Nơi sơn nữ ế chồng từ thuở 16
Cách trung tâm huyện Sa Thầy gần 20 km, Rờ Cơi là xã vùng biên tỉnh Kon Tum có hơn 90% dân số là người dân tộc H’Lăng sống bằng nghề đi rừng, làm rẫy, rất ít tiếp xúc với xã hội bên ngoài.
Người H’Lăng xem chuyện hôn nhân là ý riêng của mỗi người. Khi đã đến tuổi, thích thì đến với nhau, luật pháp chẳng can hệ gì. Các nam thanh, nữ tú đến tuổi dậy thì cũng là lúc nghĩ đến cuộc sống vợ chồng.
Mặc cho các phương tiện truyền thông, cán bộ, cộng tác viên dân số cố gắng thâm nhập tuyên truyền, song đến nay hủ tục lạc hậu này vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở xã Rờ Cơi. Do đó, nơi đây chuyện những cô bé đang học lớp 7, lớp 8 bỗng nghỉ giữa chừng để bắt chồng chẳng có gì là lạ.
Cách đây 4 năm, Y Sâm (sinh năm 1995, làng Đăk Đê) đang học lớp 7 song đã sợ ế nên đã nghỉ học để cưới chồng. Đến nay, cô đã là mẹ của một bé gái gần 3 tuổi kháu khỉnh. 15 tuổi có gia đình, nhưng Sâm cho biết mình là người lấy chồng muộn nhất trong đám bạn.
Bà mẹ trẻ Y Sâm quay mặt đi khi chụp hình với đứa con 4 tháng tuổi, bên cạnh là em gái của cô. Ảnh: Tùy Phong. |
Từ chuyện lấy chồng sớm này, các cặp vợ chồng không chỉ sớm lên chức cha mẹ, mà hiển nhiên họ cũng nhanh chóng làm ông, bà người ta khi còn rất trẻ. Mẹ Y Sâm là Y Gieih (hiện 50 tuổi) đã trở thành bà khi mới ngoài 30 tuổi.
Về chuyện lập gia đình sớm của bản thân và các con, anh A Pum (44 tuổi, làng Gia Xiêng, có đến 8 đứa con, đứa nhỏ nhất năm nay gần 3 tuổi) nói: "Mình đâu có biết vì sao phải lấy vợ sớm. Ngày ấy, thích thích nhau thì về bảo cha mẹ cho lấy chứ có biết gì đâu. Con mình cũng vậy, nó bảo muốn lấy chồng là mình đồng ý thôi, đó là ý của nó chứ đâu phải do mình. Mình cũng chẳng biết cháu mình nó mấy tuổi nữa, chỉ nhớ nó lớn gần bằng đứa con út của mình".
Ông Him - Phó Chủ tịch UBND xã Rờ Cơi cho biết, trước kia con gái trong vùng từ 13 đến 15 tuổi là đã bắt chồng. Sơn nữ nào “cao số” đến 16 tuổi mà vẫn chưa bắt được chồng thì đã được xếp vào hàng gái già, sẽ không được chàng trai nào ngó ngàng tới nữa. Chuyện nữ sinh cấp 2 đang học bỏ về lấy chồng ngoài chuyện học không vô nữa bên cạnh là sợ lớn tuổi hơn sẽ ế. Ở đây, người mới hơn 30 tuổi đã có cháu rất nhiều, thôn nào cũng có.
Còn theo ông Nguyễn Đình Thìn, cán bộ chuyên trách dân số xã Rờ Cơi, tình trạng tảo hôn ở xã này vẫn còn rất nhiều, độ tuổi phụ nữ lấy chồng chủ yếu là 14-16 tuổi. Ở đây, chuyện con trai ngoài 20 tuổi mà chưa lập gia đình rất hiếm còn con gái đến tuổi 18 tuổi mà vẫn “phòng không” là ế chắc rồi.
Ông A Thun, Trưởng thôn Đăk Đê cho biết, sở dĩ các đôi trai gái ở Rờ Cơi lập gia đình sớm là do người dân ở đây ít tiếp xúc với cộng đồng nên họ không am hiểu về luật pháp. Do đó họ cũng không biết nhắc nhở với con cái. Họ cho rằng, con cái lập gia đình càng sớm thì càng tốt vì nhà sẽ có thêm người đi làm rẫy.
Việc kết hôn sớm, nhà lại nghèo, không có trình độ nên cuộc sống của những cặp vợ chồng trẻ hay cả vợ chồng già đều luẩn quẩn bên núi đồi, cái nương, cái rẫy, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Song có một điều lạ là rất hiếm có cặp vợ chồng nào bỏ nhau. Theo thống kê của ông trưởng thôn, từ trước đến nay, thôn Đăk Đê mới có duy nhất một cặp vợ chồng bỏ nhau.
Lấy nhau khi chưa đủ tuổi luật pháp cho phép nên các cặp vợ chồng ở đây chưa được làm giấy đăng ký kết hôn, chưa được tách khẩu, vì vậy họ mất rất nhiều quyền lợi. Nhất là những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người đồng bào dân tộc thiểu số.
Giải quyết linh động vấn đề này, cán bộ xã đã làm giấy đăng ký kết hôn cho các cặp vợ chồng nhưng chỉ ghi tên vợ, để trống tên chồng, chờ khi nào cả 2 đủ tuổi thì mới ghi đầy đủ. Việc này nhằm giúp đỡ những đứa trẻ mới ra đời có được quyền lợi đi khám, chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Ông Thìn lý giải: "Vì hoàn cảnh nhiều gia đình ở đây còn khó khăn nên chúng tôi phải tạo điều kiện giúp họ, để những đứa trẻ mới sinh được hưởng các chính sách của nhà nước".
Dù truyền thống tảo hôn đã có từ lâu đời, song nhiều năm nay, được sự vận động, tuyên truyền của các cán bộ, ban ngành các cấp, tình trạng này đã có phần thuyên giảm theo hướng số tuổi kết hôn ở các cặp trai gái đã tăng lên được một vài tuổi. Các cặp vợ chồng trẻ những năm gần đây cũng sinh con ít hơn cha mẹ mình, trước đây, mỗi cặp vợ chồng có đến 6, 7 đứa con.
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.
3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcCó 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.
4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề
Dân số và phát triển - 4 năm trướcĐừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.
Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcThời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...
Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được
Dân số và phát triển - 4 năm trướcNhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.
Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?
Dân số và phát triển - 5 năm trướcXoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?
Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.
Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?
Dân số và phát triển - 8 năm trướcTrong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?
Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm
Dân số và phát triển - 8 năm trướcMột số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.
Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống
Dân số và phát triển - 8 năm trướcSa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.
4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề
Dân số và phát triểnĐừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.