Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát bệnh vì nước nhiễm asen

Thứ hai, 10:42 18/07/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, hiện nguồn nước nhiễm asen vượt quá mức cho phép và tình trạng nhiễm độc asen ngày càng nặng nề.

Sử dụng nguồn nước nhiễm asen sẽ gây hại nhiều hệ cơ quan như thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh sản...
 

Nhiễm độc asen rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.

 
Nhiều bệnh rình rập

Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ô nhiễm asen trong nước ngầm đã được tìm thấy ở nhiều nơi ở miền Bắc, miền Nam. Ở miền Bắc, ô nhiễm asen trong nước ngầm tại khu vực như Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình... Hà Nam là địa phương có nguồn nước bị nhiễm asen nghiêm trọng nhất với 62% xét nghiệm nước giếng khoan ở địa phương này có nồng độ asen trên 0,05mg/lít. Trong khi, theo tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt của Việt Nam hiện nay, mức asen đối với nước ăn uống là 0,01mg/lít.
 

Một nghiên cứu mới đây do Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nam tiến hành tại 6 xã của tỉnh Hà Nam cũng cho thấy, trong số 122 mẫu nước có 14% mẫu có nồng độ asen cao hơn mức cho phép. Nước ngầm không xử lý có nồng độ asen cao nhất, tiếp theo là nước ngầm được xử lý, nước vòi và nước mưa. GS.TS Nguyễn Khắc Hải, nguyên Viện trưởng Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho biết, với nguồn nước nhiễm asen ở mức >250 mcrg/l thì người dùng chỉ sau 6 tháng là phát bệnh.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, hiện vẫn còn khoảng 20% dân số (17-18 triệu người) ở khu vực nông thôn sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt. Sau lọc, hàm lượng asen vượt mức cho phép (>10 mcrg/l) được dùng cho ăn uống vẫn chiếm đến 2/3 số hộ được nghiên cứu. Đặc biệt, có đến 14,7% số hộ dân sử dụng nước uống có hàm lượng asen cao hơn mức 50 mcrg/l.

Theo TS. Nguyễn Duy Bảo, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế), nước bị nhiễm asen tại Việt Nam là nguyên nhân của nhiều bệnh nghiêm trọng. Qua kiểm tra tình hình sức khỏe của 3.700 người dân sử dụng nguồn nước ngầm có ô nhiễm asen trên 0,05 mg/l để ăn uống và sinh hoạt tại 8 tỉnh ồng bằng sông Hồng cho thấy, một số biểu hiện bệnh lý liên quan đến asen như: Suy nhược thần kinh chiếm 64,7%; bệnh lý về thai sản chiếm 32,7%; rụng tóc (25,6%); rối loạn cảm giác (19%); rối loạn sắc tố da (4,6%)...

Tại Hà Nam, nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường đã phát hiện 8 ca bị nhiễm độc asen ở giai đoạn sau 5 - 10 năm sử dụng nước nhiễm độc. Cũng tại đây, 94,4% giếng khoan được nghiên cứu có hàm lượng asen trong nước cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. Khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cho 400 người sống trong khu vực ô nhiễm asen nặng, Viện đã phát hiện có ít nhất 7 trường hợp mắc các chứng bệnh do ăn uống với nguồn nước nhiễm asen.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hoá, ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, nước bị nhiễm asen vô cơ có nguy cơ cao đối với sức khỏe con người như loét da, hoại tử và nhiều dạng ung thư. Ở phụ nữ mang thai, asen có thể qua nhau thai và bào thai làm tổn hại thai nhi và làm sảy thai sớm. "Nếu sử dụng nguồn nước lâu dài nhiễm asen có thể gây ngộ độc mạn tính dẫn tới rụng tóc, viêm dạ dày, viêm ruột, đau mắt, đau tai, người gầy còm, kiệt sức rồi tử vong trong vài tháng hoặc vài năm. Người bị ngộ độc asen cấp tính có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu... và có thể tử vong sau 24 giờ" - TS Hùng nói.
 
Loại bỏ asen

Theo TS. Nguyễn Duy Bảo, asen thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước uống và không khí. Trong nước uống, asen không trông thấy được, không mùi vị, do đó nếu không có phương tiện thử, không thể biết. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị các bệnh do asen gây ra mà chủ yếu dựa vào phương pháp dự phòng. Muốn hạn chế nồng độ asen trong nước sinh hoạt, người dân có thể tự làm bể lọc chủ yếu là lọc qua cát đen, cát vàng và sỏi. Kết quả là từ 41,1% - 63,5% nước sau lọc đạt tiêu chuẩn để ăn uống và 83,2% -  97,6% mẫu nước sau lọc đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Thứ hai, mô hình bể lọc cát kết hợp với giàn phun mưa đã giải quyết tương đối triệt để sắt và asen trong nước ngầm: 100% nước sau lọc đạt tiêu chuẩn về hàm lượng asen dùng cho nước sinh hoạt. Mô hình này đã được phổ biến áp dụng tại nhiều tỉnh như: Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định...

Ngoài ra, người dân có thể sử dụng các loại bộ lọc asen chuyên dụng được bày bán và giới thiệu ở Việt Nam trong đó có bộ lọc được asen. Tuy nhiên, TS. Bảo cũng khuyến cáo, chưa có cơ quan nào kiểm định được chất lượng của các bộ lọc này nên người tiêu dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm.

Một cách khác có thể dùng bột quặng pyrolusite để khử. Đây là phương pháp của Tiến sĩ Bùi Quang Cư tại Viện Công nghệ Hóa học (thuộc Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ Việt Nam). Khi cho bột pyrolusite vào trong nước, asen sẽ phản ứng với các chất trong quặng và đọng lại trên bề mặt. Sau khi vớt bột ra sẽ loại bỏ được asen.
Phương Thuận
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 9 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 16 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 20 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top