Ôn định mức sinh, nâng cao chất lượng dân số
Giadinh.net - Việt Nam là một trong những nước đất chật, người đông. Quy mô dân số lớn, mật độ dân số ngày càng cao đã gây sức ép lên khả năng cải thiện đời sống nhân dân và quá trình tích luỹ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Nếu không có chương trình DS-KHHGĐ, giảm được mức sinh như hiện tại (tổng tỷ suất sinh khoảng 2,08 con) thì trong 20 năm qua dân số nước ta đã phải tăng thêm 10 triệu người, tức dân số năm 2008 tối thiểu là 96 triệu dân. Do vậy, mặc dù đã đạt dưới mức sinh thay thế trong 5 năm qua nhưng ổn định mức sinh thấp trong vòng 10 năm tới vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược dân số mới.
“Dân số vàng” và những thách thức
Từ năm 2005, nước ta đã kết thúc giai đoạn cơ cấu dân số trẻ; Tuổi trung vị của dân số tăng từ 20,2 tuổi năm 1990 lên 25,5 tuổi năm 2005 và sẽ đạt 28 tuổi vào năm 2010. Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm từ 39,2% năm 1989, xuống còn 25,5% năm 2007, làm giảm áp lực đối với phát triển các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và tạo điều kiện tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ em và thanh thiếu niên. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động từ 15-59 tuổi tiếp tục tăng từ 53,7% năm 1989 lên 65% năm 2007; Tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên tăng tương ứng từ 7,2% lên 9,45%, đang tiến tới ngưỡng cơ cấu dân số già. Điều đó đã và đang đặt ra những thách thức đối với an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Tất cả cho mục tiêu nâng cao chất lượng dân số
Nhiều chỉ báo cho thấy sức khoẻ nhân dân đã được cải thiện nhưng so với các nước, chất lượng dân số vẫn còn thấp. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44,4%o năm 1989 xuống 16%o năm 2007 và 15%o (năm 2008); Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm nhanh từ 51,5% năm 1990 xuống còn 21,2% năm 2007, ở một số vùng còn cao tới 30- 35%. Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm từ 200/100.000 trẻ sinh ra sống (năm 1989) xuống còn 80/100.000 trẻ sinh ra sống (năm 2005) và kỳ vọng còn 70/100.000 vào năm 2010 như mục tiêu của chiến lược chăm sóc SKSS giai đoạn 2000- 2010. Nhưng tỉ lệ này vẫn còn cao, gấp 2 lần so với một số nước trong khu vực, gấp 4 lần so với Hàn Quốc.
Tình trạng dịch bệnh, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS rất đáng lo ngại. Tình trạng nạo phá thai không an toàn và số ca nạo phá thai còn cao, đặc biệt trong nữ VTN, TN làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe phụ nữ, có thể gây nên vô sinh, nhiều bệnh tật nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhẹ cân (dưới 2.500g) vẫn đáng báo động. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi của cả nước giảm xuống còn 21,2% (2007) trong khi ở một số vùng như Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc, tỷ lệ này vẫn còn trên 25%. Tình trạng trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả về thể lực, tầm vóc và trí tuệ của nguồn lao động trong tương lai.
Mặt khác, tình trạng ô nhiễm môi trường, thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn giao thông, kết hôn cận huyết thống ở một số tộc người chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tăng tỷ lệ dân số bị dị tật, khuyết tật, kém phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, mắc các bệnh hiểm nghèo...
Tầm vóc thể lực của trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành đã được cải thiện rõ rệt so với năm 1975. Sau 25 năm, chiều cao trung bình của nam thanh niên 18-19 tuổi tăng 4,5 cm và nữ thanh niên tăng 4 cm. Song so với nhiều nước, thanh niên nước ta vẫn thuộc loại “thấp bé nhẹ cân”. Rõ ràng, mục tiêu nâng cao chất lượng con người Việt Nam phải là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược dân số mới, bởi đó là nhân tố bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Làn sóng di dân và thách thức
Sự phân bố dân số nước ta không đều và có sự khác biệt lớn giữa các vùng kinh tế - địa lý. Đó là hệ quả mang tính lịch sử, tác động của các cuộc chiến tranh, kết quả của các dòng di dân tự do ngày càng diễn biến phức tạp và quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là di dân tự do khó kiểm soát vào các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung. Trong khi việc quản lý dân số còn phân tán, lạc hậu, thiếu thống nhất. Mặt khác, chất lượng cuộc sống và sự tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân di cư còn nhiều khó khăn. Nhà nước còn thiếu những chính sách và giải pháp cụ thể nên chưa quản lý được quá trình di dân, đặc biệt là di dân tự do. Do đó cần phải xây dựng các chính sách phù hợp, phát triển những hệ thống dịch vụ xã hội, bảo đảm an sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân di cư. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong định hướng chiến lược dân số mới.
Một dòng di dân khác cần được nghiên cứu sâu là lao động (có tổ chức và tự do) ra nước ngoài lao động làm ăn sinh sống ngày càng gia tăng tại một số nước trong khu vực và một số nước ở châu Âu. Ngoài ra, là dòng “cô dâu Việt Nam” sang xứ người lấy chồng ngày càng nhiều, không chỉ giới hạn ở châu Á...
Bài học kinh nghiệm từ nước bạn Nhằm khống chế số dân không vượt quá 1,4 tỷ vào năm 2010, ngày 2/3/2000, TW Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành Quyết định tăng cường công tác DS-KHHGD, đảm bảo tỷ suất sinh ở mức thấp và ổn định đồng thời coi đó là nhiệm vụ gian nan, trọng đại của thế kỷ XXI. Để đề ra mục tiêu và nhiệm vụ của công tác dân số đến năm 2020 và chiến lược phát triển KT- XH, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, từ tháng 2 năm 2004, Trung quốc đã triển khai Đề án nghiên cứu dân số và phát triển ở Trung Quốc.
Ngày 17/12/2006, BCH Trung ương Đảng cộng sản và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành Quyết định tăng cường chương trình DS-KHHGĐ với định hướng: Ổn định mức sinh thấp, giải quyết các vấn đề dân số một cách toàn diện và thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng dân số mới sinh ra, giải quyết triệt để chênh lệch giới tính khi sinh, không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ cho dân số lưu động và tích cực ứng phó với trình trạng già hóa dân số...
Công tác DS-KHHGĐ là quốc sách cơ bản mà Trung quốc phải làm lâu dài, làm kiên trì và một khi đã đạt được mức sinh thấp thì nhiệm vụ chính đặt ra là: “Nâng cao chất lượng dân sinh, tỷ lệ sinh ổn định ở mức thấp, xuất phát từ lợi ích lâu dài của xã hội. Toàn Đảng và toàn dân phải nhìn vào tương lai xây dựng CNXH và sự sinh tồn, sự phát triển của dân tộc Trung Hoa” . Với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, cách triển khai thực hiện công tác dân số của hai nước, thiết nghĩ quá trình xây dựng và triển khai thực hiện công tác DS-KHHGD của Trung Quốc là những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong quá trình xây dựng Luật Dân số và định hướng cho Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2020 cũng như trong tương lai. |
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 1 năm trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.
Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.
Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.
Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.
Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách
Dân số và phát triển - 9 năm trướcGiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.
Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.
Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Xã hội - 10 năm trướcGiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.
Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể
Dân số và phát triển - 10 năm trướcNhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.
Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng
Đường lối - Chính sách - 10 năm trướcGiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.
Cơ cấu “dân số vàng” – cơ hội và thách thức
Dân số và phát triểnDân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại.