Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Ông Hiệu” làng Gióng

Thứ bảy, 16:56 21/05/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng diễn biến trận đánh của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân.

Trong hội Gióng từ thuở xa xưa cho đến tận bây giờ, các “ông Hiệu” luôn được coi là linh hồn của cả hội. Được vào vai “ông Hiệu” là mơ ước của cả đời người, là vinh dự của mọi gia đình và dòng họ ở mảnh đất này! Và tất nhiên, những quy tắc khá nghiêm ngặt để trở thành “ông Hiệu” không phải ai cũng biết…
 

Khung cảnh nhuốm màu cổ tích ở đền Gióng. Ảnh: QT.

 
Linh hồn hội Gióng

Mỗi năm, hội Gióng chỉ mở vài ngày vào đầu tháng 4 (âm lịch) nhưng đối với người dân Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội đó là cơ hội để những nam thanh niên phấn đấu trở thành những “ông Hiệu” - linh hồn của hội.

Giới thiệu cho tôi một loạt các di tích nằm men theo triền đê, ông Đỗ Văn Bàng - một người dân làng Phù Đổng cho biết: "Từ bao đời nay, linh hồn của hội Gióng chính là các “ông Hiệu”, mà cụ thể là Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng và Hiệu trung quân".
 
Ông Bàng năm nay đã 87 tuổi, có hơn 20 năm làm việc ở Ban Quản lý di tích Đền Gióng kể: "Thời xa xưa, Phù Đổng chia thành 10 Giáp gồm: Bang, Phú, Bộ, Trợ, Đông, Đoài, Từa, Gạo, Nông, Me. Lần lượt mỗi năm một Giáp làm hội trưởng lo việc tuyển các “ông Hiệu”. Ngày nay xã Phù Đổng có 4 thôn: Phù Đổng, Đổng Viên, Phù Dực, Đổng Xuyên- Khi vào hội Gióng, mỗi làng chỉ được chọn một người vào vai "ông Hiệu".

Đối với người làng Phù Đổng, được "đi Hiệu" là một vinh dự lớn lao, đầy tự hào khi được phục vụ Đức Thánh. Vào vai “ông Hiệu” uy nghi hùng dũng chỉ huy đoàn quân hàng trăm người giữa chiến trận không chỉ là ước mơ mà còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều chàng trai.

Ông Bàng kể lại: Thuở còn bé, ông đã thấy việc tuyển trạch và luyện tập của các “ông Hiệu” rất nghiêm túc, gắt gao. Cứ khoảng đầu tháng 3 (âm lịch) là người ta đã chọn xong các “ông Hiệu”, từ đó cho đến ngày hội là khoảng thời gian để các “ông Hiệu” tập luyện kỹ năng.
 
"Bản thân tôi đã gần 90 tuổi, trừ những năm chiến tranh gián đoạn không thể tổ chức, còn lại năm nào cũng có hội. Càng gần hội, những nơi diễn ra đám rước bỗng trở nên thiêng liêng lạ kỳ! Và ước mơ thành “ông Hiệu” là tinh thần chung của thanh niên Phù Đổng" - ông Bàng cho biết.
 
Hội Gióng vừa qua, có hơn 1.000 người tham gia màn diễn xướng. Riêng mỗi “ông Hiệu” có 30 người hộ vệ, dẹp đường. Đoàn quân của Thánh Gióng gồm quân phù giá có 120 trai tráng khoẻ mạnh cởi trần đóng khố, các phường áo đỏ, áo đen (tượng trưng cho quân địa phương), phường Ải Lao (lực lượng dân binh), mỗi phường có tới vài chục người...
 

Ông Đỗ Văn Bàng múa lại một điệu trống cổ trong vai “ông Hiệu”. Ảnh: Q.T

Tục lệ khắt khe

Để chọn ra các “ông Hiệu” bắt buộc phải qua những bước "tuyển trạch" khá khắt khe. "Ngày nay, cho dù điều kiện sống đã đổi khác song việc chọn “ông Hiệu” vẫn giữ nguyên những bước như ngày xưa. Người vào vai “ông Hiệu” có độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi, không nhất thiết là phải chưa có vợ. Nhưng đó phải là những người có lối sống lành mạnh, có tư cách tốt, sống trong gia đình có uy tín đối với cộng đồng. Năm nay, "Hiệu trống" là cháu Quân, ở ngay gần nhà tôi, cháu làm thợ may ở trên phố..." - ông Bàng kể.

Việc chọn “ông Hiệu” đã khó nhưng công đoạn đào tạo và chuẩn bị của họ còn vất vả hơn. Theo tục lệ của người Phù Đổng, những người được chọn vào vai “ông Hiệu” phải là những người không phải đang chịu tang, trong thời gian chuẩn bị cho hội trước 1 tháng, những người đã lập gia đình không được gần gũi vợ, không sống ở nơi mất vệ sinh, không rượu chè.
 
"Ngày xưa, các “ông Hiệu” đều được tắm lá thơm, ra ngoài đường được che lọng, được ăn uống riêng, không phải đi phu. Đi đò không mất tiền. Làng xã có việc gì  thì được ngồi ngang hàng với quan xã. Bây giờ có "phá lệ" tý chút khi “ông Hiệu” ngày nay không cần tắm bằng lá thơm nữa mà tắm bằng... xà bông" - ông Bàng cho biết.

Được vào vai “ông Hiệu” là một vinh dự nhưng kèm theo đó là chuyện... khá  tốn kém. Giải thích về điều này, ông Bàng cho biết:"Mỗi “ông Hiệu” có đến vài ba chục người hộ vệ, dẹp đường. Tất nhiên để trận đánh diễn ra uy nghiêm và có tổ chức chặt chẽ, cả ê kíp phải tập luyễn kỹ càng. Sau mỗi buổi tập ấy, nhà “ông Hiệu” phải lo 3 - 4 mâm cơm. Chưa hết, theo tục lệ thì gia đình “ông Hiệu” phải chi một khoản nữa kha khá để sắm vài chục mâm cỗ mời họ hàng, làng xóm".

Những năm gần đây, để góp phần giảm bớt áp lực kinh tế, Ban Quản lý Di tích đền đã vận động nhân dân trong làng quyên góp hỗ trợ gia đình các “ông Hiệu”. Hiện nay, người dân đã có thói quen đóng góp phong bì "của ít lòng nhiều", "gửi" các “ông Hiệu” gọi là "xin lộc Thánh". Thực ra số tiền đó không thấm vào đâu khi một gia đình có người "đi Hiệu" phải chi phí khoảng 40 - 50 triệu đồng.

Thầy dạy “ông Hiệu”

Trong màn diễn lại trận chiến cổ ngày xưa tại hội Gióng,  thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng "điều binh khiển tướng" của các “ông Hiệu”. Vào vai “ông Hiệu” vốn đã khắt khe, tuyển chọn  thầy chỉ dạy các ông cũng là chuyện không hề đơn giản.

Thầy chỉ dạy “ông Hiệu” phải là người đủ tư cách đạo đức, có năng khiếu vũ thuật, phải hiểu biết sâu sắc về hội Gióng.
 
"Người thầy phải có trách nhiệm truyền dạy cho các “ông Hiệu” cách chỉ huy qua hành động cụ thể, thể hiện rõ vai trò người cầm quân, biết tất cả các nghi thức khi làm lễ... Người vào vai “ông Hiệu” phải nhận biết được vinh dự tự hào cũng như trách nhiệm của người được dân tin tưởng cắt cử vào việc phục vụ nhà Thánh" - anh Nguyễn Văn Thắng, người có thâm niên trong nghề chỉ dạy các “ông Hiệu” cho biết.
 
Anh Thắng đã có thâm niên "đi Hiệu" trung quân từ năm 1987. Từ đó đến nay, mỗi lần làng giao phó việc chỉ dạy cho các “ông Hiệu” thế hệ sau, anh đều ra sức phục vụ. Từ một người thanh niên trước đây không dám bước chân vào nhà Đền, bây giờ, anh được mọi người trong làng ngoài xóm nhìn với con mắt kính trọng. Ở làng, người ta ít gọi tên thật mà thường gọi  anh bằng cái tên: "Ông Hiệu trung quân".
 

"Ông Hiệu” trung quân Nguyễn Văn Thắng: "Phải gìn giữ nguyên vẹn các nghi thức của ông Hiệu thì mới gìn giữ được nguyên vẹn hội Gióng".

 
Ở Phù Đổng, thầy dạy các “ông Hiệu” trở thành một nghề vô cùng cao quý. Hầu hết họ là những người từng được vào vai “ông Hiệu”. Anh Thắng chia sẻ: Các “ông Hiệu” phải luôn ghi nhớ một điều quan trọng khi luyện tập nghi lễ: Tư thế phải uy nghiêm, hùng dũng, đôi mắt "sắc như dao" nhưng vẫn giữ được nét tươi vui, toát lên được thần thái người chỉ huy trong chiến trận. “Ông Hiệu” là nhân vật duy nhất chỉ có ở hội Gióng - Đây là niềm tự hào của dân làng chúng tôi".
 
Người ta cho rằng, những người từng "đi Hiệu” thường là những người thành đạt. Sau khi trở về từ lễ hội, họ đều trở thành những tấm gương mẫu mực để mọi người trong thôn, xã noi theo. Người ở tổng Phù Đổng xưa cho rằng, khi đã "đi Hiệu", “ông Hiệu” là "người của Đức Thánh". Vì thế, trở về sau lễ hội, “ông Hiệu” càng phải giữ chữ "Đức" để gìn giữ sự linh thiêng của Đức Thánh, đồng thời, để lại tiếng tăm với xóm làng. Cứ thế, đời nọ nối đời kia, cái quan niệm "phục vụ Đức Thánh" chỉ là cái vỏ ngoài, còn gốc rễ để được mọi người tôn trọng là cách đối nhân xử thế của người từng "đi Hiệu".

Quang Thành

baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Xót xa nam sinh bị đánh hội đồng nhiều lần đến gãy xương sườn

Bắc Kạn: Xót xa nam sinh bị đánh hội đồng nhiều lần đến gãy xương sườn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, trên địa bàn phường Sông Cầu, TP Bắc Kạn vừa xảy ra vụ bạo lực học đường khiến một nam sinh bị đánh gãy 3 xương sườn.

Người mang ngày sinh Âm lịch này thường có cuộc đời rực rỡ

Người mang ngày sinh Âm lịch này thường có cuộc đời rực rỡ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch này là dựa vào phước lành, sự nỗ lực và trí tuệ để sống một cuộc đời rực rỡ như hoa.

Những hình ảnh đẹp trong hành trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quảng Bình

Những hình ảnh đẹp trong hành trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quảng Bình

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Những hình ảnh đẹp trong hành trình chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát góp phần mang đến mái ấm kiên cố, an toàn cho người dân. Từ đó lan tỏa tinh thần đoàn kết và sẻ chia trong cộng đồng.

Lâm Đồng: Bắt đối tượng sử dụng tài khoản Facebook ảo ép buộc nhiều nữ sinh vào mục đích khiêu dâm

Lâm Đồng: Bắt đối tượng sử dụng tài khoản Facebook ảo ép buộc nhiều nữ sinh vào mục đích khiêu dâm

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - "Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm", nam thanh niên ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bị bắt.

Vụ sân pickleball 'mọc' trên đất dự án KĐT mới Cầu Giấy: Ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình vi phạm

Vụ sân pickleball 'mọc' trên đất dự án KĐT mới Cầu Giấy: Ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình vi phạm

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) mới đây đã ra quyết định ngừng cung cấp điện, nước đối với tổ hợp sân pickleball trên lô đất dự án C/D13 - KĐT mới Cầu Giấy, để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Nữ cán bộ thư viện trường học bị chồng sát hại dã man tại nơi làm việc

Nữ cán bộ thư viện trường học bị chồng sát hại dã man tại nơi làm việc

Pháp luật - 6 giờ trước

Nữ cán bộ thư viện đang làm việc tại một trường tiểu học thì bị người chồng vào tận nơi dùng dao sát hại dã man.

Xác minh clip 2 thiếu niên chạy xe máy bằng chân rồi 'đăng lên mạng cho vui'

Xác minh clip 2 thiếu niên chạy xe máy bằng chân rồi 'đăng lên mạng cho vui'

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, bước đầu đã xác minh được danh tính một trong hai thiếu niên lái xe máy bằng chân rồi quay clip đưa lên mạng xã hội.

Tỷ lệ 'chọi' lớp 10 trường ngoại thành Hà Nội nhảy vọt, phụ huynh ngã ngửa

Tỷ lệ 'chọi' lớp 10 trường ngoại thành Hà Nội nhảy vọt, phụ huynh ngã ngửa

Giáo dục - 6 giờ trước

Nhiều phụ huynh Hà Nội ví việc vào lớp 10 công lập như chơi xổ số, khi những trường ngoại thành vốn điểm chuẩn thấp nay lại trở thành tâm điểm cạnh tranh khốc liệt.

Phát hiện thi thể người đàn ông dưới sông Tô Lịch

Phát hiện thi thể người đàn ông dưới sông Tô Lịch

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Lực lượng chức năng phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân,TP Hà Nội) đang làm rõ vụ việc một người đàn ông được phát hiện đã tử vong trên sông Tô Lịch sáng 16/5.

4 con giáp nữ lặng lẽ giàu sang, hậu vận tài sản khó đong đếm

4 con giáp nữ lặng lẽ giàu sang, hậu vận tài sản khó đong đếm

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Những con giáp nữ này có nhiều phúc lộc, có thể tự tạo dựng được cơ đồ của riêng mình khiến mọi người ai cũng ngưỡng mộ.

Top