Bấm huyệt có tác dụng gì?
Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?
1. Bấm huyệt là gì?
Bấm huyệt là một hình thức trị liệu giúp điều trị nhiều triệu chứng và tình trạng sức khỏe. Ngày nay, nó được sử dụng như một liệu pháp bổ sung để giảm đau , khó ngủ, về tiêu hóa… để dự phòng và chữa một số bệnh của cơ thể con người.
Theo BSCKII. Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình, bấm huyệt là một loại liệu pháp tập trung vào việc áp dụng các mức độ áp lực khác nhau lên các điểm cụ thể trên bàn chân, bàn tay và tai, có mối tương quan với các vùng nhất định trên cơ thể.
Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định trên cơ thể. Bằng việc làm này, huyệt đạo sẽ được kích thích, thông qua hệ thống kinh lạc khả năng tự hồi phục và làm lành của chính cơ thể khi được kích hoạt. Mục đích của bấm huyệt là giữ cho khí lưu thông trong cơ thể, đảm bảo cơ thể ở trạng thái cân bằng và không bị đe dọa bởi bệnh tật...

Bấm huyệt có thể bớt căng thẳng, giảm đau và thư giãn…

Hình ảnh này hiển thị các điểm bấm huyệt trên bàn chân, theo lý thuyết, tương ứng với các bộ phận khác của cơ thể và khi ấn hoặc xoa bóp, có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Theo quan điểm của Y học Trung y Trung Quốc, các điểm huyệt này có liên quan đến cơn đau hoặc các triệu chứng khác ở những nơi khác trong cơ thể và được gọi là bản đồ bấm huyệt. Bấm huyệt còn có những điểm tương đồng với các phương thức chữa bệnh khác bằng Y học cổ truyền.
2. Lợi ích sức khỏe của bấm huyệt

Bản đồ bấm huyệt của các điểm trên bàn tay có thể kích thích các vùng khác trên cơ thể.
Theo lý thuyết bấm huyệt, các điểm trên bàn tay, tai và bàn chân kết nối với các vùng khác nhau của cơ thể. Áp lực tác động lên những điểm này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm giảm đau, chữa rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo lắng, cùng nhiều vấn đề khác...
2. 1. Bấm huyệt có thể giúp giảm đau
Một nghiên cứu năm 2018 trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung , đã xem xét những bệnh nhân gần đây đã trải qua phẫu thuật tại một đơn vị phẫu thuật ở Israel và kết luận rằng một buổi bấm huyệt kéo dài 20 phút được bổ sung vào chế độ chăm sóc hậu phẫu tiêu chuẩn có hiệu quả trong việc giảm bớt tình trạng đau nhức, ngay cả khi nghỉ ngơi và khi vận động, so với nhóm đối chứng không được điều trị.
Bấm huyệt có thể giúp giảm đau do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) ở phụ nữ, giảm chứng đau thắt lưng mạn tính và giúp giảm đau nửa đầu...
2.2. Có thể cải thiện sức khỏe tâm thần
Bấm huyệt nhằm mục đích tạo ra sự thư giãn và một số nghiên cứu cho thấy có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho sức khỏe tâm thần .
Một phân tích tổng hợp công bố vào tháng 9/2020 trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung dựa trên bằng chứng đã kiểm tra 26 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với hơn 2.300 bệnh nhân. Các tác giả đã tìm thấy sự cải thiện đáng kể về trầm cảm, lo lắng và chất lượng giấc ngủ ở người trưởng thành và kết luận rằng, bấm huyệt có thể là một liệu pháp hỗ trợ cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Bấm huyệt có liên quan đến việc giảm lo lắng đáng kể ở bệnh nhân phẫu thuật tim, trầm cảm và căng thẳng, giảm đau, mệt mỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống ở người bệnh đa xơ cứng (MS)…
2.3. Có thể cải thiện giấc ngủ
Một số nghiên cứu cho thấy đối với những người khó ngủ, bấm huyệt có thể là một liệu pháp hỗ trợ. Bấm huyệt đã giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ so với nhóm đối chứng và ít người báo cáo bị rối loạn giấc ngủ hơn.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu trên 100 phụ nữ mãn kinh cho thấy, 15 phút bấm huyệt mỗi ngày trong ba tuần đã cải thiện chất lượng giấc ngủ so với nhóm đối chứng không được điều trị.
2.4. Có thể làm dịu các triệu chứng ung thư
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể gây tổn hại cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Một số nghiên cứu cho thấy bấm huyệt có lợi ích như một phương pháp trị liệu bổ sung để giúp bệnh nhân đối phó với những tác động này.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Phòng chống Ung thư Châu Á Thái Bình Dương năm 2019 trên một nhóm bệnh nhân ung thư vú không di căn đang trải qua hóa trị, những người tham gia được chia thành hai nhóm: Một nhóm được bấm huyệt hai buổi mỗi tuần trong bốn tuần bên cạnh chế độ chăm sóc tiêu chuẩn, trong khi nhóm còn lại chỉ nhận được sự chăm sóc tiêu chuẩn. Vào cuối cuộc nghiên cứu, những người được bấm huyệt cho biết ít mệt mỏi hơn đáng kể so với những người không được điều trị.
Một đánh giá khác vào tháng 7/2020 trên Tạp chí Quốc tế về Quản lý Ung thư , các tác giả đã tìm thấy tác dụng tích cực tổng thể của liệu pháp bấm huyệt ở bệnh nhân bị đau do ung thư, so với cách chăm sóc thông thường.
2.5. Có thể làm dịu các vấn đề về tiêu hóa
Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Hoa Kỳ (NCCIH), hiện có quá ít bằng chứng để xác định xem liệu bấm huyệt có phải là phương pháp điều trị hiệu quả cho Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay không, nhưng một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó có thể giúp giảm một số triệu chứng tiêu hóa, chủ yếu là táo bón .
Nhìn chung, bấm huyệt đã được thực hành ở các nền văn hóa trên khắp thế giới trong hàng nghìn năm và ngày nay nó được sử dụng như một liệu pháp bổ sung để có khả năng giúp chữa một số bệnh.
Mặc dù bấm huyệt được coi là an toàn và ít rủi ro, nhưng hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn theo đuổi liệu pháp bấm huyệt để hỗ trợ sức khỏe tổng thể của mình.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.