Rèn tính kiên nhẫn cho con bằng cách nào? 7 phương pháp thú vị dưới đây sẽ giúp cha mẹ làm điều đó một cách dễ dàng
GiadinhNet - Kiên nhẫn là đức tính vô cùng quan trọng cho sự thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc của trẻ sau này. Bởi vậy, cha mẹ nên dạy con ngay từ nhỏ.
Đối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Tất nhiên không có bài học dạy con nào là quá dễ dàng với bố mẹ, nhưng chỉ với 5 gợi ý sau, bạn sẽ nhận thấy những sự thay đổi tích cực trong tính cách cũng như hành vi của con.
1. Dạy trẻ hình dung về thời gian
Trẻ em bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng vào khoảng 9 tuổi. Trước độ tuổi này, trẻ hình dung cụ thể về các hoạt động. Đây là lý do trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhận ra sự khác biệt giữa 15 phút và 45 phút.
Để vượt qua khó khăn này, cách đơn giản nhất là cha mẹ nên dạy con sớm về việc hình dung thời gian bất cứ khi nào có thể.
2. Hãy chờ đợi
Bạn có thể dạy bé cách chờ đợi thông qua những hoạt động đơn giản hàng ngày. Ví dụ như khi làm đồ ăn cho con, hãy hỏi con nhận xét về đồ ăn như thế nào trước khi bé thưởng thức món ăn đó; hoặc khi tìm đồ chơi cho con, hãy nói là "Con đợi nhé, các đồ chơi sắp hiện ra rồi!"; hay khi đợi thang máy, xếp hàng mua đồ, chờ tới lượt mình chơi đu quay hay cầu trượt.
3. Hạn chế cho trẻ xem điện thoại
Bà Ana Sousa Gavin, nhà tâm lý giáo dục đồng thời là mẹ của 2 bạn nhỏ 8 tuổi và 11 tuổi, đã chỉ ra rằng điện thoại và tivi là những thiết bị cung cấp thông tin và các chương trình giải trí khá nhanh chỉ sau vài cú nhấp chuột, chọn kênh. Do đó khi trẻ quen với việc sử dụng các thiết bị này cũng sẽ mong đợi rằng mọi thứ phải nhanh như vậy. Khi trẻ gặp phải tình huống cần sự kiên nhẫn chờ đợi thì dễ sinh ra chán nản, thậm chí cáu gắt.
Vì vậy, mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động bổ ích khác thay vì để con sử dụng tivi, điện thoại quá nhiều.
4. Dạy trẻ tự chơi một mình
Có rất nhiều lợi ích từ việc để trẻ chơi một mình. Một trong số đó là trẻ có thể tìm thấy niềm vui ở bất cứ nơi đâu và thời điểm nào.
Ngoài ra, trẻ có trí tưởng tượng rất phong phú, những trò chơi này sẽ không cần bất kỳ sự chuẩn bị hoặc đối tượng đặc biệt nào tham dự. Có rất nhiều cách để dạy trẻ tự chơi độc lập, và kết quả sẽ vượt qua mọi mong đợi nếu bạn kiên trì.
5. Đưa ra những lựa chọn để khuyến khích con hoãn lại lợi ích trước mắt
Hãy thử thương lượng "Con có thể ăn một chiếc bánh lúc này, hoặc nếu đợi đến sau bữa tối, con sẽ được ăn hai chiếc". Kiểu lựa chọn như vậy sẽ khuyến khích con làm chủ mong muốn và sự đòi hỏi của mình, đồng thời biết hoãn lại "lợi ích" trước mắt để chờ đợi và nhận được một "phần thưởng" lớn hơn. Bài học quan trọng đầu đời này sẽ có tác động tích cực tới lúc bé trưởng thành.
6. Cha mẹ phải là một tấm gương tốt về làm chủ bản thân
Theo bà Ana Sousa Gavin, nhà tâm lý giáo dục, một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ đó chính là cha mẹ phải làm gương cho con noi theo. Con sẽ học theo cách mẹ giữ bình tĩnh và xử lý tình huống trong những lúc khó khăn.
Hãy thử suy nghĩ về sự kiên nhẫn của chính cha mẹ với con. Liệu mẹ có đang quá vội vàng và quy chụp mỗi khi con mắc lỗi, liệu mẹ có khó chịu mỗi khi con hỏi nhiều không. Cha mẹ cần rèn luyện đức tính kiên nhẫn với chính con mình để trẻ có thể học hỏi và làm theo.
7. Dạy trẻ các hoạt động "kiên nhẫn"
Cha mẹ hãy cùng chơi và tập cho con những trò chơi khuyến khích tính kiên nhẫn, như ghép hình. Bên cạnh đó, con có thể được thực hiện các hoạt động đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên nhẫn như: trồng hoa, rau trong vườn; câu cá...
Sờ đùi nữ nhân viên massage, nhiều nam thanh niên bị khởi tố
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa
Nuôi dạy con - 5 phút trướcGĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
Bức ảnh chụp ở cổng trường gây tranh cãi: Yêu thương con cháu kiểu này thật sự tai hại!
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKhông ít người ái ngại cho bà nội.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.
Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.