong buổi lễ, phải mượn người hóa trang thế nào cho giống ma nhảy múa. Suốt 7 ngày làm lễ, Vàng A Nhụy thống kê: Gia đình tốn kém hơn 200 triệu đồng. Sau lễ đặt tên ma cho hai đứa cháu thì ông bà ngoại cũng gần như kiệt quệ về kinh tế. Vậy mà chủ nhà vô cùng phấn khởi, ông Nhụy cứ tiếc hùi hịu vì không gặp được nhà báo sớm hơn để thuê nhà báo quay phim làm kỷ niệm. Thì ra, trong thâm tâm người Dạo, sớm muộn gì cũng phải làm lễ đặt tên ma một lần trong đời nên tiền bạc không phải là vấn đề quan trọng. Họ chọn thời điểm 9-10 tuổi để làm là vì từ lúc đứa trẻ sinh ra thì gia đình bắt đầu phải lo gom góp tiền bạc. 9-10 năm tích cóp, chỉ phục vụ có một tuần lễ mà thôi.
 
Theo Hoàng Anh
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top