Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phải siết chặt quy định phá thai

Thứ sáu, 14:07 07/06/2013 | Đường lối - Chính sách

GiadinhNet - Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm cả nước có khoảng 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai; trong đó 20% là ở lứa tuổi vị thành niên và khoảng 15% - 20% số ca nạo phá thai là của thanh niên chưa lập gia đình. Tỷ lệ thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng ngày một tăng.

Phải siết chặt quy định phá thai 1
Một buổi truyền thông kiến thức chăm sóc SKSS/tình dục an toàn cho giới trẻ do Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp tổ chức.
Ảnh: Dương Ngọc.
 
Học sinh, sinh viên là đối tượng chủ yếu phá thai to

Thông tin này được công bố tại Hội nghị sản – phụ khoa Pháp – Việt, được Bộ Y tế tổ chức vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Cũng theo nguồn này, tỉ lệ phá thai to là hơn 10%, gặp nhiều nhất là ở đối tượng học sinh, sinh viên. Việt Nam hiện là nước có tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên đứng thứ 5 trên thế giới.

Hiện nay chưa có một cuộc điều tra tầm cỡ quốc gia về phá thai, nhưng theo ông Nguyễn Minh Tuấn – Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), hàng năm có khoảng 300.000 - 400.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Theo ông Tuấn, tỷ số phá thai tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao và nguyên nhân chủ yếu là do đối tượng có thai ngoài ý muốn. Trong đó, bao gồm những nguyên nhân: Không được cung cấp biện pháp tránh thai, không được tiếp cận dịch vụ...

Thống kê trong những năm gần đây của BV Phụ sản Trung ương cho thấy, tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên tại Việt Nam không ngừng gia tăng. Bác sỹ Nguyễn Thị Bích Vân, BV Phụ sản Trung ương cho biết, hiện nay thực trạng phá thai to ở vị thành niên chiếm hơn 10% trong tổng số ca phá thai. Đáng lưu tâm là tỷ lệ phá thai trên 18 tuần trong nghiên cứu chiếm tới gần 84%. Các trường hợp phá thai to gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên.
 
Siết chặt quy định phá thai là điều rất cấp bách

Hiện nay, Điều 44, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân quy định rõ: “Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ: Trên thực tế, trong những năm qua, do quá tôn trọng quyền được phá thai theo nguyện vọng nên các nhân viên y tế và khách hàng tiếp cận dịch vụ phá thai một cách dễ dàng.

Một bác sĩ sản khoa ở Bệnh viện 354 (xin được giấu tên) kể lại câu chuyện xảy ra cách đây không lâu: Sau khi tư vấn những biện pháp phá thai và những hậu quả có thể mắc phải, khách hàng đã đồng ý ký cam kết, chúng tôi tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, khi xong việc, người chồng đã xông vào phòng hậu phẫu, la hét, bắt đền, ăn vạ chúng tôi là “giết mất con của anh ta” rồi hành hung khách hàng của chúng tôi, căn vặn là sao chưa có sự đồng ý của anh ta đã tự ý đi phá thai. “Chúng tôi tuân thủ đúng quy định pháp luật, nhưng rõ ràng quy định đó chưa chặt chẽ, trong nhiều trường hợp làm khó cho chúng tôi”, vị bác sĩ này cho biết.

Do đó, theo ông Nguyễn Văn Tân, dự kiến điều chỉnh trong Dự án Luật Dân số, ngoài việc quy định chặt chẽ hơn về điều kiện được cung cấp dịch vụ phá thai, Luật này sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện với người đi phá thai, bao gồm: Có ký cam kết tự nguyện phá thai với sự đồng ý của chồng (nếu đã có chồng) hoặc sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ (nếu dưới 18 tuổi); có chứng minh nhân dân để xác định họ tên và nơi ở; có xác nhận cận lâm sàng về chẩn đoán có thai mới được làm thủ thuật phá thai. Bên cạnh đó, Luật xóa bỏ một số chính sách “bao cấp” đồng đều cho mọi đối tượng phá thai do sử dụng biện pháp tránh thai thất bại, như thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao, phụ cấp phẫu thuật hoặc cả dụng cụ thử thai. Chỉ bao cấp cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người thuộc diện chính sách xã hội, người ở vùng khó khăn.

Đặc biệt, phải bổ sung điều kiện về tuổi thai, nguyên nhân phá thai như: Để cứu tính mạng người phụ nữ khi thai nghén đe dọa tính mạng; để bảo vệ sức khỏe thể chất của người phụ nữ; để bảo vệ sức khỏe tinh thần của người phụ nữ; trường hợp bị cưỡng hiếp hay loạn luân; do thai bất thường, bị dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ sau này; lý do về kinh tế hoặc xã hội như không có khả năng chăm sóc đứa trẻ, tuổi còn quá trẻ, phụ nữ độc thân hoặc xã hội không chấp nhận; theo yêu cầu mà không cần phải giải thích lý do.
 

Điều đáng lo ngại hiện nay là có tới hơn 83% vị thành niên không sử dụng biện pháp tránh thai. Với tâm lý lo sợ và che giấu nên trẻ vị thành niên thường quyết định bỏ thai muộn khi tuổi thai đã trên 18 tuần tuổi. Các chuyên gia cho rằng thực tế này phản ánh tình trạng nhiều bạn trẻ thiếu kiến thức cơ bản về tình dục, sức khỏe sinh sản dẫn đến những hệ lụy khôn lường về tâm lý, thể chất.

Thu Nguyễn
daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 1 năm trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 10 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top