Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sổ tay theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em: Hữu ích cho sự phảt triển

Thứ sáu, 09:05 20/03/2009 | Chất lượng cuộc sống

Giadinh.net - “Cuốn sổ này sẽ giúp cải thiện công tác theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (SKBM&TE) tại các tỉnh, thành thực hiện dự án; góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc SKBM&TE toàn quốc, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam”.

TS Dương Quốc Trọng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục DS - KHHGĐ nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm triển khai sử dụng sổ theo dõi SKBM&TE do Bộ Y tế phối hợp với tổ chức Jica Nhật Bản tổ chức tại Hà Nội ngày 18/3.

Năm 1998, Hội trợ giúp trẻ em Việt Nam của Nhật Bản đã giới thiệu quyển sổ theo dõi SKBM&TE đang được sử dụng tại các tỉnh, thành phố của Nhật Bản tới tỉnh Bến Tre. Cuốn sổ được dịch ra tiếng Việt và sử dụng thử nghiệm tại 160/160 xã, phường của tỉnh Bến Tre với thiết kế nhỏ gọn như: Sổ y bạ, giúp theo dõi sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ cho tới 5 tuổi và tình trạng sức khỏe người mẹ trong suốt thời kỳ mang thai. Sau đó, cuốn sổ này được triển khai tại các tỉnh: Hà Giang, Thái Bình, Bắc Giang...
 

Cha mẹ sẽ yên tâm hơn khi có cuốn sổ SKBMTE (Ảnh: TG).

Năm 2008, Bộ Y tế phối hợp với Trường ĐH Osaka (Nhật Bản) cùng hỗ trợ tài chính của Quỹ Toyota, hỗ trợ kỹ thuật của Jica tổ chức hội thảo góp ý bổ sung hoàn thiện nội dung cuốn sổ định hướng triển khai trên phạm vi toàn quốc. Sau đó, Bộ Y tế giao Tổng cục DS-KHHGĐ cùng Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp chặt chẽ với các tổ chức liên quan của Nhật Bản hoàn thiện và phổ biến cuốn sổ này.

Tại hội thảo lần này, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành triển khai dự án đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm triển khai mô hình cho các bên liên quan và cho các tỉnh sẽ thực hiện trong thời gian tới. Từ tháng 4/2009 – 3/2012, dự án triển khai sử dụng sổ theo dõi SKBM&TE tại 3 tỉnh Điện Biên, Thanh Hóa và An Giang. Nếu thí điểm thành công tại 3 tỉnh trên, Bộ Y tế sẽ chỉnh sửa, chuẩn hóa sổ theo dõi SKBM&TE theo quy định để ban hành và sử dụng toàn quốc. Các địa phương như: Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Long và Đồng Nai tuy chưa trực tiếp tham gia vào dự án, nhưng cũng có mặt để học hỏi kinh nghiệm với mong muốn phổ biến loại sổ theo dõi này trong tương lai.

“Chúng tôi mong rằng, dự án này sẽ đóng góp cho sự cải thiện về sức khoẻ bà mẹ trẻ em ở 3 tỉnh thí điểm trong những năm tới và trong toàn quốc trong thời gian dài”, ông Yosuke Kobayashi, đại diện của Jica bày tỏ. Nhân dịp này, thay mặt Tổng cục DS - KHHGĐ, TS Dương Quốc Trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của Jica cho công tác DS- KHHGĐ trong những năm qua và trong thời gian tới. 
 
   Vân Thảo
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top