Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú

Thứ hai, 06:00 06/06/2022 | Nuôi dạy con

GiadinhNet - VĐV thể hình Bùi Thị Thoa trải lòng về hành trình theo đuổi sự nghiệp khi làm mẹ bỉm sữa và chiến thắng vẻ vang ở SEA Games 31.

Trong kỳ SEA Games lần thứ 31 vừa qua, Đoàn thể thao Việt Nam đạt được tổng cộng 181 huy chương Vàng, đứng đầu bảng tổng sắp huy chương. Cặp đôi lực sĩ Trần Hoàng Duy Thuận và Bùi Thị Thoa đã đóng góp 1 HCV danh giá tại hạng mục thi đấu thể hình đôi nam nữ. Trở về nhà sau chiến thắng vẻ vang, nữ lực sĩ quê Đồng Nai nhận được nhiều chú ý. Ít ai biết, chị Thoa (sinh năm 1991) đã kết hôn và có một cô con gái nhỏ 2 tuổi. Chính chị bộc bạch: "Thật ra, nhiều người vẫn chưa tin là mình đã có con rồi. Họ cho rằng nữ lực sĩ tập luyện và cơ bắp như thế này thì sẽ khó lấy chồng sinh con, và có lẽ nhiều chàng trai Việt Nam vẫn hơi “sợ” nữ lực sĩ".

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 1.

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 2.

VĐV Bùi Thị Thoa khoe cơ bắp tuyệt đẹp, xuất sắc giành HCV cho Đoàn Thể thao Việt Nam trong SEA Games 31.

Theo đuổi bộ môn cơ bắp như thể hình, VĐV Bùi Thị Thoa không chỉ đối mặt với những định kiến, mà còn hy sinh không ít tâm huyết, công sức luyện tâm và cả thời gian bên gia đình. Chỉ 3 tháng sau khi có con, chị Thoa đã quay lại luyện tập, sau 6 tháng đã "siết" cơ để chuẩn bị thi đấu và đạt 1 HCV, 1 HCB khi con gái 10 tháng tuổi. Để thuận tiện cho công việc, chị Thoa hiện sống xa chồng con và chỉ được về nhà vào mỗi cuối tuần. May mắn, chị nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của gia đình, có mẹ ruột phụ giúp trông cháu, ông xã hết mực yêu thương và con gái nhỏ hiểu chuyện.

Trò chuyện với vận động viên Bùi Thị Thoa, người ta dễ dàng cảm nhận được sự nữ tính, có đôi chút e thẹn khác hẳn những định kiến mà nhiều người áp đặt vào nữ lực sĩ. Trở về với tổ ấm gia đình, chị Thoa là một người vợ người mẹ như bao người phụ nữ khác, cũng có những phút giây bỡ ngỡ vì lần đầu làm mẹ, lo lắng khi chăm sóc con nhỏ. 

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 3.

Gia đình VĐV Bùi Thị Thoa.


Chào chị, sau khi nhận HCV SEA games 31, cuộc sống của chị đã thay đổi như thế nào?

Mình bắt đầu sự nghiệp vận động viên chuyên nghiệp từ cuối năm 2012. Kỳ SEA Games tổ chức ở Việt Nam lần này là kỳ SEA Games đầu tiên mình may mắn được tham dự và đạt huy chương vàng cho nội dung đôi nam nữ. Trước đó, mình đã tham gia các giải châu Á.

Khi mình trở về nhà, hàng xóm và các anh chị đều qua chơi và gửi lời chúc mừng. Mọi người biết đến mình nhiều hơn, gặp mình thì hay chào hỏi. Chẳng hạn như bây giờ mình ra chợ mua đồ, cũng có người nhận ra (cười). Chiến thắng cũng phần nào giúp công việc thuận lợi hơn. Gia đình mình đã làm một mâm cơm nhỏ để mời mọi người cùng chung vui. 

Con gái chị có phản ứng gì trước chiến thắng của mẹ không?

Con gái mình còn nhỏ lắm, mới hơn 2 tuổi nên bé vẫn chưa hiểu rõ. Khi đứng trên bục nhận huy chương thì con gái vui, vì lâu rồi con mới gặp được mẹ. Trong thời gian tập luyện để chuẩn bị thi đấu, mình không có nhiều thời gian ở bên con. Con nhớ mẹ lắm, cứ đòi mẹ suốt thôi.

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 5.

Đại gia đình cùng lên sân khấu chung vui khi chị Bùi Thị Thoa đạt HCV.

Vận động viên là một công việc đặc thù, nên chắc hẳn chị đã suy tính rất nhiều về việc có con? 

Mình dự định có con vào năm 2018, khi đang thi Đại hội Quốc gia. Sau đám cưới 4 năm, vợ chồng mình mới quyết định sinh con. Thời gian mới kết hôn, mình vẫn tập trung nhiều vào việc thi đấu nên đã “kế hoạch” và đợi đến thời điểm thích hợp. Đầu năm 2019, mình biết tin mang thai nên vui lắm.

Vì sao chị nghĩ cột mốc 4 năm sau kết hôn là thời điểm thích hợp để chào đón thành viên nhí?

Nói chung mình lấy chồng cũng lâu, nhà chồng không đặt nặng vấn đề con cái nhưng những người xung quanh vẫn thường “hỏi ra hỏi vào”. Mình cũng cảm thấy áp lực. Khi đó mình sắp xếp được thời gian và muốn có con nên quyết định sinh em bé.

Việc có con có làm gián đoạn công việc thi đấu và luyện tập của chị?

Việc tập luyện không bị gián đoạn nhiều vì mình vẫn luyện tập đến ngày gần sinh. Khi mang thai, mình giảm trọng lượng lại còn một nửa, tập vừa phải theo sức. Vì khi có con, nhịp thở của mình rất nặng nề. Khi nào không thở được thì mình ngừng, lấy hơi rồi tập tiếp.

Tuy nhiên mình đã tạm ngưng thi đấu. Nếu không có dịch, mỗi năm mình đều thi quốc gia và các giải châu Á, Đông Nam Á, thế giới,... nhưng khi có con thì mình phải nghỉ một thời gian và chỉ mới tham gia lại các giải đấu lớn trong thời gian gần đây.

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 6.

4 năm sau khi kết hôn, chị Bùi Thị Thoa gác lại sự nghiệp thi đấu để làm mẹ.

Khoảng thời gian chuẩn bị đón con chào đời, chị có trải qua câu chuyện hay kỷ niệm gì thú vị?

Khi đi khám thai, mình nói ra số cân nặng thì nhiều người nghĩ là mình béo phì hay bị tiểu đường thai kỳ. Đến khi mình cởi áo ra, bác sĩ ngạc nhiên: “Trời ơi sao mà cơ bắp thế này”. Bác sĩ thăm khám thì sức khỏe mình hoàn toàn bình thường. Mình nhìn “đô” như vậy nhưng thật ra lại bằng cân nặng với một mẹ bầu sắp sinh khác, mình thì đi lại nhẹ nhàng, còn người ta thì nặng nề hơn.

Nói chung khi vào viện, nhiều người nhìn lắm, còn tò mò hỏi: “Lực sĩ hả”. Mắc cười nhất là khi tập luyện, mình quen thở bằng miệng để hét lấy sức, nhưng lúc sinh thì bác sĩ không cho. Bác sĩ nói: “Rặn nín lại không được hét”. Thế nên mình không có lực. May mắn là cơ địa mình khỏe, nên không gặp nhiều khó khăn.

Khi quyết định làm mẹ, chị có lo lắng bị “phá dáng” hoặc mất cơ, có thể ảnh hưởng đến công việc?

Khi mình mang thai 4 - 5 tháng, nhiều người không nhận ra. Bình thường cân nặng của mình khoảng 70kg, nên mọi người tưởng mình đang “xả” dáng thôi. Đến ngày gần sinh thì bụng mới to lên nhiều, mình tăng khoảng 15kg vào thời điểm lên bàn sinh. 

Sau sinh khoảng 3 tháng, thì mình quay lại với việc tập luyện, ăn uống theo chế độ. Mình cho con bú đến 6 tháng tuổi thì cai sữa mẹ để chuẩn bị quay lại thi đấu. 

Thời gian đầu quay trở lại với công việc, chắc hẳn chị gặp rất nhiều khó khăn? Có bao giờ chị muốn bỏ cuộc?

Sau khi sinh, người mình rất sồ sề, nhiều mỡ. Đó là trong thai kỳ mình vẫn duy trì tập luyện nhưng cơ thể vẫn không thể như trước. Gân cốt mình yếu đi nhiều. Trong 1 - 2 tháng đầu, mình rất mệt, chỉ có thể tập từ từ. Đến khi con 6 tháng mình mới “siết” lại. 

Thời điểm đó, dịch Covid-19 bùng nổ nên mình cũng nản lắm. Mình muốn bỏ cuộc luôn nhưng gia đình, bạn bè, anh chị em cũng động viên là: “Đã đi được đến đây rồi thì thôi cố gắng”. Mình cũng ráng để đi thi giải cuối năm và may mắn đạt HCB đơn dành cho nữ và HCV cho hạng mục đôi. Lúc mình đạt huy chương, con gái được 10 tháng tuổi.

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 7.

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 8.

6 tháng sau khi sinh con, chị Thoa "siết" chế độ luyện tập để chuẩn bị thi đấu. Khi con 10 tháng tuổi, chị xuất sắc giành 1 HCV và HCB.


Lần đầu làm mẹ, chị có gặp nhiều khó khăn hay bỡ ngỡ?

Nhiều lắm ạ (cười). Vì mới lần đầu làm mẹ nên mình có nhiều điều mình chưa biết. Tuy nhiên, mình rất may mắn có cả bà ngoại và bà nội em bé vào chăm con tháng đầu tiên. Hai bà chỉ cho nên mình cũng đỡ phần nào bỡ ngỡ.

Lúc đầu khi cho con bú, mình sợ lắm. Vì mình quen dùng lực mạnh rồi mà con nhỏ xíu, thế nên mình sợ làm con đau. Dần dần, mình cũng tập làm quen và chăm con thành thạo hơn.

Nhiều khán giả đã quen thuộc với hình ảnh VĐV Bùi Thị Thoa đầy mạnh mẽ trên sân khấu mà khó hình dung được khi trở về nhà, chị là người mẹ như thế nào. Chị chia sẻ thêm nhé?

Thật ra, nhiều người vẫn chưa tin là mình đã có con rồi. Họ cho rằng nữ lực sĩ tập luyện và cơ bắp như thế này thì sẽ khó lấy chồng sinh con, và có lẽ nhiều chàng trai Việt Nam vẫn hơi “sợ” nữ lực sĩ. Thậm chí có người còn kỳ thị nữa cơ. Thế nhưng khi trở về nhà mình cũng như bao người phụ nữ khác thôi, là một người vợ và một người mẹ của gia đình.

Vừa làm mẹ, vừa theo đuổi sự nghiệp vận động viên chuyên nghiệp, chắc hẳn chị đã hy sinh không ít?

Hiện tại, mình thuê nhà trọ ở Tân Bình (TP.HCM) để sống và làm việc, còn chồng con và bà ngoại thì sống ở Đồng Nai. Chỉ cuối tuần, mình mới về nhà một lần để thăm con, không được ở với con nhiều. Mình nhớ chồng con lắm nhưng vì công việc, mình đành phải chấp nhận đi lại như vậy.

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 10.

Chị Thoa sống ở TP.HCM để tập luyện và làm việc, còn chồng con ở quê nhà Đồng Nai.

Gia đình mình có lên kế hoạch sẽ đoàn tụ trong tương lai không?

Mình cũng muốn lắm chứ nhưng hiện tại điều kiện chưa cho phép nên mình cứ cố gắng từ từ đã. Mình cố gắng dành trọn vẹn thời gian cuối tuần cho gia đình. Trong tuần, ngày nào mình cũng gọi điện thoại với con gái. 

Trong khoảng thời gian chị sống xa nhà, ai là người chăm sóc con gái?

Hầu hết các việc chăm sóc con gái đều nhờ vào bà ngoại, vì ông xã mình cũng đi làm nên chỉ buổi tối mới về với con được. 

Vì mình đam mê nên gia đình cũng hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện. Trong lúc mình thi đấu, hai bên nội ngoại đều động viên, cố gắng lo lắng mọi việc để mình không phải suy nghĩ nhiều về con cái. Nhờ đó, mình tập trung hơn trong việc luyện tập. Gần như giải đấu nào, gia đình cũng là hậu phương vững chắc, tiếp thêm sức mạnh nhưng không bao giờ tạo áp lực. 

Tự nhận xét một chút, chị cảm thấy mình thuộc tuýp người mẹ như thế nào?

Do cuộc sống, đôi lúc mình cảm thấy mình chưa làm trọn vẹn vai người mẹ với con. Mình ở xa con quá, không được gần con nhiều nên lúc nào cũng phải nhờ đến ba và bà ngoại chăm bé. Tuy nhiên, con rất hiểu chuyện, luôn gần gũi mẹ.

Khi mình chuẩn bị đi dạy, con khóc không cho mẹ đi. Thế nhưng chỉ cần mình giải thích: “Mẹ đi làm kiếm tiền mua sữa cho con” là con không mè nheo nữa. Con sẽ chúc: “Mẹ đi cẩn thận” rồi đợi cuối tuần gặp mẹ. 

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 11.

Hỏi vui một chút, có bao giờ con gái chị tò mò, thắc mắc vì sao mẹ cao lớn và vạm vỡ như vậy?

(Cười) Thực sự thì con còn khá nhỏ để hiểu và biết đặt hỏi những câu như thế này. Tuy nhiên, lâu lâu mình vẫn chọc con: “Mẹ như thế này, con có thấy ghê không”. Lúc đó con sẽ đáp: “Mẹ xinh mà, mẹ đẹp mà”. Mình vui lắm.

Vợ chồng đều có nền tảng thể thao và bản thân chị đã đạt được những thành tích xuất sắc. Chị có mong muốn con nối nghiệp mẹ?

Mình không thể nói trước điều này, vì mình không muốn áp đặt con. Con thích gì thì mình ủng hộ con theo đuổi cái đó. Nếu con lớn và con muốn tập luyện giống mẹ, thì mình đồng ý thôi. Thế nhưng theo nghiệp này khổ lắm (cười), nếu con muốn tập luyện để giữ dáng thì được chứ thi đấu chuyên nghiệp rất vất vả, phải tập luyện cường độ cao, “siết” cơ thậm chí nhịn đói để ép ký.

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 12.

Nữ lực sĩ đạt HCV SEA Games làm mẹ: Cởi áo bác sĩ xuýt xoa cơ bắp, sợ làm con đau khi cho bú - Ảnh 13.

Con gái chị Thoa đáng yêu, bắt chước mẹ "gồng cơ".

Cảm ơn chị đã chia sẻ!

HUYỀN ĐỖ
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

GĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

Nuôi dạy con - 6 ngày trước

GĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.

Top