Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông Bruce Campell: Việt Nam đã tạo sự hài hòa giữa biến đổi dân số và phát triển bền vững

Giadinh.net - “Việc tăng cường tiếp cận thông tin và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) đang được Đảng và Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm, trong nỗ lực tạo nên sự hài hoà giữa những biến đổi dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững”.

Ông Bruce Campell.

Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Bruce Campbell đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với PV Báo GĐ&XH về công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam.

Xin ông cho biết đánh giá của mình về công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam trong thời gian qua!

-  Trước hết, tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em (BMTE) và KHHGĐ, có thể thấy được qua kết quả các chỉ số chết mẹ, chỉ số tỷ suất sinh đã giảm đáng kể. Số trẻ em sinh ra trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế và đạt 2,08, tương tự tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi đã ở mức thấp 15%o.

Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc SKSS, lồng ghép KHHGĐ vào chăm sóc trước và sau sinh cũng như phòng chống HIV. Trong giai đoạn  2001 – 2010, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược Dân số và Chiến lược quốc gia về SKSS và các bạn đã đạt được các chỉ số mục tiêu, chỉ báo sớm hơn so với kế hoạch và tốt hơn nhiều so với các quốc gia có cùng mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Hiện nay, Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 – 2020 đang được xây dựng đề cập đến các vấn đề nổi bật chính của cả hai lĩnh vực DS/SKSS, thể hiện sự cam kết của Việt Nam cho vấn đề DS/ SKSS.   

Trong các vấn đề liên quan đến dân số Việt Nam, theo ông, hiện nay Việt Nam đang đứng trước những thách thức gì?

- Mặc dù mức sinh đã giảm song theo dự đoán, dân số Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm tới vì số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ tiếp tục gia tăng. Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên “dân số vàng”. Trong vòng 10 năm tới, từ năm 2011 – 2020, số người trong độ tuổi lao động hàng năm sẽ tăng lên xấp xỉ 1 triệu người. Đây là cơ hội “duy nhất” về phương diện “nguồn nhân lực dồi dào” do sự biến động cơ cấu dân số tạo ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, thời kỳ “dân số vàng” cũng đặt ra những thách thức về việc làm và an sinh xã hội trong tương lai nếu lực lượng lao động trẻ không được trang bị đầy đủ về giáo dục, đào tạo và được cung cấp các cơ hội việc làm.  

Cùng đó, tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi) trở lên đang tăng nhanh và sẽ chiếm khoảng 10% dân số kể từ năm 2010. Đây là một thách thức đối với vấn đề an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt từ khi chúng ta chứng kiến xu hướng gia tăng của người già, đặc biệt người già cô đơn, thu nhập thấp trong các khu vực nông thôn.

Một thách thức lớn khác là sự gia tăng nhanh chóng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh (SRB) ở Việt Nam. Trong vòng 3 năm gần đây, tỷ số này đã tăng lên từ 110 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái năm 2006 lên tới 112/100 trẻ em gái năm 2008. Nếu xu hướng này tiếp tục với tốc độ gia tăng như vậy, tỷ số giới tính khi sinh có thể vượt ngưỡng 115/100 trong vòng 3 năm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc dân số trong tương lai và sẽ kéo theo hậu quả là có quá nhiều nam giới. Sự khan hiếm phụ nữ cũng sẽ gây áp lực cho họ phải kết hôn sớm, tăng nhu cầu mại dâm và mạng lưới buôn bán người để đáp ứng lại sự mất cân bằng này.
 
Tăng cường chăm sóc SKSS sẽ cho ra đời những công dân khỏe mạnh.

Theo ông, Việt Nam cần làm gì để thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số?

-  Để tận dụng triệt để lợi thế của thời kỳ “dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào phục vụ kinh tế phát triển, Việt Nam cần có chính sách giáo dục và đào tạo nhằm tăng cường chất lượng nguồn nhân lực; chính sách lao động, việc làm và nhân lực. Việt Nam cũng cần phải có kế hoạch đáp ứng vấn đề già hoá của dân số bằng các chính sách an sinh và bảo trợ xã hội. Để khắc phụ sự mất cân bằng giới tính khi sinh, Việt Nam cần triển khai có hiệu quả các quy định hiện hành về việc cấm mọi hình thức chẩn đoán xác định giới tính; giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm hơn các cơ sở y tế có nhân viên y tế cung cấp dịch vụ chẩn đoán giới tính thai nhi và nạo phá thai lựa chọn giới tính.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có các biện pháp và chính sách cho người di cư và dân tộc thiểu số được tiếp cận thuận lợi các thông tin và dịch vụ SKSS/ KHHGĐ; tăng cường tư vấn, dịch vụ chăm sóc SKSS cho vị thành niên, thanh niên. Đặc biệt cần có những chính sách, biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đang có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người dân.

Thời gian tới, UNFPA sẽ có những hỗ trợ gì cho Việt Nam trong lĩnh vực dân số, thưa ông?

-  Để vượt qua được những thách thức phía trước và đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cùng với các Tổ chức Liên Hợp Quốc khác, trong khuôn khổ Một Liên Hợp Quốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ và các bộ, ngành trong thực hiện mục tiêu Việt Nam đề ra trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020.

UNFPA luôn đồng hành với Việt Nam trong việc sử dụng các liệu dân số để xây dựng chính sách và chương trình nhằm xóa đói, giảm nghèo. Mọi nỗ lực đó đều nhằm đảm bảo rằng mỗi phụ nữ, nam giới và trẻ em đều có một cuộc sống dồi dào sức khỏe và có cơ hội phát triển; trẻ em được sinh ra an toàn, thanh thiếu niên đều không mắc phải HIV/AIDS, trẻ em gái và phụ nữ đều được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Chúng tôi tin rằng, cách duy nhất và tốt nhất là cùng nhau hợp tác và hành động để cải thiện cuộc sống của mọi người dân.   

Xin cảm ơn ông!
 

Mọi ban ngành cùng vào cuộc

Công tác DS- KHHGĐ của Việt Nam vẫn đang đối mặt với các thách thức rất gay gắt như: Chênh lệch giới tính ở trẻ sơ sinh ở mức báo động từ năm 2007 với tỷ lệ là 112 bé trai/100 bé gái, vượt xa tỷ lệ thông thường của quy luật tự nhiên (104 bé trai/100 bé gái). Chất lượng dân số còn thấp, chiều cao, cân nặng của thanh niên Việt Nam còn thua kém nhiều nước. Đội ngũ làm công tác DS- KHHGĐ ở cơ sở biến động mạnh, chế độ thù lao thấp.

Các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội, đặc biệt là ngành y tế, dân số, các cấp Hội Phụ nữ hãy chủ động xây dựng và triển khai các chương trình hành động thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, mỗi cấp để thực hiện tốt những cam kết với cộng đồng quốc tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ em gái Việt Nam, khắc phục những tồn tại về quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số; tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục gắn liền với việc đưa các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đa dạng, an toàn, có hiệu quả đến tận người dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cảnh báo và chủ động kiểm soát, giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh; tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ của Chiến lược Dân số, Chiến lược Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và Chiến lược Vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010.

Với sự đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia của đông đảo nhân dân, với sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục làm hết sức mình để thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, các mục tiêu của Chiến lược Dân số, Chiến lược Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và Chiến lược Vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010, vì sức khoẻ của nhân dân, sức khoẻ của phụ nữ Việt Nam, góp phần phát triển bền vững đất nước...

(Trích bài phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị Biểu dương cán bộ DS - KHHGĐ cơ sở tiêu biểu toàn quốc năm  2009)

Hà Anh (thực hiện)

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 1 năm trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 10 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top