Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quỹ đất 20% từ các dự án ở Hà Nội: “Trôi nổi” phương nào?

Thứ tư, 08:11 29/07/2009

Giadinh.net - Khi cần “đất sạch” để xây dựng nhà giá thấp ở Hà Nội, người ta mới nhớ ra, thành phố đang có một quỹ đất không nhỏ từ Quyết định 123/2001 và Quyết định 153/2006.

Nhưng quỹ đất này đã được sử dụng như thế nào và còn lại bao nhiêu thì vẫn là một câu hỏi lớn?

“Hà Nội còn 100ha đất sạch”

Liên quan đến quỹ đất 20% thu được từ các Quyết định 123/2001 và quyết định 153/2006 của TP Hà Nội, Báo GĐ&XH đã có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội cung cấp thông tin để phục vụ công tác báo chí. Tuy nhiên, đã hơn một tháng đến nay Báo vẫn chưa có câu trả lời dù trong suốt thời gian đó phóng viên vẫn thường xuyên liên hệ đề nghị cung cấp thông tin. Không hiểu Sở này đang gặp “khó xử” gì trong vấn đề thuộc lĩnh vực được giao phụ trách, quản lý?


Để tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà tái định cư, năm 2001 Hà Nội có Quyết định 123, trong đó quy định: “Dự án kinh doanh hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán, chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất ở (hoặc 30% quỹ nhà) để bổ sung vào quỹ nhà ở thành phố”. Đến năm 2006, Hà Nội có thêm quyết định 153/2006, sửa đổi một số nội dung của Quyết định 123. Theo đó, các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở có diện tích trên 3.000m², chủ đầu tư giúp thành phố chuẩn bị mặt bằng 20% quỹ đất xây dựng nhà ở để thành phố chủ động đầu tư xây dựng quỹ nhà ở phục vụ nhu cầu chung của thành phố.

Từ khi Quyết định 123 ra đời đến nay, thành phố đã có hàng trăm dự án với hàng nghìn hecta đất được phê duyệt, cấp phép. Tức là, đến nay thành phố sẽ sở hữu một lượng không nhỏ đất 20% này.
 
Trong phiên họp giữa kỳ (tháng 4) của HĐND TP Hà Nội, báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội về thực trạng sử dụng quỹ đất 20% của thành phố cho thấy, tại các khu đô thị mới có 15 dự án đang giải phóng mặt bằng và 7 dự án đã giải phóng mặt bằng xong nhưng chưa bàn giao cho chủ đầu tư. 24 dự án khác đã giao cho thành phố sử dụng quỹ đất 20% có diện tích là 350.554m². Nhưng điều đáng nói là số lượng này chiếm bao nhiêu phần trăm số đất 20% đã được giao và quỹ đất 20% này còn lại bao nhiêu thì lại không thấy ai nhắc đến(?!).

Trao đổi với phóng viên về chính sách phát triển nhà ở xã hội, ông Nguyễn Trần Nam – Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, quỹ đất này của Hà Nội có thể còn đến 100ha. Điều này dường như mâu thuẫn với việc Hà Nội đang “kêu” thiếu đất sạch xây nhà xã hội.

Thiếu đất vì sử dụng sai?

Theo tiết lộ của một cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, đa phần đất 20% đã được thành phố cho đấu thầu, một phần khác thành phố trực tiếp làm chủ đầu tư để xây nhà tái định cư. Nhưng ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, đất này theo luật là để xây dựng nhà ở xã hội, nếu lại giao để đấu giá là không đúng. “Đấu giá rồi để xây nhà thương mại thì còn đâu đất để xây nhà xã hội, trong khi Hà Nội đang kêu thiếu đất”, ông Nam nói.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện có 6,5 triệu dân, ước tính đến năm 2015 dân số sẽ tăng lên 7,2 triệu. Trong đó, số lao động hưởng lương ngân sách có nhu cầu về nhà ở là khoảng 325.000 người. Riêng lượng người có nhu cầu rất cấp bách về nhà ở chiếm tới 10%, tức là cần tới 33.000 căn hộ giá thấp. Mô hình đầu tư sẽ được áp dụng theo hình thức TP Hà Nội trực tiếp đầu tư xây dựng, hoặc thành phố sẽ giao cho doanh nghiệp quỹ đất “sạch” được định giá theo thị trường, đổi lại doanh nghiệp bàn giao lại quỹ nhà ở theo phương thức kiểm toán và lãi vay ngân hàng. Nhưng vấn đề quan trọng còn lại là thành phố có đủ quỹ đất để xây loại nhà này không?

Trên một khía cạnh khác, quy định về việc chủ đầu tư phải bàn giao lại 20% quỹ đất để thành phố phát triển quỹ nhà được cho là bất hợp lý. Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, có thể việc này vô hình trung đã đẩy giá nhà Hà Nội lên cao thêm. Khi phải cắt một phần đất giao lại cho thành phố thì các chủ đầu tư đã tính khoản chi phí này vào giá bán phần nhà còn lại của họ. Trong khi quỹ nhà giá rẻ của thành phố lại “không còn rẻ” khi đến tay những sở hữu cuối cùng. Theo ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hà Nội cần xem xét để bãi bỏ chính sách này. Với phần đất đã thu hồi từ trước đây, thành phố nên cho đấu giá theo cơ chế thị trường. Số tiền thu được sẽ phục vụ vào công tác giải phóng mặt bằng và hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách.
 
Đắc Kiên
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách làm canh chua cá lóc thanh mát, giải nhiệt cho ngày hè

Cách làm canh chua cá lóc thanh mát, giải nhiệt cho ngày hè

Ăn - 40 giây trước

Canh chua cá lóc là món ăn dân dã, quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Vị chua thanh ngọt thơm hòa quyện tạo nên hương vị hài hòa, kích thích vị giác.

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Thời sự - 2 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp miền Bắc bước vào đợt mưa dông mới. Dự báo có những nơi mưa rất to đến 150mm, cần đề phòng hiện tượng lũ quét và sạt lở đất.

Trao Huy hiệu Hồ Chí Minh cho cháu Bác Hồ và Người đẹp nhân ái nhân dịp sinh nhật Bác

Trao Huy hiệu Hồ Chí Minh cho cháu Bác Hồ và Người đẹp nhân ái nhân dịp sinh nhật Bác

Câu chuyện văn hóa - 9 phút trước

GĐXH - Ông Nguyễn Sinh Lạc - cháu đời thứ 15 của Bác Hồ và Người đẹp Nhân ái cuộc thi Hoa hậu Áo dài Việt Nam 2022 - Lại Thị Hải Lý vừa vinh dự được Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu Hồ Chí Minh.

Thần đồng cải lương một thời: Ly hôn chồng cầu thủ, tuổi già cô đơn, túng thiếu

Thần đồng cải lương một thời: Ly hôn chồng cầu thủ, tuổi già cô đơn, túng thiếu

Giải trí - 9 phút trước

Nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh hiện sống nhờ trong căn nhà của cha mẹ đã qua đời, bà thừa nhận cuộc sống quá bấp bênh, thiếu thốn nên nhiều lúc bà nghĩ tới cái chết.

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Xã hội - 29 phút trước

GĐXH - Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý có thể ra viện trong 5-7 ngày tới, chuyển tuyến tập phục hồi chức năng; Thời gian qua, Hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlog liên tục được cư dân mạng gán ghép "đẩy thuyền" nhiệt tình, tuy nhiên mọi thứ không như lời đồn.

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 8 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Sắc vóc nữ diễn viên VFC chuẩn đẹp như Hoa hậu nhờ giảm cân

Sắc vóc nữ diễn viên VFC chuẩn đẹp như Hoa hậu nhờ giảm cân

Đẹp - 11 giờ trước

GĐXH - Lương Thanh nổi tiếng là một trong những chân dài có sắc vóc của "vũ trụ" VFC, để có được vẻ ngoài xinh đẹp như vậy, nữ diễn viên cũng phải sử dụng đến phương pháp giảm cân.

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thời sự - 11 giờ trước

Lúc 10h sáng nay (18/5), tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Top