Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát hiện địa điểm trận Khao Túc nổi tiếng

Chủ nhật, 12:00 19/07/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Trong cuộc kháng chiến chống Tống trên chiến tuyến Như Nguyệt của quân và dân ta ở thế kỷ XI, có trận đánh Khao Túc giữ vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trận đánh này chỉ được chính sử Việt Nam nhắc đến hết sức sơ lược và ngắn gọn khiến việc nghiên cứu và xác định địa điểm, diễn biến trận đánh gặp rất nhiều khó khăn.

Sau thời gian dài nghiên cứu, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá và Thông tin tỉnh Bắc Ninh, Tiến sĩ Trần Đình Luyện đã đưa ra được nhiều chứng cứ có tính xác thực về địa điểm, diễn biến trận đánh nổi tiếng này.
 
Dù đã nghỉ hưu nhưng Tiến sĩ Trần Đình Luyện vẫn miệt mài với công tác nghiên cứu lịch sử. (Ảnh: H.T.L)
 
32 năm tìm Khao Túc

Tiến sĩ Trần Đình Luyện cho biết, vào năm 1977 trong dịp cùng với một số cộng sự làm thủ tục tiếp nhận quả chuông Ngũ Hộ của chùa Ngũ Hộ thuộc xã Kim Chân, huyện Quế Võ (đây là quả chuông bị quân Nhật lấy mang về Nhật Bản trong thời kỳ Pháp – Nhật giao tranh) từ một số người Nhật Bản yêu mến Việt Nam, ông bắt đầu quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về Khao Túc.

Theo Tiến sĩ Trần Đình Luyện, từ trước tới nay, các tài liệu chính sử của Việt Nam có nhắc tới trận đánh này nhưng đều không chỉ rõ vị trí và diễn biến ra sao, do vậy cũng chưa có sự đánh giá thống nhất rằng đây có phải là một trận đánh có tính chất quyết định hay chỉ là trận đánh nhằm thu hút lực lượng địch, tạo thời cơ cho Lý Thường Kiệt mở trận đánh quyết định giành thắng lợi hoàn toàn hay không? Ngay như GS Hoàng Xuân Hãn, trong tác phẩm “Lý Thường Kiệt” xuất bản năm 1950 đã tham khảo rất công phu các nguồn sử liệu Việt Nam và Trung Quốc để trình bày khá cụ thể về quá trình chặn giặc ở bến sông Như Nguyệt và diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của dân tộc ta; nhưng vẫn mới chỉ dừng lại ở việc mô tả ngắn gọn về Khao Túc như sau: “Ta khiêu khích, địch cố thủ. Tình hình đó kéo dài gần một tháng. Theo mưu kế của tỳ tướng mang 5.000 quân sang sông Khao Túc (phía đông Nham Biền) nhử quân ta. Lý Thường Kiệt cho Hoằng Chân, Chiêu Văn dùng 400 chiến hạm chở vài vạn quân đến đánh, Quách Quỳ rút lui, quân ta đuổi sang bờ bắc, tiến sâu vào tây Nham Biền. Kỵ binh Tống phản công, quân ta bị thua. Hoằng Chân, Chiêu Văn hy sinh”.

Hoặc trong một bài nghiên cứu khác của nhà nghiên cứu sử học Phạm Thị Tâm – người đã tập hợp được nhiều tài liệu điều tra thực địa (thần tích, địa danh, truyền thuyết...) đối chiếu với thư tịch cổ để làm rõ các trận đánh mang tính quyết chiến chiến lược của quân và dân ta dưới thời Lý Thường Kiệt cũng không chỉ ra được vị trí Khao Túc ở địa điểm nào mà chỉ nói ngắn gọn: “Thời cơ phản công đã đến, Lý Thường Kiệt cho Hoằng Chân, Chiêu Văn đem hơn 400 chiến hạm, đổ bộ tấn công ở Khao Túc. Trận tấn công mạnh mẽ của hai hoàng tử nhằm buộc địch phải tập trung lực lượng để đối phó. Mục đích trận đánh đã đạt được. Nhằm lúc địch tập trung vào Khao Túc, Lý Thường Kiệt đánh úp doanh trại Triệu Tiết. Địch chết tới 5 – 6 phần. Sau trận này, Lý Thường Kiệt cử người sang giảng hòa, Quách Quỳ và tỳ tướng vội vã đồng ý”.

Trong khi đó, sách “Lịch sử Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 1971 thì lại ghi rằng: “Trận Khao Túc là do đích thân Lý Thường Kiệt chỉ huy, ban đêm bất ngờ đánh vào doanh trại địch, trận phản công này khiến cho địch phải nhận giảng hòa”.

Sự chưa thống nhất khi nói về diễn biến trận Khao Túc lẫn việc chưa xác định được địa điểm Khao Túc trong các tài liệu lịch sử khiến Tiến sĩ Trần Đình Luyện hết sức trăn trở và ông đã quyết định đi sâu vào tìm hiểu Khao Túc bằng cách thực hiện nhiều chuyến thực tế, điền dã, thu thập các văn bản cổ và các truyền thuyết ở những vùng quê ven tuyến phòng thủ Như Nguyệt khi xưa.

Sau 32 năm dày công tìm tòi, nghiên cứu một cách đầy tâm huyết, những bí ẩn về trận đánh Khao Túc, trận địa Khao Túc dần được Tiến sĩ Trần Đình Luyện làm sáng tỏ bằng những cứ liệu khoa học.
 
Quãng sông này được xác định là trận địa Khao Túc khi xưa (Ảnh: H.T.L)

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Ông Luyện khẳng định, theo các nguồn thư tịch và các nhà nghiên cứu lịch sử trước đây là có sông Khao Túc và địa điểm diễn ra trận Khao Túc. Các tài liệu trên đều cho rằng trận Khao Túc quân ta đánh vào cánh trái khối quân địch lớn nhất đóng ở mạn đối diện Thị Cầu ngày nay, vậy Khao Túc là đoạn sông từ Đáp Cầu xuống Lục Đầu. Điều này rất hợp lý vì nhiều con sông ở nước ta thường có tên gọi khác nhau, tùy vào mỗi đoạn sông đi qua mỗi vùng dân cư mà người dân ở đó sẽ đặt tên cho sông theo tên làng. Sông Khao Túc hẳn là một đoạn sông Cầu chảy qua một vùng đất mang tên Khao Túc, giống như sông Như Nguyệt chảy qua bến Như Nguyệt, sông Bố Hạ chảy qua xã Bố Hạ, sông Dâu chảy qua vùng Dâu... Có điều, ngày nay địa danh này không thấy có trong số các địa danh mà sông Cầu chảy qua đoạn từ Đáp Cầu xuống Lục Đầu Giang. Vậy bản thân tên Khao Túc xuất hiện trong sử nhà Tống là một địa danh được phiên âm từ tên Nôm sang tên Hán Việt. “Khi khảo sát địa hình, địa danh đoạn sông từ Thị Cầu trở xuống chúng tôi thấy ở khu vực này có các địa danh đáng chú ý: Ở bờ bắc sông Cầu có các làng Trúc Tay, Trung Đồng, phía nam có các làng Rủi Kim, Rủi Táo, có các bến đò Bến Táo, Trúc Tay. Các làng xã này đều nằm ven sông Cầu và kéo dài khoảng 8km với 3 bến đò. Rất có thể, các địa danh Trúc Tay, Rừng Táo, Rủi Táo, làng Táo... là địa điểm xảy ra trận Khao Túc và các địa danh này đã được các sử gia đời Tống chuyển sang tên Hán Việt là Kháo Túc...” – ông Luyện nói.

Vì thế tuy không có tên Kháo Túc nhưng vẫn lưu giữ địa danh do nhân dân trong vùng đặt là Trúc Tay, làng Táo, Rủi Táo... Theo đó, khu vực Khao Túc nằm ở phía dưới Thị Cầu, phần cánh trái của quân nhà Tống, phía tây của dãy núi Nham Biền đúng như xác định của giáo sư Hoàng Xuân Hãn trước đây.

Dựa vào những cứ liệu trên, ông Trần Đình Luyện cho rằng thuỷ quân của nhà Lý khi xưa là do hai hoàng tử Hoằng Chân, Chiêu Văn thống lĩnh và trấn giữ ở khu vực này chứ không phải ở cửa Lục Đầu Giang như nhiều tài liệu, sử sách khẳng định.
Trên cơ sở phân tích về các vị trí chiến lược của địa điểm phía nam Đáp Cầu và Khao Túc gần phía Lục Đầu Giang cũng như căn cứ vào nhiều truyền thuyết, di tích lịch sử, tài liệu thu thập được ở huyện Yên Phong, Tiến sĩ Trần Đình Luyện đã làm rõ vai trò của trận đánh Khao Túc như sau: “Cuối tháng chạp (cuối tháng 1 năm 1077), sau 2 trận thất bại lớn, quân Tống phải rút vào thế phòng ngự, chờ thủy quân lên phối hợp. Trong khi đó quân của tướng Lý Thường Kiệt cũng đang chờ cơ hội phản công. Ngoài Thị Cầu là nơi hiểm yếu, quân nhà Lý buộc phải phòng thủ chắc chắn thì Khao Túc là một “điểm mạnh” khiến cho quân Quách Quỳ không dám phản công. Ở trận địa này, Lý Thường Kiệt đã bố trí cả bộ binh lẫn thủy binh chắn giữ nên khi quân nhà Tống liều chết đem quân đến tấn công đã bị đánh trả rất ác liệt... Trận Khao Túc không những đã chặn đứng mũi tấn công liều lĩnh của địch, tiêu hao lực lượng lớn sinh lực địch mà còn là trận đánh nhằm thu hút lực lượng địch, tạo cơ hội thuận lợi cho đại binh do Lý Thường Kiệt chỉ huy mở cuộc phản công giành thắng lợi quyết định”.

Ông Luyện khẳng định, trận Khao Túc chính là kết quả của việc thực hiện kế sách của Lý Thường Kiệt nhằm kéo lực lượng địch giãn căng ra, đánh lạc hướng chú ý của địch, tạo cơ hội cho quân và dân ta tiến tới phản công giành thắng lợi hoàn toàn trên bến sông Như Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Điều này khác với nhiều tài liệu chính sử coi trận Khao Túc là trận đánh chiến lược quyết định chiến thắng quân xâm lược Tống.
 
Hà Tùng Long
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rút súng chặn đầu xe trên đèo Đá Trắng, các đối tượng bị tạm giữ

Rút súng chặn đầu xe trên đèo Đá Trắng, các đối tượng bị tạm giữ

Pháp luật - 13 phút trước

GĐXH - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã lập hồ sơ, tiến hành điều tra bước đầu vụ đối tượng rút súng đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng và bàn giao các đối tượng cùng tang vật cho Cơ quan CSĐT tỉnh Phú Thọ để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xe máy chở ba tông cột điện, hai thanh niên tử vong tại chỗ

Xe máy chở ba tông cột điện, hai thanh niên tử vong tại chỗ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn thương tâm xảy ra tối 5/7, trên tuyến quốc lộ 48B, đoạn qua xã Quỳnh Lưu (Nghệ An) khiến hai người chết, một người bị thương nặng.

Khởi tố gần 100 bị can mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế

Khởi tố gần 100 bị can mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Từ năm 2024 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, khởi tố trên 10 vụ, gần 100 bị can phạm tội về mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế.

Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Hà Nội vừa công bố kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành mừng 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là các thông tin liên quan đến thủ tục cấp đổi sổ đỏ theo quy định mới từ 1/7/2025, bạn đọc có thể tham khảo.

Xác định nguyên nhân khiến hai thiếu niên bị chủ quán game đánh dã man vào lúc 2h30 sáng ở TP.HCM

Xác định nguyên nhân khiến hai thiếu niên bị chủ quán game đánh dã man vào lúc 2h30 sáng ở TP.HCM

Pháp luật - 3 giờ trước

Liên quan đến đoạn clip ghi lại cảnh hai thiếu niên bị một người đàn ông hành hung tại một tiệm Internet ở TP.HCM lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, chính quyền địa phương đã có báo cáo chính thức làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Từ đêm 9/7, miền Bắc có thể đón mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Sổ BHXH bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất từ ngày 1/1/2026, có giá trị pháp lý như bản giấy; Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa sau những giờ nắng mạnh tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bắc Bộ...

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an

Giáo dục - 5 giờ trước

Năm nay, Học viện Chính trị Công an Nhân dân tuyển 100 chỉ tiêu nhưng có tới 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào Học viện.

Top