NS Phú Quang: Nỗi buồn của tôi đầy tính chiến đấu
Trái ngược hẳn với cái gã nghệ sĩ cô đơn, lang thang hoài trên phố, không nhớ nổi một con đường trong tình khúc, Phú Quang của mùa thu này trông thật trẻ trung, phong độ, quần bò áo phông đậm chất bụi bặm.
Trở về sau chuyến đi diễn ở Ucraina, anh mời tôi một ly cafe tại nhà hàng mới khai trương của mình, rồi phá lên cười: "Này, già rồi, cho mình vào tờ Bô lão mới đúng chứ!" Ước vọng muốn được dông dài cùng nhạc sĩ chuyện đời, chuyện nghề thật khó! Và đây là phút tranh thủ của anh dành cho phóng viên bản báo.
Thật lòng thích văn chương hơn nhạc!
- Anh cảm thấy thế nào khi được đánh giá là nhạc sĩ có biệt tài phổ thơ? Hầu hết, những ca khúc trữ tình nổi tiếng nhất của anh đều là nhạc phẩm phổ thơ!
- Thật lòng mà nói, hồi trẻ và bây giờ vẫn thế, tôi thích văn chương hơn âm nhạc. Việc có rất nhiều bài hát phổ thơ cũng là lẽ tự nhiên. Những bài hát giữ nguyên tác hoàn toàn rất ít, chỉ chiếm 2%. Còn lại, tôi thường chỉnh sửa, cải biên khá nhiều, bởi thơ và ca từ là hoàn toàn khác nhau.
Chẳng hạn, Doãn Thanh Tùng viết "Hà Nội ơi, tôi giữ lời quyết liệt, như máu chảy dưới làn da kia". Nhưng với tôi, lại là "Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ. Tôi vội vã trở về, lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen..."
Tất nhiên nếu không có câu "Vội vã trở về, vội vã ra đi" và bốn chữ "vai gầy áo mẹ" của ông, tôi sẽ không thể có được bài "Hà Nội ngày trở về". Dù chỉ dùng một câu hay vài chữ của người ta thôi, tôi vẫn luồn đề rõ trong tác phẩm rằng lời phổ thơ họ, để tỏ lòng tôn kính đối với người ta gợi cảm hứng sáng tác cho mình.
- Dấu ấn về Phú Quang còn là những tuyệt tác văn chương, câu ca đầy hình tượng và ý tứ thì sâu xa! Những bài hát anh tự viết lời cũng tựa như một bài thơ vậy. Phải chăng, đó là điều khiến cho các tác phẩm của anh luôn có sức sống mạnh mẽ trong lòng người?
- Những người sáng tác khi có kiến thức về văn học, thì tính văn chương trong âm nhạc sẽ hay hơn, có kiến thức về hội hoạ thì màu sắc trong âm nhạc cũng đẹp hơn. Tôi thích đọc sách, xem tranh và phim, thực lòng muốn viết văn hơn là sáng tác nhạc. Nhưng tài mọn, không làm được. Đành đem niềm yêu thích đó vào nhạc vậy. Với tôi, ca từ quan trọng không kém gì nhạc. Nó có vai trò bình đẳng như âm nhạc.
Ca từ ngây ngô, lẽ tất yếu của thời loạn
- Là người coi trọng ca từ như vậy, anh nghĩ gì về hiện tượng sáng tác tràn lan hiện nay với những bài hát nhạc trẻ mà phần lời không thể hiểu nổi?
- Một số người trẻ viết nhạc có lời lẽ ngây ngô cũng chả có gì lạ! Điều đó có từ rất lâu trong âm nhạc Việt Nam rồi. Ví dụ, một bài rất nổi tiếng có câu "Em bên anh, ta bước đi, trong lòng nghĩ suy gì?" Hay bài có câu "Lợn yêu em bằng cả tấm lòng"! Đó là lỗi lầm của các nhạc sĩ khinh thường chữ nghĩa. Không tin tôi, cứ thử không hát mà chỉ đọc thôi, sẽ thấy 1 tỷ lỗi lầm như thế.
- Dường như bây giờ ai cũng có thể làm nhạc sĩ được?
- Có lẽ, theo tôi đó là xu hướng chung. Có ông chẳng học ngày nào, nhưng cũng có ngày làm lãnh đạo, 10 ngày sau có bằng tiến sĩ. Ông viết được hai câu thơ con cóc gọi là thi sĩ. Ông viết được một bài hát gọi là nhạc sĩ. Cô hát ông ổng dăm bài, gọi là ca sĩ. Chúng ta đang lạm dụng từ "sĩ", nên không có gì đáng trách. Đó là tất yếu của một thời kỳ "loạn sĩ". Thế nên mới có chuyện một ông nói sự thật thì được phong làm anh hùng. Vì sự thật đó ai cũng biết, mà không nói. Đất nước mình thật sự có nhiều lạ lùng!
Hình ảnh về một con người cô đơn thầm lặng với những nỗi buồn sâu kín da diết hay những khát khao dữ dội, cháy bỏng, mà không sao thoả nguyện được ám ảnh trong tôi, mỗi khi những giai điệu đầy chất tự sự của những ca khúc trữ tình bất hủ này vang lên: Em ơi Hà Nội phố, Đâu phải bởi mùa thu, Hà Nội ngày trở về, Nỗi nhớ, Biển nỗi nhớ và em, Mơ về nơi xa lắm, Lãng đãng chiều đông Hà Nội... Càng nghe nhiều, càng cảm thấy day dứt, xót xa, vì dường như cái khoảng trống trong lòng người nghệ sĩ muốn đời chẳng thể lấp đầy! Thở than nhưng không hề bi luỵ, muộn phiền nhưng không hề gục gã, bởi những điều cay đắng ấy đã là quy luật rồi, là phải biết chấp nhận để vươn lên, để sống đầy tin yêu: "Hội ngộ rồi chia ly cuộc đời vẫn thế, Dẫu là mặt trời nồng nàn khát khao, Hay đêm mịt mù lấp lánh ngàn sao" - (Điều giản dị); "Thôi đừng hát ru, thôi đừng day dứt, Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu" - (Đâu phải bởi mùa thu); "Tình yêu rồi sẽ qua, Với những chiều băng giá, Lòng anh chợt xót xa, Trái tim thành viên đá, muốn hoà tan tất cả, Trong ly cafe đen, Muốn hoàn tan tất cả, Trong ly cafe em" - (Từng giọt cafe).
Nỗi buồn của những khát khao lớn
- Tại sao các bài hát của anh buồn đến vậy?
- Tôi vẫn thường đùa rằng, nỗi buồn của tôi đầy tính chiến đấu. Đó là nỗi buồn của khát khao lớn mà không đạt được. Nghe xong nỗi buồn ấy, người ta muốn phấn đấu vươn lên, chứ không phải gục xuống.
- Nỗi buồn ấy có từ ca khúc đầu tiên?
- Tác phẩm đầu tiên, viết năm 17 tuổi, bản nhạc không lời mang tên Niềm tin, sáng tác sau một lần... bị mất niềm tin! Lần đầu tiên trong đời, tôi gặp một cú sốc về lòng tin, và tôi nhận ra một điều, cuộc đời này có cả điều đẹp đẽ, cả điều xấu xa. Nhưng tôi tin điều đẹp đẽ sẽ chiến thắng dù có lúc, nó bị vùi dập.
- Thanh Lam, Hồng Nhung, Quang Lý, Lê Dung, Ngọc Tân, Quang Thọ, Trọng Tấn, Ngọc Anh... anh thích ca sĩ nào nhất và tâm đắc điều gì ở họ?
- Mỗi người đều có tài hay riêng. Nhưng với ca sĩ, sự nghiệp thường ngắn. Phải cho họ chấp nhận một điều là đổi thay và lạnh lùng. Như với Trịnh Công Sơn, có một Khánh Ly là rất may mắn. Nhưng tôi lại không cho là vậy. Tôi muốn bài hát của mình phải được nhiều người hát.
Nghệ sĩ là "thằng dở hơi"
- Trong giới âm nhạc, cũng có nhiều mối tính giữa nhạc sĩ - ca sĩ, như một sự thường tình. Với Phú Quang thì sao?
- Nếu để nghĩ tôi yêu một ca sĩ là điều rất khó. Vì trong công việc, tôi rất khó tính. Khi làm việc với bất cứ ca sĩ nào, tôi luôn "mổ xẻ" đến cùng. Tình yêu phải có gì đó bí mật. Mổ tung ra rồi, còn gì nữa để yêu?
- Về Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, anh nghĩ sao?
- Riêng trường hợp này, họ chỉ yêu nhau ở khía cạnh âm nhạc mà thôi. Nếu họ trở thành vợ chồng, thì tôi nghĩ sẽ chả còn gì để nói được nhiều như thế. Bởi tình yêu tinh thần mới là dai dẳng, bền bỉ.
- Còn tình yêu nam nữ đích thực, phải là gì?
- Cô gái của Trịnh Công Sơn tồn tại trong tiềm thức, với tóc em dài bay trong gió, đôi vai gầy nhỏ... Tôi đã nói đùa ông là bài hát rất hay nhưng đó không phải là tình ca. Đâu thể cứ vuốt tóc, sờ vai mãi được. Đến ngày nào đó, nó phải đi quá bờ vai chứ... Thực ra, đó mới là tình yêu đẹp.
Trịnh Công Sơn nói, người đàn bà giống như trái nho nhựa, nếu bạn chỉ nhìn ngắm thì thấy tuyệt vời, chứ nếu chạm vào, sẽ thấy thất vọng. Nếu giả sử đúng như vậy, 50 năm nữa, trái đất này sẽ chỉ còn một lũ già nua, thèm khát một điều không thể xảy ra là có con. Tình yêu không thể chỉ ngắm nhìn. Tình yêu đẹp phải đi đến tận cùng.
- Anh có hình dung về người phụ nữ lý tưởng chứ?
- Tôi thích một người phụ nữ dịu dàng, vị tha, và biết thông cảm. Vì nghệ sĩ là một lũ dở hơi ấy mà! Nhưng vẫn phải có khoảng cách. Em thử tưởng tượng xem, sáng dậy, người chồng nhìn thấy hình ảnh người vợ xinh đẹp tối qua nay đầu tóc bù xù, mắt nhắm mắt mở, thì buồn biết bao nhiêu. Tình yêu cần có khoảng cách để thấy nhau đẹp hơn.
- Tại sao nghệ sĩ, chuyện duyên tình lại hay trúc trắc vậy nhỉ?
- Chả phải riêng nghệ sĩ, mà duyên tình của tất cả các đôi lứa đều trúc trắc. Chỉ có điều, một cặp bác sĩ bỏ nhau, chỉ có bệnh viện đó biết. Còn một cặp nghệ sĩ bỏ nhau thì 80 triệu dân biết.
- Anh mong muốn hạnh phúc là gì?
- Hạnh phúc là điều gì khiến mình thoả mãn. Nguyễn Công Trứ có câu rất hay, biết đủ tức là đủ. Nếu không biết đủ, thì chả biết bao nhiêu là đủ. Một người biết đủ, đó là hạnh phúc.
- Anh thấy cuộc sống của mình hạnh phúc chứ?
- Tôi tự tìm cách hài lòng với những gì mình có. Nhưng cuộc đời này phải có những vật vã, ghê gớm. Đến một ngày mình hiểu, niềm vui phải được chấp nhận như là một khái niệm tương đối.
- Trong ca khúc của anh, mùa đông, thu rất nhiều. Mùa xuân có thoáng xuất hiện nhưng cũng "vì anh mà vương buồn?" Sao chẳng thấy mùa hè sôi động đâu?
- Đó là lẽ tự nhiên. Tôi cũng thích viết những bài nhảy tung tăng lên, nhưng khả năng có hạn, chỉ làm được đến thế thôi.
- Theo các ca khúc, Phú Quang lúc nào cũng yêu, cũng nhớ Hà Nội. Vậy sao anh sống tới 20 năm ở TP.HCM? Chuyện trở về Hà Nội này có phải "vội vã trở về" rồi sẽ "vội vã ra đi" không?
- Chẳng biết được. Nghệ sĩ là thằng dở hơi mà.
- Xin chân thành cảm ơn!
Trịnh Công Sơn, tôi quý ông nhưng không hay đến với ông. Hồi trẻ, có lần thử phân tích tất cả tác phẩm của Trịnh Công Sơn, tôi cảm thấy dường như ông có một nỗi thèm khát triền miên, không bao giờ dứt. Mãi sau này, khi biết về cuộc đời ông, mới hiểu đó là nỗi khát khao muôn thuở của một người luôn tưởng tượng về tình yêu, khát khao không bao giờ được thoả mãn. Ông ấy là một người tài năng, viết những bản nhạc tài năng. Tôi rất yêu quý ông ấy, nhưng không hay đến với ông. Vì xung quanh ông có quá nhiều người, và tôi lại không thích xuất hiện ở đám đông vây quanh một con người. Lê Dung - câu hát của tôi đã vận vào cô ấy! Tôi nhớ một kỷ niệm rất buồn. Lê Dung khi thu bài cuối cùng của tôi, là một bài phổ thờ Giáng Vân, rất buồn, có mấy câu sau: "Em ra biển lớn, biển đã cạn. Em vào rừng sâu, rừng chỉ còn lá rụng. Em về với anh để nghe lời giã biệt... Rồi mai em chết, còn gì trên đời". Cô ấy bảo tôi là bài này em rất thích, nhưng em thấy sợ. Em sợ nó vận vào em. Anh sửa giúp em. Tôi bèn sửa thành "Rồi mai ai biết, còn gì trên đời", nhưng ý nghĩa thì vẫn vậy. Thế rồi, chỉ hai tháng sau, cô ấy mất thật. Trinh Hương: tôi không bế con vào đời Tôi là một người bạn lớn của các con tôi. Chỉ đi cạnh chúng nó, chứ tôi không bế nó đi vào cuộc đời. Nếu thấy nó chao đảo, thì mình với tay ra đỡ thôi. Giờ lớn, chúng nó thích đi với bố, đùa nhau như bạn. Mọi người hỏi cái Hương trên truyền hình rằng, có mê nhạc bố nó không, nó bảo nghe ít thôi. Tôi thấy như thế mới tự nhiên. Ghét nhất là các cặp vợ chồng, cha còn, bạn bè, tình nhân lăng xê nhau trên phương tiện truyền thông. |
Theo Đẹp

Tác giả lên tiếng về từ gây khó hiểu trong bài hit 3 tỷ view
Xem - nghe - đọc - 33 phút trướcNhạc sĩ Nguyễn Văn Chung giải thích về từ gây khó hiểu trong bài hit "Viết tiếp câu chuyện hòa bình".

Tùng Dương lại 'chữa lành' cho người trẻ sau ca khúc 'Tái sinh'
Xem - nghe - đọc - 2 giờ trướcGĐXH - Sau "Tái sinh" gây sốt mạng xã hội trong suốt thời gian qua, Tùng Dương lại khiến khán giả được "chữa lành" với "Đừng buồn phiền nữa".

BTV Thúy Hằng vinh dự khi tham gia cùng đội ngũ VTV các sự kiện lớn của quốc gia
Câu chuyện văn hóa - 3 giờ trướcBTV Thúy Hằng chia sẻ hành trình 20 năm tại VTV, kỷ niệm đáng nhớ, cách chuẩn bị sự kiện lớn và những kỹ năng cần thiết cho người làm truyền hình.

Cặp song sinh Tôm - Tép nhà Hồng Nhung hiếm hoi lộ diện
Giải trí - 14 giờ trướcGĐXH - Cặp song sinh Tôm - Tép nhà Hồng Nhung gây bất ngờ khi sở hữu chiều cao vượt trội ở tuổi 13, gương mặt có nhiều nét đẹp của bố mẹ.

Diễn viên Thái Hòa liệt nửa người
Giải trí - 14 giờ trướcĐồng nghiệp cho biết năm 2024, diễn viên Thái Hòa bị đột quỵ trên đường đưa con gái đi học. Sau đó, anh hôn mê, xuất huyết não. Hoàn cảnh nam diễn viên rất khó khăn.

Nữ diễn viên quê Nam Định - bạn thân Hồng Diễm trong 'Hoa hồng trên ngực trái' sang Mỹ định cư, giờ ra sao?
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Diệu Hương là nữ diễn viên quê Nam Định nổi tiếng với khán giả qua bộ phim "Hoa hồng trên ngực trái", sau một thời gian hết mình cho nghệ thuật, hiện tại cô định cư ở Mỹ cùng gia đình.

Bản ghi âm chấn động showbiz Hàn về Kim Soo Hyun
Thế giới showbiz - 16 giờ trướcSự việc gây chấn động làng giải trí Hàn khi Viện Garo Sero công bố đoạn ghi âm được cho là của cố diễn viên Kim Sae Ron, cô thừa nhận quan hệ tình dục với Kim Soo Hyun khi mới 14 tuổi. Tuy nhiên, những người liên quan đến vụ việc liên tục phủ nhận, khiến thông tin bị nhiễu loạn.

Hoa hậu quê Cao Bằng có hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Giải trí - 18 giờ trướcGĐXH - Lương Thùy Linh tham quan Bảo tàng Điện Biên Phủ và các di tích lịch sử nhân dịp Kỷ niệm 71 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).

Phút thất thần của MC Đại Nghĩa giữa lúc mẹ ruột qua đời
Giải trí - 20 giờ trướcGĐXH - Tiết lộ từ nhiều đồng nghiệp về MC Đại Nghĩa giữa lúc mẹ ruột qua đời gây xót xa.

'Cha tôi, người ở lại' mới nhất (tập 36): Nguyên lộ diện thích An trong mắt mẹ, Tuệ Minh tới gặp người yêu cũ
Giải trí - 20 giờ trướcGĐXH - Tập mới nhất phim “Cha tôi, người ở lại” có nhiều tình tiết hấp dẫn xoay quanh các nhân vật trong phim.

Điều không thể ngờ về diễn viên quen mặt phim Việt giờ vàng VTV
Câu chuyện văn hóaDiễn viên Lâm Đức Anh từng học 2 trường đại học nhưng đều bỏ dở để theo đuối nghệ thuật. Suốt 1 năm ở Nhà hát Tuổi Trẻ, anh thậm chí còn không được đóng vai quần chúng.