Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát hiện "vết lạ" trải từ cầu thang lên phòng ngủ, bà mẹ Hà Nội chất vấn con: Kết cục khiến ai nấy nặng lòng

Thứ năm, 12:13 10/04/2025 | Nuôi dạy con

Do cha mẹ không biết cách xử lý tình huống hay do đứa trẻ quá nhạy cảm?

Một bà mẹ Hà Nội mới đây bày tỏ sự bối rối khi con trai lớp 7 của mình liên tục nói dối dù bằng chứng rõ ràng. Điều đáng nói không phải là hành động vô ý đó, mà là thái độ phủ nhận cùng phản ứng gay gắt của cậu bé khi bị cha mẹ chất vấn.

Câu chuyện tưởng nhỏ nhưng lại đặt ra câu hỏi lớn: Làm thế nào để ứng xử khi trẻ nói dối và có biểu hiện chống đối?

"Con em đang học lớp 7, về tính nết cháu nói một cách tổng thể thì ngoan, lễ phép. Chuyện là tối qua vợ chồng em đi làm về thấy nhà cửa có nhiều vết bẩn, cụ thể là con tự pha nước trà chanh mang lên phòng uống, trong quá trình lên phòng có thể do để đầy cốc nên con đánh rơi rớt từ bếp lên đến cầu thang, vào đến phòng riêng của con. Bố mẹ có hỏi con sao nhà bẩn thế thì con có bảo con không biết, con pha nước trà chanh chỉ uống ở dưới chứ không mang lên phòng", chị kể.

Dù bố mẹ kiên nhẫn gặng hỏi nhiều lần, con vẫn một mực nói "Con không biết, con chỉ uống ở dưới bếp" (nhà chỉ có 3 người, không ai khác có thể là "thủ phạm").

Thái độ ngoan cố đó khiến bố cháu bực tức, nổi giận. Cao trào là lúc con bật khóc, hét lên: "Con vô tội!" và yêu cầu mẹ ra khỏi phòng. Đây là lần đầu tiên cháu có phản ứng mạnh như vậy, khiến cả hai vợ chồng chị vừa bất ngờ vừa lo lắng.

Chị chia sẻ, với hai vợ chồng, việc con làm đổ nước chỉ là chuyện nhỏ, có thể dễ dàng lau dọn. Nhưng việc con nói dối và phản ứng quyết liệt mới là điều đáng quan tâm. Liệu đây chỉ là một sự cố nhất thời, hay là dấu hiệu của những vấn đề sâu xa hơn trong cách giao tiếp giữa cha mẹ và con? Làm thế nào để xử lý tình huống này mà không khiến mâu thuẫn thêm căng thẳng?

Phát hiện "vết lạ" trải từ cầu thang lên phòng ngủ, bà mẹ Hà Nội chất vấn con: Kết cục khiến ai nấy nặng lòng - Ảnh 2.

Ly nước chanh bị đổ khơi mào mâu thuẫn (Ảnh minh hoạ)

Cha mẹ ứng xử thiếu tinh tế hay do con "hư"?

Nhiều người cho rằng, dù biết con có thể là nói dối, đây là hành vi xấu, nhưng không nên dồn con tới "đường cùng" kiểu ép con phải nhận bằng được khi con đang lo sợ hoặc có thái độ chống đối. 

Nhiều khi càng truy cứu càng gây mất sĩ diện nên có người họ quyết chối đến cùng. Là người trong nhà không cần quá rạch ròi vạch nhau một chuyện không quá to tát như vậy.

Áp lực từ sự "chắc chắn" của cha mẹ: Khi cha mẹ khẳng định 100% con là người làm đổ nước và liên tục gặng hỏi, trẻ có thể cảm thấy bị dồn vào chân tường. Thay vì hỏi để tìm sự thật, cách chất vấn này vô tình trở thành "buộc tội", khiến trẻ phản kháng.

Việc bố nổi cáu và phải bỏ đi vì tức giận tuy là phản ứng tự nhiên, nhưng lại củng cố cảm giác "bị tấn công" ở trẻ. Trẻ tuổi này đặc biệt nhạy cảm với thái độ của cha mẹ, nhất là khi bị quát mắng hoặc đối xử như "tội đồ".

Ở độ tuổi này, trẻ dễ bùng nổ vì những chuyện nhỏ do thay đổi hormone và nhu cầu khẳng định bản thân. Phản ứng khóc lóc, hét lên "con vô tội" có thể là cách trẻ thể hiện sự bất lực khi cảm thấy không được tin tưởng. Nếu trẻ chưa được dạy cách thừa nhận lỗi hoặc không biết xử lý cảm xúc khi bị chỉ trích, việc phủ nhận và nổi giận là cơ chế tự vệ dễ thấy.

Phát hiện "vết lạ" trải từ cầu thang lên phòng ngủ, bà mẹ Hà Nội chất vấn con: Kết cục khiến ai nấy nặng lòng - Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ

"Tại sao bố mẹ lại nổi giận và truy hỏi gắt gao dồn ép vậy ạ? Em không nói bé nói dối là đúng, nhưng có thể là bé xấu hổ hoặc vì lý do nào đó bé chưa thành thật. Sao anh chị không thử bảo: "Vậy à, thế mà mẹ thấy vết nước ố bẩn như vết trà từ bếp lên nên mẹ đã nghĩ là con pha trà bê lên làm đổ ra. Giờ nhà bẩn mất rồi, mẹ với con cùng lau nhé, hoặc con lau giúp mẹ nhé".

Bé đủ lớn và thông minh để hiểu bố mẹ biết con làm đổ và nói dối. Bé sẽ không thế vào lần sau, hoặc con sẽ nhận lỗi vào 1 thời điểm khác, khi mà chỉ có 2 mẹ con thủ thỉ chứ không phải là dồn ép, truy vấn xem ai là kẻ gây tội. Đừng nên như thế, đừng khiến con thấy bố mẹ là 1 phe và con thì cô độc. Ai cũng từng là trẻ con rồi mới lớn. Một chuyện nhỏ nhưng kết cục khiến người làm mẹ như em nặng lòng quá", một phụ huynh góp ý.

Ứng xử thế nào để không đẩy mâu thuẫn đi xa?

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ vị thành niên thường nói dối vì nhiều lý do: Sợ bị trừng phạt, muốn bảo vệ hình ảnh bản thân, hoặc thậm chí là cách phản kháng ngầm với áp lực từ cha mẹ. Ở trường hợp này, cậu bé có thể sợ cảm giác bị la mắng nên chọn phủ nhận, dẫn đến phản ứng thái quá khi bị ép vào thế bí. Việc bố nổi giận và con hét lên "vô tội" cho thấy khoảng cách giao tiếp đang hình thành – trẻ cảm thấy không được lắng nghe, còn cha mẹ thì bất lực vì không hiểu con.

Khi phát hiện con nói dối, cha mẹ cần tránh ngay lập tức quy kết hoặc lớn tiếng. Thay vì hỏi: "Sao con đổ nước mà không dọn?", hãy gợi mở: "Mẹ thấy cầu thang dính nước, con có biết tại sao không?". Câu hỏi trung lập giúp trẻ bớt phòng thủ.

Thay vì tập trung vào lỗi nói dối, hãy hướng đến giải pháp: "Dù lý do là gì, giờ mình cùng dọn lại nhé". Khi trẻ thấy cha mẹ không "kết tội", chúng sẽ dễ thừa nhận sự thật hơn. Sau khi mọi việc lắng xuống, cha mẹ nên ngồi lại phân tích nhẹ nhàng: "Nếu con nói thật, bố mẹ sẽ không giận. Nhưng nói dối khiến mọi người buồn và mất niềm tin".

Hãy quan sát xem liệu trẻ có đang chịu áp lực học hành, bị bạn bè trêu chọc, hay thiếu sự quan tâm từ gia đình không. Đôi khi, nói dối chỉ là tín hiệu cho thấy trẻ cần được chia sẻ nhiều hơn.

Việc cậu bé khóc lóc và đuổi mẹ ra khỏi phòng cho thấy trẻ đang ở trạng thái căng thẳng cao độ. Ở tuổi dậy thì, những thay đổi tâm sinh lý khiến trẻ nhạy cảm hơn với các xung đột. Cha mẹ cần kiên nhẫn, tránh để cuộc trò chuyện biến thành "trận chiến quyền lực". Nếu tình trạng này lặp lại, việc tìm gặp chuyên gia tâm lý là cần thiết để tháo gỡ kịp thời.

Nuôi dạy con ở tuổi "ẩm ương" chưa bao giờ dễ dàng, nhưng mỗi khủng hoảng nhỏ đều là cơ hội để cha mẹ hiểu con hơn. Thay vì tập trung vào lỗi lầm, hãy dùng sự kiên nhẫn và bao dung để trẻ cảm nhận rằng: "Dù con có sai, bố mẹ vẫn luôn ở đây để lắng nghe". Chỉ khi đó, trẻ mới đủ can đảm thành thật và trưởng thành từ những va vấp của chính mình.

Sự việc này không đơn giản là do cha mẹ xử lý sai hay trẻ quá nhạy cảm, mà là sự va chạm trong giao tiếp giữa hai thế hệ. Trẻ cần học cách thành thật và kiểm soát cảm xúc, nhưng cha mẹ cũng cần điều chỉnh cách tiếp cận để trẻ cảm thấy an toàn khi chia sẻ. Thay đổi từ phía cha mẹ thường sẽ dẫn đến thay đổi tích cực từ con, bởi ở độ tuổi này, trẻ vẫn đang học cách ứng xử từ chính những người lớn xung quanh mình.

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard

GĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

Từ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Vợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

Nhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Gia đình - 2 tuần trước

GĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

Top