Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sinh viên “phát điên” vì nóng

Thứ sáu, 08:04 18/06/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Nắng nóng ở Hà Nội có ngày lên đến 41 độ C khiến nhiều sinh viên gần như… “phát điên” khi phải ôn thi trong những căn phòng mái tôn nóng nực. Đấy là chưa kể đến việc vì lợi nhuận, chủ nhà trọ kiếm cớ đuổi sinh viên chuyển phòng trọ đúng lúc bước vào ôn thi hết học phần 2.

Thà ở ngoài đường…
 
Còn đến 4 môn nữa mới kết thúc học phần 2 nhưng với tình trạng nắng nóng gay gắt như mấy hôm nay, Nguyễn Công Minh (Mễ Trì, Từ Liêm) không tài nào ôn thi. Hai anh em Minh tằn tiện, thuê căn phòng khoảng 12m². Chỉ mới 8h sáng, phòng đã hầm hập như... “lò bát quái”. Cây nến sáp để trên bàn học, dù không đốt nhưng sau 2 ngày nắng gắt đã đổ gục xuống như bị ai bẻ cong. Cứ cách một ngày, nhà lại mất điện từ 8h sáng đến 6h chiều nên ngày nào Minh cũng vã mồ hôi đánh vật ôn thi trong cái nóng như thiêu như đốt. Minh cho biết, mấy ngày liền em không ăn được cơm, chỉ uống độc nước nên người càng lả đi. Ban ngày, em đổ nước ra sàn nhà dâm dấp chân để bớt nóng. Ban đêm, hai anh em ngâm nước vào chiếc vỏ chăn, trải ra nền nhà, nằm lên cho mát. Nhưng cái nóng vẫn ngùn ngụt bốc ra không ngủ được. Có hôm, em bắc ghế ra hành lang ngồi hóng gió, vừa gà gật chờ trời sáng. Thấy Minh khốn khổ quá, vài hôm nay, chị họ Minh phải cho em mượn phòng ôn thi tạm.
 

Nắng nóng, công viên trở thành nơi ôn bài. (Ảnh: Chí Cường)

 
Nguyễn Thị Huyền, thôn Phú Đô, Từ Liêm cũng than thở, nhà trọ của em suốt ngày mất điện. Hai chị em Huyền ở tầng 3, nhà mái tôn nên càng khốn khổ. Có hôm nóng quá, hai chị em trèo lên trần, dội nước lên mái cho hạ nhiệt. Bạn Bùi Thị Ngâm, sinh viên năm thứ nhất, trường ĐH Văn hóa Hà Nội than thở, thời tiết nắng nóng quá, phòng trọ nhỏ, thấp chẳng khác nào “lò nung”. Em thà đi ở ngoài đường còn mát hơn ở trong nhà. 3 cái quạt bật cả ngày mà vẫn không thấm vào đâu. Những ngày mất điện thì không còn gì để nói. Cả xóm trọ thay nhau trải chiếu ngồi ăn cơm, học, ở gốc cây, 10h đêm mới dám chuyển về phòng. Nhờ có sự giúp đỡ của người bạn, em chuyển đến khu chung cư mini trên đường Láng ở ghép với các chị khóa trước thì bị xem như “ô sin” trong phòng.
 
Ngâm chia sẻ: “Em mới chuyển đồ tới đó, mệt bở hơi tai chưa kịp định thần thì bị các chị sai đủ thứ nào là chà giúp nhà tắm, nấu cơm, giặt giúp chị cái áo... Nhiều chị còn mượn cả áo mới mà em chưa mặc lần nào để đi chơi nữa chứ”. Nhưng Ngâm đành cắn răng chịu đựng vì bây giờ biết đi đâu, mất bao nhiêu thời gian, tiền xe cộ chuyển nhà. Hơn nữa nắng nóng thế này chỉ cốt có được chỗ để tránh nắng mà giá cả cũng không quá cao như thế này là tốt rồi. Sợ phải đi tìm nhà trọ lắm, em đã bị “cò” lừa 2 lần rồi, “tiền mất tật vẫn mang”. Tìm được nhà trọ “tử tế” ở Hà Nội không phải dễ!
 
Không ở được thì… biến!
 
Nắng nóng chưa đủ, nhiều sinh viên còn bị chủ nhà trọ ép chuyển phòng vào cuối học kì để cho người khác thuê với giá cao hơn. Như thường lệ, ngày giữa tháng phải nộp “sưu”, cả xóm trọ tại một khu vực ở Cổ Nhuế, Từ Liêm hối hả thanh toán tiền nhà, điện, nước của tháng trước cho chủ nhà. Họ mếu máo khi nghe thông báo mới: Từ tháng này, giá phòng trọ tăng lên 1,5 triệu đồng/phòng (cũ là 900.000đồng). Tương lai sẽ còn lên nữa do giá cả thị trường tăng. Ai không chịu được mức mới này thì cứ “vô tư” chuyển, tối đa sau 3 ngày được thông báo.
 
Mọi người đều hiểu vậy là “luật” đã được ban ra, họ cũng ngầm hiểu chủ nhà trọ “chỉnh trang” lại phòng để cho sỹ tử và người nhà đi thi trong thời gian ngắn, với giá cao gấp nhiều lần so với bình thường để thu lời. Bạn Nguyễn Hồng Nhung, sinh viên trường ĐH Hòa Bình buồn rầu nói: “Biết làm sao bây giờ? Nơi ở cũ giá phòng rẻ hơn một chút nhưng suốt ngày mất đồ đạc, hai chị em mất cả tháng trời tìm nhà, may tìm được khu này. Phòng tuy hơi nhỏ nhưng khá sạch sẽ thoáng mát, an ninh tốt đã mừng vui, đành về cố xin bố mẹ, ổn định chỗ ở để còn học hành. Nay khung học phí mới, mọi thứ lại lên giá vùn vụt thế này, bố mẹ em chắc không kham được. Cứ đà này, em phải thôi học đi làm giúp bố mẹ, để em gái em còn có thể tiếp tục học”.
 

Sinh viên Nguyễn Hồng Nhung nói, nếu giá cả cứ tăng mãi, không biết cô có kham nổi hay không. (Ảnh: TG)

 
Cả tuần nay, Thu Huyên, sinh viên ĐH Công đoàn vẫn chưa tìm được phòng trọ. “Tụi em đang khóc dở mếu dở, ngày nào cũng đi kiếm, xem trên mạng, nhờ bạn bè kiếm giùm mà vẫn chưa có nhà. Nhà gần thì giá quá cao, nhà xa thì không tiện cho việc học”, Huyên than thở, “Gia đình ông chủ nhà ở trong Nam, làm ăn thua lỗ chuyển ra Bắc muốn lấy lại nhà. Mình trả lại họ vì tình nghĩa chứ theo hợp đồng thì chưa hết hạn”.
 
Khốn khổ việc học
 
Đi không được ở lại cũng chẳng xong, việc tìm kiếm, chuyển đồ đạc đến nơi trọ mới cũng làm cho sinh viên đau đầu. Do có nhiều khoản phát sinh vậy nên tiền ăn cũng phải bớt đi, đến bữa ăn rau dưa cho qua ngày. Bạn Vũ Thanh, trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội chia sẻ: “Ban ngày thì phòng trọ nóng không thể nào học được, đêm lại phải thức trắng để ôn thi nên kiệt sức. Mất cả buổi chiều chuyển nhà, sáng hôm sau bước vào phòng thi thì em ngất xỉu, phải vào viện truyền nước hơn một tuần. Thế là phải bỏ thi, mẹ em bỏ việc nhà lên chăm sóc”.
 
Cùng hoàn cảnh như Vũ Thanh, Hà Giang đang “dở khóc dở cười” nơi trọ mới mặc dù có điều kiện sinh hoạt tốt hơn nhưng lại ở quá xa trường, xe buýt thường xuyên bỏ bến nên cũng khốn khổ. “Em đã đi sớm hơn nửa tiếng so với mọi ngày nhưng lại bị tắc đường, đến muộn không được làm bài thi điều kiện môn tiếng Anh, đồng nghĩa với đó là phải học lại môn này (3 trình) của kỳ này rồi”, Giang mắt rớm lệ nói.
 
Theo kinh nghiệm của các bạn sinh viên khóa trước đã thuê trọ, các sinh viên cần cân nhắc, tính toán thật kỹ để tránh phiền toái khi thuê nhà. Chẳng hạn, nên xem xét chỗ trọ mới có thuận việc đi lại, sinh hoạt không, vấn đề an ninh trật tự như thế nào. Khi làm hợp đồng thuê và cho thuê nhà, cần lưu ý các điều khoản để bảo đảm quyền lợi cho mình, tránh bị lấy lại nhà thuê một cách đột ngột, mất tiền oan cho “cò”.
 
* Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 20% sinh viên được ở nội trú. Như vậy 80% số còn lại sẽ phải tìm phòng trọ bên ngoài với bao chuyện phức tạp.
 
* Quanh các trường ĐH,CĐ, giá nhà trọ giao động từ 800.000 đến 1,5 triệu đồng/phòng/2 người trọ. Cụ thể: Quanh khu vực Cầu Giấy mức giá giao động từ 1,2- 1,5 triệu/phòng khép kín, riêng đối với khu chung cư mini mức giá cao hơn từ 200.000 – 300.000 đồng/phòng.
 
Còn tại khu vực xung quanh các trường ĐH Bách khoa, Xây dựng, Kinh tế quốc dân xuôi xuống khu Thanh Trì (ĐH Mở, Học viện Quản lí giáo dục) cũng với mức giá tương tự, nhưng có nhiều dãy trọ không khép kín với giá rẻ hơn từ 100.000 – 200.000 đồng/phòng. Ở khu vực Cổ Nhuế, Từ Liêm (gần các trường ĐH Mỏ, Học viện Tài chính...) mức giá từ 800.000 - 1 triệu đồng là có được nhà trọ 15m vuông khép kín, an ninh tốt.
 

Lương Mỹ - Tuyết Mai

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Danh tính lái xe taxi nghi 'chặt chém' du khách nước ngoài ở Hà Nội

Danh tính lái xe taxi nghi 'chặt chém' du khách nước ngoài ở Hà Nội

Thời sự - 35 phút trước

GĐXH - Nam tài xế taxi 34 tuổi đã trình diện, làm việc với Công an quận Hoàn Kiếm sau khi bị hai khách du lịch nước ngoài tố 'chặt chém' khi di chuyển quãng đường dài chưa đầy 200m ở phố cổ Hà Nội.

Gây án giết người vì nghi bị nói xấu

Gây án giết người vì nghi bị nói xấu

Pháp luật - 43 phút trước

Chiều 12/5, Công an tỉnh Tiền Giang đang tạm giữ Nguyễn Minh Dũng (SN 1993, ngụ phường 1, TP Gò Công) để điều tra về hành vi giết người.

Trường chuyên Ngoại ngữ tăng học phí, công bố tỉ lệ chọi vào lớp 10

Trường chuyên Ngoại ngữ tăng học phí, công bố tỉ lệ chọi vào lớp 10

Giáo dục - 1 giờ trước

Theo thông báo của trường, học phí lớp 10 trường chuyên Ngoại ngữ năm tới là 1,3-1,97 triệu đồng một tháng, tăng gấp 4 lần so với mức học phí trước đây.

Cháu bé 6 tuổi mất tích lúc đi gửi trẻ, chỉ tìm thấy chiếc dép sát biển

Cháu bé 6 tuổi mất tích lúc đi gửi trẻ, chỉ tìm thấy chiếc dép sát biển

Thời sự - 1 giờ trước

Lực lượng chức năng huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đang tìm kiếm cháu bé 6 tuổi mất tích.

Hậu Giang đề xuất mức hỗ trợ hằng tháng đối với lực lượng an ninh, trật tự cơ sở

Hậu Giang đề xuất mức hỗ trợ hằng tháng đối với lực lượng an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hậu Giang đang tổ chức lấy ý kiến từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan tới tiêu chí thành lập, chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

Tin mới nhất vụ xe bồn chở bê tông sập cẩu ở Thái Bình khiến nhiều người bị thương

Tin mới nhất vụ xe bồn chở bê tông sập cẩu ở Thái Bình khiến nhiều người bị thương

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - UBND phường Tiền Phong cho biết, một nạn nhân bị thương trong vụ xe bồn chở bê tông sập cẩu ở Thái Bình đã tử vong.

Lạng Sơn có tân Giám đốc Công an tỉnh

Lạng Sơn có tân Giám đốc Công an tỉnh

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Đại tá Vũ Như Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Tên trộm đột nhập từ tum tầng 5 rồi xuống tầng 4... ngủ

Tên trộm đột nhập từ tum tầng 5 rồi xuống tầng 4... ngủ

Pháp luật - 3 giờ trước

Ngày 12/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Đặng Minh Hiếu (SN 2000), trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội) về hành vi “Trộm cắp tài sản”.

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 13 – 19/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, tăng cả thời gian và khu vực mất điện

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 13 – 19/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, tăng cả thời gian và khu vực mất điện

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Phòng, trong tuần sẽ có nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không có điện để dùng.

Hiện trường vụ sạt lở đất do mưa lớn khiến 3 trẻ nhỏ tử vong ở Hà Nội

Hiện trường vụ sạt lở đất do mưa lớn khiến 3 trẻ nhỏ tử vong ở Hà Nội

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường vụ sạt lở, bức tường dài khoảng 20m, cao gần 4m bị đổ sập, khối lượng đất đá lớn sạt lở đã vùi lấp khu vui chơi trẻ em. Lực lượng chức năng đã hoàn tất công tác cứu hộ, cứu nạn.

Top