Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quốc hội biểu quyết thông qua 3 Luật quan trọng

Thứ ba, 06:39 26/11/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Tiếp tục phiên làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ngày 25/11, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Quốc hội biểu quyết thông qua 3 Luật quan trọng - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Ảnh: Quochoi.vn

88,20% đại biểu tán thành thông qua Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

Chiều 25/11, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến các vị đại biểu Quốc hội và rà soát, chỉnh lý vào các điều, khoản cụ thể của dự thảo Luật.

Tại nghị trường, có 426/454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,20% tổng số đại biểu Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Luật có bố cục gồm 3 Điều. Điều 1 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức; Điều 2 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức; Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành.

Tại Điều 1, về chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ, Luật quy định Nhà nước có chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng; Chính phủ quy định khung chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ.

Tại Điều 2, Luật nêu rõ: Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp; việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp, trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế và giáo dục; chế độ quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả. Luật cũng quy định cụ thể các loại hợp đồng làm việc. Trong đó, hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng, áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 1/7/2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c, khoản 2 Điều này.

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, áp dụng đối với trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 58 của Luật này; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức. Trường hợp không ký tiếp hợp đồng làm việc đối với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Ngoài ra, viên chức quản lý còn được đánh giá theo năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Quốc hội biểu quyết thông qua 3 Luật quan trọng - Ảnh 2.

426 đại biểu tán thành (chiếm 88,20%) thong qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Cũng trong chiều 25/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Theo đó, với tỷ lệ tán thành 427/448 đại biểu tán thành (chiếm 88,41%), Luật chính thức được thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 10/1/2020.

Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, đa số ý kiến đại biểu nhất trí sửa đổi, bổ sung Luật số 14/2017/QH14 hiện hành để kịp thời xử lý các hành vi phạm tội liên quan đến vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát quy định của Luật số 14/2017/QH14 và đề nghị Quốc hội cho bổ sung khoản 2 Điều 1 quy định về sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 73 của Luật số 14/2017/QH14 như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý. Khoản này theo đó quy định, Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, một số đại biểu đề nghị kiểm soát chặt chẽ các cơ sở chuyên dụng sản xuất các vật dụng, công cụ hỗ trợ liên quan; nghiên cứu bổ sung các quy định nghiêm ngặt hơn và hình thức xử phạt nghiêm minh hơn đối với những vi phạm liên quan đến sử dụng vũ khí quân dụng... Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, theo đề nghị của Chính phủ, mục tiêu xây dựng dự án Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Hình sự.

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy, có 404/446 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (chiếm tỷ lệ 83,64%).

Trước đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Một trong những điều các đại biểu cho ý kiến, quan tâm biểu quyết trong dự án Luật là về giá trị sử dụng của thị thực (khoản 2, Điều 1) và khoản 7, điểm b, khoản 18, Điều 1.

Theo đó, tại khoản 2, Điều 1, dự án Luật đã bổ sung các trường hợp được chuyển đổi mục đích của thị thực. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị giữ nguyên như quy định tại khoản 1, Điều 7 của Luật số 47 là "Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích" nhằm tránh tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam với danh nghĩa tham quan, du lịch, sau đó xin chuyển đổi thực hiện các mục đích khác gây phức tạp về an ninh, trật tự.

Về bổ sung trường hợp được miễn thị thực "Vào khu kinh tế ven biển theo quyết định của Chính phủ" (khoản 7, điểm b, khoản 18, Điều 1), có ý kiến đề nghị đối với 16 khu kinh tế ven biển ở trong đất liền cần được áp dụng chính sách miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh tương tự như đối với các khu kinh tế cửa khẩu (đã được quy định tại khoản 3, Điều 12 của Luật số 47) mà không phải kèm theo điều kiện, còn các khu kinh tế ven biển thuộc huyện đảo thì quy định rõ điều kiện như dự thảo Luật đã quy định.

Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội cho rằng, nước ta có rất nhiều khu kinh tế ven biển trong đất liền, có diện tích rộng, trải dài theo chiều dọc của đất nước, cách xa sân bay và nhiều nơi có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh, nếu tất cả đều miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh sẽ tiềm ẩn các nguy cơ về quốc phòng, an ninh, khó khăn trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và quản lý hoạt động của người nước ngoài. Còn đối với các khu kinh tế cửa khẩu, do có vị trí giáp biên giới, phạm vi hẹp, gần cửa khẩu nên sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý người nước ngoài nhập cảnh vào khu vực này. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An

Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Thông báo tuyển sinh lớp 10 đợt 2 của Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) với mức điểm chuẩn chỉ 2,5 điểm đang gây xôn xao mạng xã hội và khiến nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng đầu vào.

Hút thuốc trong khách sạn, du khách phải đền 4,8 triệu vì làm thủng nệm

Hút thuốc trong khách sạn, du khách phải đền 4,8 triệu vì làm thủng nệm

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Một nam du khách lưu trú tại khách sạn 3 sao ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng do hút thuốc lá trong phòng và làm thủng nệm.

Danh sách các trường đại học top đầu xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7

Danh sách các trường đại học top đầu xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đại học tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng các phương thức không dùng điểm thi.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo tuổi Sửu sẽ dễ mất tiền bạc, cần làm ngay điều này để tránh điều xui

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo tuổi Sửu sẽ dễ mất tiền bạc, cần làm ngay điều này để tránh điều xui

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, theo tử vi tháng 6 âm lịch dự báo tuổi Sửu sẽ đối mặt với những nguy cơ mất tiền bạc. Để tránh những điều xui, con giáp này nên biết nắm bắt những điều dưới đây.

Học phí các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025

Học phí các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025

Giáo dục - 2 giờ trước

Học phí dự kiến của các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025 - 2026 từ 16,9 đến 65 triệu đồng/năm học.

Tạm giữ hình sự đối tượng tông xe máy khiến chiến sĩ CSGT tử vong ở Lai Châu

Tạm giữ hình sự đối tượng tông xe máy khiến chiến sĩ CSGT tử vong ở Lai Châu

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 3/7, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định tạm giữ hình sự với Mùa A Hảo (SN 2007, ở phường Đoàn Kết) để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích, khiến 1 chiến sĩ CSGT hy sinh.

Vụ áp thuế gần 4,5 tỷ cho 300m² đất vườn: Vì sao hồ sơ bị xử lý chậm?

Vụ áp thuế gần 4,5 tỷ cho 300m² đất vườn: Vì sao hồ sơ bị xử lý chậm?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Sự việc một hộ dân ở Nghệ An bị tính thuế gần 4,5 tỷ đồng khi chuyển đổi 300m² đất vườn sang đất ở đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh này vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh, lý giải nguyên nhân và những vướng mắc liên quan đến bảng giá đất mới và quá trình xử lý hồ sơ.

8 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ tháng 7/2025, người dân nên cập nhật

8 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ tháng 7/2025, người dân nên cập nhật

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo cơ quan thuế, không phải mọi dòng tiền vào tài khoản cá nhân đều bị tính thuế thu nhập cá nhân. Đó là những trường hợp nào?

Người phụ nữ bị sét đánh tử vong khi đi qua cánh đồng ở Hà Nội

Người phụ nữ bị sét đánh tử vong khi đi qua cánh đồng ở Hà Nội

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ trong lúc di chuyển qua cánh đồng thuộc xã Đại Thanh (TP Hà Nội) thì bất ngờ bị sét đánh trúng, tử vong thương tâm.

Xe khách biến dạng phần đầu sau va chạm ô tô tải trên Quốc lộ 1

Xe khách biến dạng phần đầu sau va chạm ô tô tải trên Quốc lộ 1

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sau chạm với ô tô tải trên Quốc lộ 1, chiếc xe khách bị biến dạng phần đầu, hư hỏng nặng.

Top