Phát hiện dị tật thai nhi muộn: Những nỗi đau nhói lòng!
Tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản TƯ, các sản phụ và người thân nhấp nhổm chờ tiếng gọi của bác sĩ. Không biết lần này bác sĩ kết luận về dị tật của con họ thế nào? Giữ em bé lại hay đình chỉ thai sớm? Quyết định nào cũng đau khổ và phải cân nhắc bởi thai nhi đã quá lớn.
Đấy cũng chính là những trăn trở của các bác sĩ ở Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, làm thế nào để mọi quyết định đều giúp bệnh nhân ổn định nhất cả về sức khỏe và tâm lý, bởi việc khuyên bỏ con hay giữ con cho mỗi bệnh nhân không phải là việc dễ dàng.
Giữ lại hay bỏ con - trăm mối tơ vò
Hai vợ chồng chị N.T.N. (quê ở Yên Bái) líu ríu bước vào phòng tư vấn. Trong lần siêu âm trước, các bác sĩ đã kết luận em bé đang nằm trong bụng chị bị não úng thủy. Em bé đã 33 tuần tuổi. Vợ chồng chị đã trải qua những ngày đau khổ tột cùng. Nếu để sinh con thì em bé sẽ không thể phát triển, tứ chi liệt. Còn nếu bỏ con? Em bé đã quá lớn rồi, chỉ còn một hai tuần nữa là chào đời.
Chị N. nghẹn giọng nói với bác sĩ: “Xin bác sĩ giúp em, nếu em sinh cháu ra thì chúng em khổ một con em khổ mười. Ông bà nội ngoại và gia đình em cũng đã tính thôi số cháu nó vậy, mong bác sĩ giúp chúng em cho đình chỉ thai sớm”.
ThS.BS. Trần Danh Cường, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh nhẹ nhàng giải thích cho gia đình chị N. những hướng giải quyết: “Hiện tại thai vẫn phát triển và chị N. có thể đẻ thường. Nếu gia đình muốn đình chỉ thai sớm, chúng tôi có thể cho gây chuyển dạ sớm.
Tuy nhiên cần cân nhắc tới hai tình huống là em bé sống và gây chuyển dạ thất bại. Do gây chuyển dạ sớm chỉ làm em bé thôi không phát triển và chào đời nhanh hơn nên khả năng em bé sống sót là rất cao. Khi em bé sinh, gia đình sẽ buộc phải đưa về nhà nuôi và chăm sóc.
Bên cạnh đó còn phải tính tới việc đình chỉ thai thất bại, quá trình chuyển dạ không diễn ra bình thường, cổ tử cung không mở, nguy cơ vỡ ối, gây nhiễm trùng rất cao. Nếu mổ đẻ vừa gây nguy hiểm cho người mẹ, vết mổ sẽ ảnh hưởng đến lần sinh con tiếp theo. Các bác sĩ trong Hội đồng chẩn đoán trước sinh đã hội chẩn và đều nghiêng về hướng khuyên chị nên đẻ thường, các bác sĩ sẽ có sự hỗ trợ và can thiệp hợp lý”.
Đây chỉ là một trong hàng chục ca cần phải tư vấn mỗi ngày. Mỗi cặp vợ chồng đến đây với những nỗi buồn khác nhau vì dị tật của em bé, cháu bị dị tật về tim, cháu không có sọ, cháu chậm phát triển trong tử cung, cháu bị phổi tuyến nang bên phải... tất cả những bệnh này đều ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu bé sau khi chào đời. Có những trường hợp, cháu bé phải sống thực vật suốt đời.
Phát hiện dị tật sớm để giảm bớt gánh nặng
Theo ThS.BS. Trần Danh Cường, việc phát hiện dị tật thai sớm không chỉ giảm bớt nỗi đau cho gia đình mà còn làm đỡ gánh nặng cho ngành y tế. Nếu phát hiện dị tật thai nhi từ tuần thứ 12 thì những can thiệp sẽ đơn giản hơn, chỉ như nạo hút thai thông thường. Nếu thai càng lớn thì khả năng can thiệp càng giảm, nguy cơ tai biến tăng, nhất là những thai nhi đã trên 28 tuần tuổi.
Về phía gia đình, tâm lý của người thân nặng nề, tiền trả viện phí tốn kém do thời gian nằm viện kéo dài. Nếu xảy ra những tai biến, các bà mẹ sẽ khó khăn trong những lần mang thai sau.
Về phía bác sĩ, vừa phải dành nhiều thời gian cho việc tư vấn và xử lý thai bị dị tật. Đây là vấn đề vô cùng nan giải. ThS.BS Trần Danh Cường cho biết, ở một số nước trên thế giới (Pháp, Mỹ) đã có những điều luật quy định rõ ràng việc ứng xử với thai nhi sau can thiệp như làm thai bị dị tật chết như thế nào, bằng cách nào.
Còn ở Việt
Vậy cần khám chẩn đoán trước sinh vào thời điểm nào, phát hiện thai nhi bị dị tật sớm có khó không?
Theo ThS.BS. Trần Danh Cường thời điểm bắt đầu khám sàng lọc trước sinh từ khi thai 12 tuần. Các thời điểm tiếp theo sẽ là 20 - 22 tuần; 30 - 32 tuần. Nếu phát hiện ra những bất thường của thai, Trung tâm Chẩn đoán trước sinh sẽ thực hiện các kỹ thuật khác như các xét nghiệm về sinh hóa, chọc dò nước ối để kiểm tra nhiễm sắc đồ (từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 17) để sàng lọc các bệnh có liên quan đến di truyền và bất thường nhiễm sắc thể.
Tại các cơ sở y tế có máy siêu âm hai chiều, có bác sĩ biết kỹ năng siêu âm và đọc kết quả đều có khả năng khám sàng lọc. Tuy nhiên trên thực tế, tại các tuyến cơ sở vẫn chưa có nhiều nơi có các bác sĩ đáp ứng được kỹ năng này.
Theo Sức khỏe & Đời sống

2 tháng nữa tốt nghiệp ĐH thì biến mất: Cha nghèo bật khóc vì bán hết tài sản, nợ nần nuôi con gái ăn học
Nuôi dạy con - 3 giờ trướcNgười cha cho hay ông vẫn sống ở quê, ngập trong nợ nần vì không thể trả nợ tiền học phí đã vay. Con gái cắt đứt liên lạc.

Cô dâu ở Lạng Sơn trèo tường về nhà chồng, phía sau là câu chuyện bất ngờ
Chuyện vợ chồng - 7 giờ trướcHình ảnh cô dâu ở Lạng Sơn trèo tường về nhà chồng gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Hai nàng dâu cùng sinh đôi, bố mẹ chồng quay cuồng vẫn hạnh phúc vô bờ
Gia đình - 12 giờ trướcTrước đây, Tống Sen và em dâu thường nghe bố mẹ chồng giục "cứ đẻ đi rồi bố mẹ trông con cho". Không ngờ, sau này cả hai nàng dâu đều sinh đôi.

60 tuổi vẫn muốn ly hôn: 'Tôi đã làm bảo mẫu cả đời, giờ không muốn sống tiếp một cuộc hôn nhân vô ích'
Chuyện vợ chồng - 17 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 năm sống trong một cuộc hôn nhân không tình yêu, bà Lâm quyết định ly hôn. "Tôi đã phục vụ cả đời như một người giúp việc trong chính gia đình mình."

Nếu thấy xung quanh con có 4 kiểu bạn này thì cha mẹ phải can thiệp ngay lập tức: Càng để lâu, hậu quả càng khó lường!
Nuôi dạy con - 23 giờ trướcCó 4 kiểu “bạn xấu” nguy hiểm nhất mà cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác.

Cung hoàng đạo tuyệt tình: Sư Tử số 2 không ai là số 1
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Với các cung hoàng đạo này, chia tay là dứt khoát này, họ sẽ khá quyết đoán khi kết thúc một mối quan hệ tình cảm, cũng vì thế mà thường bị đánh giá là người tuyệt tình.

Cô gái 27 tuổi nhập viện sau khi mẹ hỏi: 'Bao giờ mới lấy chồng?'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Bị thúc ép kết hôn với người mình không yêu, cô gái trẻ phải nhập viện trong tình trạng co giật, tê liệt tay chân và khó thở.

5 thói quen âm thầm khiến người EQ thấp bị xa lánh mà không hay biết
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người không nhận ra rằng chính những phản ứng cảm xúc vô thức của mình đang làm hỏng các mối quan hệ. EQ thấp không chỉ thể hiện qua cảm xúc bốc đồng, mà còn nằm ở cách bạn ứng xử hàng ngày.

61 tuổi tôi ly hôn: 30 năm sống cùng mái nhà, chưa bao giờ tôi cảm thấy mình có một người đồng hành thực sự
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Người ta nói hôn nhân là cùng nhau già đi. Nhưng chúng tôi sống như hai đường thẳng song song, không còn lý do để níu kéo.

Cha mẹ có tầm nhìn xa thường làm điều này: Kết quả, con họ lớn lên lại thành công, phát triển vượt chúng bạn!
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcTriết lý "đầy - vơi" trong cuộc đời được thể hiện rõ ràng nhất trên hành trình trưởng thành của con người.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng
Chuyện vợ chồngNgười đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.